Soạn Bài Mây Và Sóng - Kết Nối Tri Thức 6 Ngữ Văn Lớp 6 Trang 44 ...

Bài thơ Mây và sóng của R. Ta-go được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình của môn Ngữ văn.

Soạn bài Mây và sóng
Soạn bài Mây và sóng

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Mây và sóng với kiến thức hữu ích được đăng tải ngay sau đây.

Soạn văn 6: Mây và sóng

  • 1.Soạn bài Mây và sóng chi tiết
    • 1.1 Trước khi đọc
    • 1.2 Đọc văn bản
    • 1.3 Sau khi đọc
  • 2. Soạn bài Mây và sóng siêu ngắn
  • 3. Soạn bài Mây và sóng ngắn gọn
    • 3.1 Tác giả, tác phẩm
    • 3.2 Đọc hiểu 
  • 4. Dàn ý bài Mây và sóng

1.Soạn bài Mây và sóng chi tiết

1.1 Trước khi đọc

Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì?

Hướng dẫn giải:

Em sẽ nghe theo lời mẹ, trở về nhà. Sau đó có thể xin mẹ được đến nhà bạn chơi vào sáng hôm sau.

1.2 Đọc văn bản

Câu 1. (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Cảnh em bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng”.

Hướng dẫn giải:

Em bé phải ngước nhìn lên bầu trời để trò chuyện với mây, chăm chú lắng nghe tiếng sóng trả lời. Từ đó cho thấy sự hồn nhiên, thơ ngây của em bé.

Câu 2. (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ.

Hướng dẫn giải:

Tiếng cười nói vui vẻ, khuôn mặt rạng rỡ… thể hiện sự thích thú, hạnh phúc.

1.3 Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì.

Hướng dẫn giải:

  • Lời kể: Con đang kể cho mẹ nghe.
  • Câu chuyện kể về: Cuộc trò chuyện của con với mây và sóng.

Câu 2. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Qua lời trò chuyện của những người “trên mây” và “trong sóng”, em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào.

Hướng dẫn giải:

Thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển.

Câu 3. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Câu hỏi “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” thể hiện tâm trạng gì của em bé.

Hướng dẫn giải:

Những câu hỏi “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” thể hiện sự thắc mắc của em bé trước thế giới xung quanh, mong muốn được khám phá mọi vật.

Câu 4. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?

Hướng dẫn giải:

Em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” bởi vì “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. Đó là sự lo lắng khi mẹ vẫn còn đợi em ở nhà, dù cho những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.

Câu 5. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

Hướng dẫn giải:

- Em bé đã sáng tạo ra trò chơi:

  • Em là mây, mẹ là trăng. Hai bàn tay em ôm lấy mẹ, mái nhà trở thành bầu trời.
  • Em là sóng, mẹ là bến bờ kì lạ. Em lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ.

- Những trò chơi đó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ.

Câu 6. (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Văn bản “Mây và sóng” có hình thức khác với văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ.

Hướng dẫn giải:

Văn bản “Mây và sóng” vẫn được coi là một bài thơ vì:

  • Viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần.
  • Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động.

Viết kết nối với đọc

Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

Hướng dẫn giải:

  • Hoàn cảnh trò chuyện: thời gian, địa điểm.
  • Cách xưng hô: tôi - các bạn.
  • Nội dung cuộc trò chuyện: sóng và mây rủ em đi ngao du…

- Bài mẫu: Vào một ngày hè ở bãi biển, em đang dạo bước thì nghe có tiếng gọi ở trên cao. Em nhìn lên thì nhận ra đó là các bạn mây. Họ nói với em rằng đang có một cuộc dạo chơi. Họ thức dậy cho đến khi chiều tà, làm bạn với bình minh và ánh trăng. Em tò mò hỏi mây làm thế nào để đến đó được. Các bạn đã nói rằng hãy đến nơi tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời thì sẽ được nhấc bổng lên tầng mây. Nhưng em đã từ chối họ vì mẹ đang đợi ở nhà. Các bạn mây mỉm cười rồi bay đi. Một lúc sau, em lại nghe thấy trong sóng có tiếng gọi. Họ nói rằng mình được ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn, ngao du khắp mọi nơi. Em lại hỏi làm sao để đến được đó. Sóng lại chỉ cho tôi rằng hãy đến rìa biển, nhắm mắt lại sẽ được làn sóng nâng đi. Nhưng mẹ vẫn còn ở nhà đợi nên em lại từ chối họ. Điều tuyệt vời nhất là được ở bên mẹ của mình.

Xem thêm: Viết đoạn văn tưởng tượng về cuộc trò chuyện của em với mây và sóng

2. Soạn bài Mây và sóng siêu ngắn

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì.

Hướng dẫn giải:

  • Lời kể: con kể cho mẹ
  • Kể về: cuộc trò chuyện của con với mây và sóng.

Câu 2. Qua lời trò chuyện của những người “trên mây” và “trong sóng”, em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào.

Hướng dẫn giải:

Thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng”: lung linh, kì thú và hấp dẫn.

Câu 3. Câu hỏi “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” thể hiện tâm trạng gì của em bé.

