Mẹ 8X Chia Sẻ Cách Bác Sĩ Australia Hướng Dẫn Bỏ Bỉm Cho Bé Tự đi ...
Có thể bạn quan tâm
Theo lịch khám định kỳ, khi con gái đầu lòng, bé Na, được 2 tuổi, chị Nguyễn Tú Trâm, sống tại Melbourne (Australia) cho bé tới gặp bác sĩ. Lần này, bác sĩ bắt đầu hướng dẫn chị tập bỏ bỉm cho Na. Tú Trâm chia sẻ điều này trên trang cá nhân và nhiều bà mẹ đã thể bày tỏ sự bất ngờ vì trẻ ở Việt Nam hầu như đều được "cai bỉm", tập xi tè vào bô từ lúc một tuổi. Chính bản thân Tú Trâm khi làm như thế cũng đã bị bác sĩ "nhìn như người ngoài hành tinh".
Mẹ 8X chia sẻ lại cách giải thích của bác sĩ rằng việc tập xi cho bé từ sớm là phản khoa học và không tốt cho thận của trẻ. "Vì thận của con phải thật đầy nước rồi tự thải ra chứ nếu tập xi cho con đi theo phản xạ thì dần dần, có những bé sẽ cảm giác là con mắc tè và cố rặn ra để tè dù thật sự thận vẫn còn khả năng tiếp tục giữ nước. Điều này khiến cho thận của con phải làm việc nhiều lần. Sau này, một số trẻ sẽ có hiện tượng như tiểu lắt nhắt hoặc thói quen phản xạ có điều kiện là uống nước xong sẽ phải tiểu ngay", Tú Trâm cho biết.
Độ tuổi thích hợp để bố mẹ hướng dẫn con đi toilet là từ 18 tháng đến 3 tuổi, bắt đầu từ việc bỏ bỉm ban ngày, ban đêm vẫn mặc, rồi sau đó mới bỏ hoàn toàn. Việc luyện tập có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí cả năm để con có thể tự đi toilet cả ngày lẫn đêm. Riêng với con gái mình, chị Tú Trâm nhận thấy dấu hiệu bé sẵn sàng cho việc tập đi vệ sinh tự chủ là lúc con được 20 tháng tuổi. Mỗi lần tè xong, bé đều bảo: "Ướt nhẹp rồi" và bắt mẹ thay bỉm ngay. Kể từ lúc đó, chị bắt đầu bỏ bỉm cho bé và hướng dẫn con ngồi bồn cầu người lớn luôn thay vì ngồi bô như cách nhiều bà mẹ thường làm.
1. Cách tập bỏ bỉm vào ban ngày
Bé uống sữa xong là mẹ bắt đầu "canh", cứ 20-30 phút dắt con vào toilet, cho bé tự trèo lên ngồi bồn cầu có thang và hỏi con có muốn đi tè không. Bé Na rất hợp tác với mẹ vì giống như đang chơi một trò chơi. Nếu bé không đi, chị Trâm dắt bé ra và cứ lặp lại như vậy cho tới khi con tiểu tiện xong. Việc làm này giúp bé hiểu được cảm giác như thế nào là "mắc tè". Theo kinh nghiệm của Tú Trâm, thường sau khi uống sữa xong, con sẽ đi tiểu 2-3 lần.
"Nếu mẹ canh không đúng thời điểm, bé bị tè ra quần ướt, bé sẽ khóc vì sợ, mẹ không phải lo nhé vì điều đó cũng giúp bạn dễ giải thích cho con hiểu. Mẹ chỉ giải thích chứ không la mắng và dọa bé. Sau đó, mẹ an ủi con để con không cảm thấy sợ hãi nếu không sẽ chẳng dám gọi mẹ cho đi tè và càng khó tập hơn. Khi con làm tốt, mẹ hoan hô con, khen ngợi con", chị Tú Trâm chia sẻ.
