Máy Vớt Váng Dầu Theo Cơ Chế Bám Dính - Dạng đĩa

Máy vớt váng dầu dạng đĩa có cấu tạo và thiết kế đặc biệt nhất, bộ phận máy nhỏ – đơn giản nhưng hiệu quả lọc tách dầu cũng khá đáng nể. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Contents

  • 1. Máy vớt váng dầu dạng đĩa là gì?
    • 1.1 Hình dạng tổng quát – cấu tạo chi tiết
  • 2. Cơ chế làm việc – nguyên lý làm việc
  • 3. Lưu ý khi sử dụng
  • 4. Ứng dụng phù hợp nhất của thiết bị
  • 5. Chi phí vận hành của thiết bị
  • 6. Địa chỉ cung cấp máy vớt váng dầu dạng đĩa

1. Máy vớt váng dầu dạng đĩa là gì?

Là những thiết bị vớt váng dầu theo cơ chế bám dính với bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dầu có hình dạng là một chiếc đĩa lớn. Thiết bị này được đánh giá khá cao về các điểm chuyên môn thiết kế nhưng công suất vớt váng dầu thì chỉ ở mức nhỏ và trung bình.

1.1 Hình dạng tổng quát – cấu tạo chi tiết

Hình dạng nổi bật với một chiếc đĩa lớn, đường kính đĩa bao trùm và nổi bật trên toàn bộ khung thiết bị.

Phần đĩa này được làm từ nguyên liệu đặc biệt có khả năng bám dính thành phần dầu nổi lên trên bề mặt nước. Chính là bộ phận trực tiếp lọc tách dầu ra khỏi nước theo cơ chế bám dính.

Cấu tạo của máy vớt váng dầu dạng đĩa

Cấu tạo:

Số 1: Động cơ quay

Số 2: Đĩa tiếp xúc

Số 3: Khe tách dầu

Số 4: Hệ thống thu gom dầu

Như vậy nếu so sánh với các máy vớt váng dầu theo những cơ chế như bơm hút bề mặt hoặc bám dính dạng dây đai thì máy vớt váng dầu dạng đĩa có cấu tạo đơn giản hơn hẳn. Nhưng hiệu quả vớt váng dầu của nó thì không thể xem nhẹ được đâu.

2. Cơ chế làm việc – nguyên lý làm việc

Với cấu tạo đặc biệt, một phần đĩa luôn tiếp xúc với bề mặt nước bị nhiễm dầu. Tại đây, thành phần váng dầu sẽ bám dính vào bề mặt đĩa tiếp xúc.

Dầu bám dính trên đĩa của máy vớt váng dầu

Khi động cơ làm việc sẽ làm đĩa tiếp xúc quay theo một phương nhất định. Phần đĩa tiếp xúc đã bị dính dầu đi qua khe tách dầu sẽ được gạt dầu đi vào hệ hệ thống máng thu gom và đưa ra ngoài.

Đây cũng là loại thiết bị tách dầu có hiệu quả lọc cao nhất do bề mặt tiếp xúc giữa đĩa vớt váng dầu và dầu nổi trên bề mặt nước là lớn nhất.

Về cơ chế làm việc đều mang những đặc điểm chung của thiết bị làm việc theo cơ chế bám dính. Với sự thay thế ở bộ phận bám dính dầu là chính.

Xem thêm: Tham khảo các mẫu máy vớt váng dầu bám dính khác

3. Lưu ý khi sử dụng

Là một thiết bị đặc thù và có cấu tạo khá đơn giản, nhưng khi tìm hiểu và sử dụng cũng cần lưu ý một số điểm như sau:

+ Kiểm tra độ nhớt của dầu có phù hợp với độ bám dính của loại đĩa sử dụng hay không.

+ Trước khi lắp lên điều chỉnh cao độ của đĩa tiếp xúc cho phù hợp để bề mặt tiếp xúc là tối đa

+ Điều chỉnh tốc độ quay của đĩa tiếp xúc vừa phải và phù hợp với loại dầu.

