[Mẹo] Cách Tập Bỏ Tã Bỉm đêm Cho Bé, Bé Mấy Tuổi Thì Bỏ Tã Tốt Nhất?
Có thể bạn quan tâm
Việc 'xi tiểu' hay còn gọi là 'xi tè' không phải người làm cha làm mẹ nào cũng hiểu rõ chính xác, để áp dụng cho bé đúng lúc và đúng thời điểm, hiểu không đúng và không hiểu rõ sẽ gây cho bé rất nhiều điều không tốt tới cơ thể.
Khi nào nên xi tiểu và xi tè cho bé?
Các bạn có biết, theo các nghiêm cứu chỉ ra rằng chúng ta không cần xi tiểu (xi tè) cho con khi bé chưa được 2 tuổi, vì dưới 2 tuổi bàng quang của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trong tầm dưới 2 tuổi, bàng quang khỏe mạnh của trẻ sẽ tự tích đầy nước tiểu và xả ra 1 cách tự nhiên là tốt nhất (việc tiểu, tè của bé tùy theo nhu cầu cơ thể của bé mà không được áp đặt).
Theo những nghiêm cứu này cũng chỉ ra rõ: việc 'xi tiểu' hay 'xi tè' trước khi bé lên 2 tuổi khiến cho bàng quang của trẻ dễ bị rối loạn, gây bé tiểu nhiều hơn các bé tiểu tè tự nhiên cao gấp 3 lần (so với các bé 2 tuổi mới 'xi tiểu' hay 'xi tè'). Vì việc không để cho bàng quang đầy sau đó được xả rỗng tự nhiên là nguyên nhân chính cho sự rối loạn này.
Theo thói quen của cha mẹ xưa thường khuyên con nên xi tiểu tè cho trẻ càng sớm càng tốt, có nhiều trẻ dưới 6 tháng đã bị ba mẹ ép tạo thói quen 'xi tè', nhưng thực ra hầu như khá hiếm bé dưới 6 tháng có thể hình thành được thói quen này.
Việc ép bé tiểu, tè sớm có nguy cơ gây bé bị táo bón, nhiễm khuẩn đường tiết liệu, nặng có thể dẫn tới nguy cơ bị suy thận với các bé có bàng quang yếu.
Vì thế theo lời khuyên của các y bác sĩ nhi: dưới 2 tuổi không nên tập thói quen 'xi tiểu' hay 'xi tè' cho bé, chỉ tập xi tiểu cho bé trên 2 tuổi (đọc tiếp bài để biết, khi nào bỏ được tã bỉm đêm cho bé)
↑Bé mấy tuổi thì bỏ tã tốt nhất vào ban ngày?
Hầu hết các bé khi đạt 2 tuổi mới cảm giác được bàng quang bị đầy, và tới gần 4 tuổi bé mới học và hiểu được cách đi tiểu theo nhu cầu của cơ thể.
Vào độ 2 tuổi bé mới cảm giác được bàng quang bị đầy, nên 2 tuổi thường là thời điểm vàng để tập 'xi tiểu, tè' cho bé vào ban ngày. Việc xi tiểu cho bé ban ngày chúng ta nên để ý hoạt động tự tiểu của bé hằng ngày tầm khoảng bao lâu 1 lần, để áp dụng xi cho bé. Trung bình và khoảng 2 tiếng đến 2,5 tiếng là thời gian tốt nhất để xi bé tiểu.
Theo các bác sĩ nhi: 1 ngày bé tiểu tầm 8 đếm 10 lần là tốt nhất, nếu bé tè ít hơn, chúng ta nên bổ sung thêm nước cho bé uống, ngược lại bé tiểu quá nhiều thì nên tập cho bé 2 tiếng mới tiểu 1 lần.
=>>> Vào ban ngày, do 2 tuổi bé mới cảm giác được bàng quang bị đầy nên trên 2 tuổi chúng ta mới tập 'xi tiểu' hay 'xi tè' cho bé, 2 tuổi đến 3 tuổi cũng là thời gian khả năng chống đối của bé chưa hình thành rõ rệt, vì thế việc tập bỏ bỉm, ngồi bô, xi tiểu khá dễ dàng vào ban ngày cho các bé dưới 3 tuổi, khi bé trên 3 tuổi khả năng chống đối của bé hình thành hoàn thiện, việc tập ngồi bô, bỏ bỉm, xi tiểu tè sẽ khó khăn hơn rất nhiều vào ban ngày. Tóm lại = > bỏ tã ban ngày là tầm 2 tuổi trở lên.
↑Bé mấy tuổi thì bỏ tã tốt nhất vào ban đêm?
Bỏ tã đúng lúc đúng thời điểm giúp bé yêu khỏe mạnh hơn, hãy cùng LoveMama tìm hiểu khi nào bỏ được tã vào ban đêm đúng nhất theo những nghiêm cứu và lời khuyên từ các y bác sĩ nhi nhé.