Vài này đầu làm quen với lịch trình này, các mẹ có thể cảm thấy "chóng mặt" vì có những lúc bé chỉ muốn leo lên bồn cầu để... chứ không phải "mắc tè". Vì vậy, mẹ cần kiên nhẫn và giải thích thêm cho bé. Những ngày đầu, mẹ hãy liên tục nhắc con mỗi 15-20 phút bằng cách hỏi: "Con có mắc tè chưa?", "Con đi tiểu không con?"... Bé Na sau 3 ngày đã biết gọi mẹ Tú Trâm mỗi khi muốn đi toilet.
2. Cách tập bỏ bỉm ban đêm
Bỏ bỉm ban đêm, Tú Trâm thay đổi cữ sữa của con. Trước đây, chị cho bé uống 150 ml sữa trước khi ngủ, còn bây giờ tăng lượng sữa buổi sáng và trưa, buổi tối giảm còn 60-80 ml. Thời gian uống sữa cũng bắt đầu sớm hơn và cho bé đi tiểu 1-2 lần trước khi ngủ (hỏi và nhắc con gọi mẹ nếu muốn đi toilet để không bị ướt hết quần áo).
Việc bỏ bỉm đêm sẽ khó khăn hơn ban ngày và tùy thuộc từng bé. Thời gian đầu, chị Tú Trâm vẫn mặc bỉm đêm cho bé nhưng do buổi sáng, con đã hình thành được cảm giác thế nào là "mắc tè" và thế nào là hành động nén giữ lại để đợi được vào toilet nên khi ngủ, con có thể khóc, khó chịu khi cần "xả". Mẹ cần chú ý để biết lúc bé muốn tiểu và cởi bỉm cho bé vào toilet. Bé Na thường chỉ tiểu một lần vào buổi đêm nên sau lần đi toilet này, Tú Trâm bỏ luôn bỉm và thay quần lót cho bé ngủ đến sáng.
Bà mẹ trẻ cũng cho biết thêm: "Lỡ đêm bé có tè dầm thì mẹ chấp nhận nhé, bé sẽ khóc vì bị ướt những bé cũng hiểu để lần sau gọi mẹ. Mặc dù bé nhà mình vẫn biết gọi mẹ để đi tiểu nhưng mình vẫn mặc tã ban đêm cho chắc. Sau 3 đêm theo dõi, thấy bé biết gọi, biết khóc khi muốn đi tiểu chứ không chịu đi ra bỉm nữa, mình mới hoàn toàn bỏ luôn việc đóng bỉm ban đêm".
Hà Nhi
Từ khóa » Cai Bỉm Cho Bé Gái
-
Cách Cai Tã (bỉm) Cho Bé đơn Giản Mà Hiệu Quả - Bách Hóa XANH
-
Hướng Dẫn Cai Bỉm Cho Bé Mẹ Nào Cũng Nên Lưu ý - Chanh Tươi
-
[Mẹo] Cách Tập Bỏ Tã Bỉm đêm Cho Bé, Bé Mấy Tuổi Thì Bỏ Tã Tốt Nhất?
-
Hướng Dẫn Cách Cai Bỉm đêm Cho Bé - Tin Tức VNShop
-
Bỏ Bỉm Ban đêm Cho Bé - Khi Nào Là Thích Hợp Và Cách Thực Hiện Ra ...
-
"Bắt Tay" Rèn Cho Trẻ Bỏ Bỉm, đi Vệ Sinh Nề Nếp Chỉ Trong 1 Tuần
-
Mách Mẹ Cách Bỏ Bỉm Ban đêm Cho Bé
-
Nên đóng Bỉm Cho Bé đến Mấy Tuổi ở Việt Nam - Kids Plaza
-
Hỏi Các Mẹ Cách Cai Bỉm Ban đêm Cho Con!
-
Cách Tập Cho Bé Ngồi Bô, Bỏ Bỉm Trong Một Tuần - Sức Khỏe
-
3 Bước Giúp Mẹ Cai Bỉm Cho Trẻ Cực Dễ Dàng, Chỉ Trong 3 Ngày Không ...
-
Bỏ Bỉm Sớm Có Tốt Cho Con Không Và Khi Nào Cho Con “tạm Biệt” Bỉm ...
-
Khi Nào Nên Bỏ Bỉm Cho Bé Là Phù Hợp Và Hiệu Quả Nhất? - ODPHUB