Mây Và Sóng - Ngữ Văn 6 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 6 Bài 7: Gia đình thương yêu Mây và sóng - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 7 FAQ

Tác phẩm Mây và sóng của Ta-go tựa như một bài ca. Bài ca ấy cho người đọc thấu hiểu rằng tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt. Hy vọng rằng bài học này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em sẽ có được một tiết học thật thú vị nhé!

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị đọc

1.2. Trải nghiệm cùng văn bản

1.3. Tổng kết

2. Bài tập minh họa

3. Lời kết

4. Soạn bài Mây và sóng

5. Hỏi đáp bài Mây và sóng Ngữ văn 6

6. Một số bài văn mẫu về văn bản Mây và sóng

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị đọc

a. Tác giả, tác phẩm:

* Tác giả:

- Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.

- Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.

- Quê quán: sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.

- Ông làm thơ từ rất sớm, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội.

- Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

- Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.

- Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

* Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ).

+ Tác phẩm được xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.

b. Đại ý:

- Mây và sóng đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời thể hiện triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc của cuộc đời: hạnh phúc đến từ những điều giản dị gần ngay bên chúng ta.

c. Bố cục:

- Tìm hiểu theo 3 mạch nội dung chính như sau:

+ Phần 1: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ

+ Phần 2: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

+ Phần 3: Cách em bé tạo ra trò chơi.

1.2. Trải nghiệm cùng văn bản

a. Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ:

- Em bé ngước nhìn lên bầu trời, tưởng tượng mình đang chơi với mây, với bình minh vàng,vầng trăng bạc… cuộc sống trên mây thật hấp dẫn, thú vị đối với một đứa trẻ như em.

- Cậu bé kể lại cuộc vui của mình với mẹ và mẹ em đang lắng nghe con kể. Tuy hình ảnh người mẹ không hiện diện trực tiếp trong thơ nhưng lại hiện hữu, dõi theo con trong xuyên suốt cả bài thơ.

- Chơi vui nhưng trong tâm trí,suy nghĩ của bé luôn hướng về mẹ yêu:

"Mẹ đang đợi mình ở nhà

Làm sao có thể rời mẹ mà đến được"

=> Có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình, những người yêu thương mình cho được, mặc dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.

- "Con là mây, mẹ là trăng": tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày.

b. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ:

- Cuộc đối thoại của những người trong sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc chơi, mặc sóng vẫy gọi, chào mời nhưng em quyết định không đi vì mẹ muốn em ở nhà, em không thể nào rời mẹ.

- Với em, mẹ là nguồn sóng, là niềm vui,là nụ cười của em. Mẹ luôn là phật sống của đời con, mẹ cho con tình yêu cao quý, mẹ là lý trí của đời con.

- "Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ": Lòng mẹ bao dung như bến bờ. Hình ảnh bến bờ để sóng lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan như hình ảnh mẹ luôn vỗ về,ôm ấp con. Mẹ bây giờ như là bờ đê để con ước ao bao điều.

- Cậu bé khẳng định: "Và không ai trên thế gian này/ Biết mẹ con ta ở chốn nao".

=> Dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.

c. Cách em bé tạo ra trò chơi:

- Trò chơi:

  • Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
  • Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
  • Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lại
  • Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
  • Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chỗ nào.

→ Liên tưởng so sánh.

- Hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng: mây và sóng là biểu tượng của con, trăng và bến bờ kì lạ là biểu tượng cho hình ảnh mẹ. Con lớn lên trong vòng tay và sự yêu thương của mẹ.

- Tình mẫu tử bất diệt:

  • Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
  • Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chỗ nào.

→ Tình mẫu tử hòa với tình yêu thiên nhiên.

  • Đem lại niềm vui, hạnh phúc.
  • Là tình cảm thiêng liêng, bất diệt.

=> Ca ngợi, bất tử hóa tình mẫu tử thiêng liêng.

1.3. Tổng kết

- Về nội dung: Bài thơ Mây và sóng ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

- Về nghệ thuật: Hình thức đối thoại lồng trong lời kể kết hợp với hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

a. Hướng dẫn giải:

- Đóng vai là người trò chuyện với mây và sóng phải xưng tôi.