Hướng dẫn giải:

Những câu hỏi “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được”: băn khoăn, thắc mắc của em bé

Câu 4. Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?

Hướng dẫn giải:

Nguyên nhân: vì mẹ vẫn đang đợi ở nhà

Câu 5. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

Hướng dẫn giải:

- Em bé đã sáng tạo ra trò chơi:

  • Em là mây, mẹ là trăng. Hai bàn tay em ôm lấy mẹ, mái nhà trở thành bầu trời.
  • Em là sóng, mẹ là bến bờ kì lạ. Em lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ.

- Những trò chơi đó thể hiện tình mẫu tử sâu sắc

Câu 6. Văn bản “Mây và sóng” có hình thức khác với văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ.

Hướng dẫn giải:

Văn bản “Mây và sóng” vẫn được coi là một bài thơ vì: thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần; âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động.

Viết kết nối với đọc

Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

Hướng dẫn giải:

  • Hoàn cảnh trò chuyện: thời gian, địa điểm.
  • Cách xưng hô: tôi - các bạn.
  • Nội dung cuộc trò chuyện: sóng và mây rủ em đi ngao du

3. Soạn bài Mây và sóng ngắn gọn

3.1 Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.

- Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.

- Quê quán: sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.

- Ông làm thơ từ rất sớm, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội.

- Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

- Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.

- Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

b. Tác phẩm

* Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ “Mây và sóng” được in trong tập Trăng non - tập thơ R. Ta-go viết cho trẻ thơ. Ban đầu, tập thơ được biết bằng tiếng Ben-gan (Bengal) có tên là Trẻ thơ, về sau ông dịch ra tiếng Anh và đổi thành Trăng non.

* Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
  • Phần 2. Còn lại: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

3.2 Đọc hiểu

a. Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ

- Em bé ngước nhìn lên bầu trời, tưởng tượng mình đang chơi với mây, với bình minh vàng, vầng trăng bạc… cuộc sống trên mây thật hấp dẫn, thú vị đối với một đứa trẻ như em.

- Cậu bé kể lại cuộc vui của mình với mẹ và mẹ em đang lắng nghe con kể. Tuy hình ảnh người mẹ không hiện diện trực tiếp trong thơ nhưng lại hiện hữu, dõi theo con trong xuyên suốt cả bài thơ.

- Chơi vui nhưng trong tâm trí, suy nghĩ của bé luôn hướng về mẹ yêu:

“Mẹ đang đợi mình ở nhà Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”

=> Có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình, những người yêu thương mình cho được, mặc dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.

- “Con là mây, mẹ là trăng”: tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày.

b. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ

- Cuộc đối thoại của những người trong sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc chơi, mặc sóng vẫy gọi, chào mời nhưng em quyết định không đi vì mẹ muốn em ở nhà, em không thể nào rời mẹ.

- Với em, mẹ là nguồn sóng, là niềm vui,là nụ cười của em. Mẹ luôn là phật sống của đời con, mẹ cho con tình yêu cao quý, mẹ là lý trí của đời con.

- “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ”: Lòng mẹ bao dung như bến bờ. Hình ảnh bến bờ để sóng lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan như hình ảnh mẹ luôn vỗ về,ôm ấp con. Mẹ bây giờ như là bờ đê để con ước ao bao điều.

- Cậu bé khẳng định: “Và không ai trên thế gian này/Biết mẹ con ta ở chốn nao”.

=> Dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.

4. Dàn ý bài Mây và sóng

(1) Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Mây và sóng của Ta-go.

(2) Thân bài

a. Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ

- Em bé ngước nhìn lên bầu trời, tưởng tượng mình đang chơi với mây, với bình minh vàng, vầng trăng bạc… cuộc sống trên mây thật hấp dẫn, thú vị đối với một đứa trẻ như em.

- Cậu bé kể lại cuộc vui của mình với mẹ và mẹ em đang lắng nghe con kể. Tuy hình ảnh người mẹ không hiện diện trực tiếp trong thơ nhưng lại hiện hữu, dõi theo con trong xuyên suốt cả bài thơ.

- Chơi vui nhưng trong tâm trí, suy nghĩ của bé luôn hướng về mẹ yêu: “Mẹ đang đợi mình ở nhà”; “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”

=> Có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình, những người yêu thương mình cho được, mặc dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.

- “Con là mây, mẹ là trăng”: tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày.

b. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ

- Cuộc đối thoại của những người trong sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc chơi, mặc sóng vẫy gọi, chào mời nhưng em quyết định không đi vì mẹ muốn em ở nhà, em không thể nào rời mẹ.

- Với em, mẹ là nguồn sóng, là niềm vui,là nụ cười của em. Mẹ luôn là phật sống của đời con, mẹ cho con tình yêu cao quý, mẹ là lý trí của đời con.

- “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ”: Lòng mẹ bao dung như bến bờ. Hình ảnh bến bờ để sóng lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan như hình ảnh mẹ luôn vỗ về,ôm ấp con. Mẹ bây giờ như là bờ đê để con ước ao bao điều.

- Cậu bé khẳng định: “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.

=> Dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mây và sóng.

Từ khóa » Bài Mây Và Sóng Ngữ Văn Lớp 6