+ Thường xuyên kiểm tra khe tách dầu có khít hay không, khe tiếp xúc sát với đĩa tiếp xúc sẽ làm tăng hiệu quả tách dầu.

Có thể nhận thấy sản phẩm máy vớt váng dầu dạng đĩa có kích thước tổng thể và hiệu quả hoạt động nhỏ nên những ứng dụng của nó trong thực tiễn cũng rất hạn chế. Cùng theo dõi ở phần tiếp theo nhé.

4. Ứng dụng phù hợp nhất của thiết bị

Là loại máy có công suất nhỏ, thiết bị này thường được ứng dụng để vớt váng dầu trực tiếp từ bể chứa nước thải hoặc kết hợp với các thiết bị khác khi làm việc để tăng hiệu quả vớt váng dầu.

Vớt váng dầu ăn cho các bể tách dầu tự động cho nhà hàng. Cần lưu ý, loại dầu dùng để chiên thực phẩm chứ không phải loại dùng để xào nấu, dầu ăn thì không lẫn các tạp chất khác

+ Ứng dụng cho các bể thu hồi nước la canh của các loại tàu biển.

+ Ứng dụng cho các loại bể tách dầu có công suất xử lý dưới 2 mét khối nước thải/ ngày đêm

Dầu được dùng trong các máy cắt gọt kim loại

+ Lắp đặt ở những hố thu gom nước làm mát của máy cắt CNC trong các khu công nghiệp.

+ Lắp đặt bên trong các bể tách dầu API và CPI trong các dây chuyền xử lý nước thải.

Những ứng dụng này đều có tính thực tiễn và ngày càng được ứng dụng mạnh trong đời sống thực tế.

Xem thêm: Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của các loại bể tách dầu.

5. Chi phí vận hành của thiết bị

Động cơ gắn trực tiếp vào máy vớt váng dầu dạng đĩa có công suất mô tơ rất nhỏ. Cho nên chi phí vận hành của thiết bị là gần như không đáng kể so với những hệ thống dây chuyền sản xuất khác.

+ Chi phí vận hành vẫn phải kể đến như sau:

+ Chi phí tiền điện khi vận hành

+ Chi phí bảo trì bảo dưỡng thiết bị

Những chi phí này thường không đáng kể so với những gì thiết bị có thể làm được.

6. Địa chỉ cung cấp máy vớt váng dầu dạng đĩa

Công ty TNHH Thương mại Bách Hóa Môi Trường có cung cấp các thiết bị lọc tách váng dầu công suất từ nhỏ đến lớn. Thông tin công ty như sau:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI BÁCH HÓA MÔI TRƯỜNG

Trụ sở tại Hà Nội: Số 11, ngõ 108 Phố Nguyễn Lân, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Xưởng sản xuất: Số 1 Đường Cựu Quán, Xã Đức Thượng, Huyện Hoài Đức, Hà Nội

Chi nhánh Hải Phòng: Điện nước Tường Thịnh, 9/903 Trường Chinh – phường Quán Trữ- quận Kiến An – Hải Phòng

Chi nhánh Đà Nẵng: Số 10 Đường Đa Mặn Đông 4, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng

Chi nhánh Quảng Ninh: 555 Cao Thắng, Cửa hàng Gas Xuân Nghiêm Việt Hiền.

Chi nhánh Hải Dương: Đường Trần Quốc Chẩn, Khu dân cư Mật Sơn, P. Chí Minh, TP.Chí Linh

Chi nhánh Hồ Chí Minh: 68/4/2D Trần Thị Cờ, Phường Thới An, Quận 12

Trong đó khi nói đến máy vớt váng dầu dạng đĩa có một số model đặc thù mời các bạn cùng tham khảo.

Nguồn: Bách Hóa Môi Trường

Từ khóa » Cách Vớt Váng Dầu