- Cuộc trò chuyện cần thể hiện được sự trong sáng, ngây thơ.

b. Lời giải chi tiết:

“Kìa ai đang gọi tôi trên mây cao

Kìa những ai đang gọi tôi dưới sóng rì rào…"

Tôi ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ tôi cùng du ngoạn giỡn với sớm vàng, và đùa cùng trăng bạc từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây thủ thỉ với tôi rằng:

"Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày,

Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".

Ngắm mây bay… rồi tôi nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với tôi. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời tôi. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ? Sóng thủ thỉ cùng tôi về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi".

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Cảm nhận ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.

+ Thấy được đặc sắc nghệ thuật của lối thơ văn xuôi, trong lời kể có xen đối thoại, cách xây dựng hình ảnh thiên nhiên.

Soạn bài Mây và sóng

Bài học Mây và sóng nhằm gửi gắm đến bạn đọc một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Qua đó, nói lên vai trò của tình mẫu tử trong cuộc sống. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

  • Soạn bài Mây và sóng
  • Soạn bài Mây và sóng tóm tắt

Hỏi đáp bài Mây và sóng Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Một số bài văn mẫu về văn bản Mây và sóng

Bài thơ Mây và sóng thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của đứa con với mẹ, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả với trẻ thơ. Để cảm nhận đầy đủ về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu hay dưới đây:

- Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng

- Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của Ta-go

- Phân tích tình mẫu tử trong bài Mây và sóng của Ta-go

- Phát biểu cảm nghĩ về bài Mây và sóng của Ta-go

- Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài Mây và sóng

- Cảm nhận về tình mẫu tử thiêng liêng qua bài thơ Mây Và Sóng của R.Tago

- Tình thương yêu, sự che chở của lòng mẹ trong bài thơ Con cò và tình yêu mẹ của em bé trong bài Mây và sóng

- Vẻ đẹp và ý nghĩa bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go

- Phân tích bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Những cánh buồm Những cánh buồm - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo Chị sẽ gọi em bằng tên Chị sẽ gọi em bằng tên - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo Thực hành Tiếng Việt (Bài 7) Thực hành Tiếng Việt (Bài 7) - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo Con là... Con là... - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6

Toán 6

Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 6 Kết Nối Tri Thức

Toán 6 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 6 CTST

Giải bài tập Toán 6 KNTT

Giải bài tập Toán 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 6

Ngữ văn 6

Ngữ Văn 6 CTST

Ngữ Văn 6 KNTT

Ngữ Văn 6 Cánh Diều

Soạn Văn 6 CTST

Soạn Văn 6 KNTT

Soạn Văn 6 Cánh Diều

Văn mẫu 6

Tiếng Anh 6

Giải Tiếng Anh 6 CTST

Giải Tiếng Anh 6 KNTT

Giải Tiếng Anh 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 6

Khoa học tự nhiên 6

Khoa học tự nhiên 6 CTST

Khoa học tự nhiên 6 KNTT

Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 6 CTST

Giải bài tập KHTN 6 KNTT

Giải bài tập KHTN 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6

Tin học 6

Tin học 6 CTST

Tin học 6 KNTT

Tin học 6 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 6 CTST

Giải bài tập Tin học 6 KNTT

Giải bài tập Tin học 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 6

Lịch sử và Địa lý 6

Lịch sử & Địa lí 6 CTST

Lịch sử & Địa lí 6 KNTT

Lịch sử & Địa lí 6 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 6 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 6 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6

Công nghệ 6

Công Nghệ 6 CTST

Công Nghệ 6 KNTT

Công Nghệ 6 Cánh Diều

Giải bài tập Công Nghệ 6 CTST

Giải bài tập Công Nghệ 6 KNTT

Giải bài tập Công Nghệ 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 6

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 6

Tư liệu lớp 6

Đề thi

Đề thi giữa HK1 lớp 6

Đề thi giữa HK2 lớp 6

Đề thi HK1 lớp 6

Đề thi HK2 lớp 6

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 6

Đề cương HK1 lớp 6

Văn mẫu về Bánh chưng, bánh giầy

Văn mẫu về Cô bé bán diêm

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 16: Hỗn hợp các chất

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Bài Mây Và Sóng Ngữ Văn Lớp 6