=>>> Vào ban đêm, do 2 tuổi bé mới cảm giác bàng quang bị đầy, cảm giác này chỉ được bé cảm giác rõ khi đang thức, khi ngủ bé chưa thể cảm nhận được. Nên thời điểm thích hợp nhất để tập bỏ tã bỉm, tạo thói quen không tiểu đêm hoặc có nhu cầu tiểu đêm thì gọi bố mẹ là vào tầm 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi trở lên. Vì theo các nghiêm cứu tầm 3 tuổi rưỡi trở lên (có bé 4 tuổi) bé mới bắt đầu cảm nhận được bàng quang bị đầy, khi đang ngủ và cảm giác khó chịu sẽ làm bé muốn tiểu, việc tiểu của bé là khi bé đang thức và cảm giác được việc đang tiểu, và thời gian tập cho bé khi có nhu cầu sẽ tự gọi ba mẹ dẫn đi tiểu hoặc đi ra bô tự tiểu là thời gian này. Tóm lại => 3 tuổi rưỡi trở lên (tốt nhất là 4 tuổi).
↑Cách tập bỏ tã bỉm đêm cho bé như thế nào?
Để bỏ tã bỉm đêm cho bé bạn phải xác định đúng thời gian và thời điểm cũng như cách thực hiện như sau:
Chọn thời điểm bỏ tã bỉm đêm tốt nhât
Theo thống kê, thời điểm vàng bỏ tã bỉm đêm tốt nhất cho trẻ, tập cho trẻ tự tiểu đêm khi có nhu cầu vào 3 tuổi rưỡi trở lên (tốt nhất là 4 tuổi).
Để xác định rõ, bạn làm bài test như sau: trước khi ngủ 2 tiếng, bạn không cho bé uống nước hoặc sữa, có thể mặc tã hoặc không cho bé, trước khi ngủ xi tè cho bé. Sau đó sáng hôm sau để ý xem đêm bé tiểu mấy lần trong đêm.
Nếu bé tiểu trung bình tầm 2 lần trong 1 đêm với bé trên 4 tuổi là thời điểm khá thích hợp để tập cho bé vì tầm tuổi này chức năng nhận biết, cảnh báo bàng quang đầy của bé đã hoạt động tốt khi ngủ.
Nếu bé tiểu quá nhiều, số lần tiểu > 3 hoặc 4 lần trở lên khi tập bỏ tã đêm bé sẽ phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu, việc này sẽ làm giấc ngủ của bé bị xáo trộn, không tốt cho cơ thể của bé (với các bé 4 tuổi mà tiểu nhiều lần thì bạn nên tập cho bé nín tiểu vào ban ngày 2.5 tiếng mới nên tiểu 1 lần và tập cho bàng quang khỏe mạnh hơn), nên chúng ta kiểm tra trước bé tiểu trung bình 2 lần hoặc tối đa 3 lần thì tập cho bé từ từ là tốt nhất, với các bé 3.5 tuổi trở lên.
Lưu ý: không gọi bé dậy vào ban đêm để xi tè cho bé như 1 số website khác chỉ, cách này là phản khoa học, làm mất giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ, cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng, hoàn toàn không tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.
Tập xi tiểu hay xi tè cho bé
Để xi tè, ngồi bô tè cho bé được vào ban đêm, bạn phải tập các thói quen này cho bé trước vào ban ngày. Và thói quen này các mẹ nên tập cho bé khi bé đạt 2 tuổi.
Trung bình tập thành công cho bé tầm: 1 tháng đến 6 tháng (bé 2 tuổi đến 3 tuổi) và tùy vào cơ địa của mỗi bé, độ tuổi bạn tập cho bé mà thời gian này ngắn hày dài, nên ba mẹ phải thật sự kiên nhẫn nhé.
Cách tập:
- Tập cho bé tiểu tiện ở bô: mua bô có hình mà bé thích, để bé dễ dàng tè hơn, để bô ngoài cửa phòng hoặc nơi gần bé, không gây mùi hôi cho phòng của bé nhất.
- Trước khi tập ngồi bô, bạn dùng từ ngữ hoặc diễn tả cho bé biết về ngồi bô khi cần tiểu tè, đi ị như: bô bô, ị ị,... để bé hiểu khi nào cần ngồi bô sơ qua trước vài ngày.
- Bạn có thể giải thích cho bé khi anh, chị, hoặc bạn đang sử dụng bô khi cần đi tè cho bé biết cách quan sát học hỏi theo khi có nhu cầu.
- Sau vài ngày hướng dẫn cơ bản cho bé, bạn bắt đầu tập cho bé ngồi bô sau khi thức dậy vào buổi sáng khi đã uống nước, rửa mặt, cho bé ngồi bô tầm vài phút hoặc khi nào bé thích thì tự đứng dậy đi ra.
- Sau bữa ăn cho bé ngồi bô tương tự như vào buổi sáng, khi bé có dấu hiệu muốn đi ị thì cho bé ngồi bô để ị ngay.
- Sau 1 tuần tập cho bé ngồi bô, bé đã quen với bô, để xi tè cho bé thì bạn để ý thời gian bé đi tè bao lâu 1 lần, thường là từ 2tiếng đến 2tiếng rưỡi cho bé ngồi bô xi tè 1 lần, với các bé tè sớm hơn 2 tiếng, thì bạn tập cho bé, chơi với bé cho bé quên cảm giác tè và sau 2 tiếng cho bé ngồi bô xi tè, với các bé 2.5 tiếng vẫn chưa tè thì bạn nên bổ sung thêm nước cho bé vì có thể bé đang bị thiếu nước.
- Khen ngợi bé mỗi khi bé ị và tè được bằng bô và tập cho bé cách cởi quần mỗi khi cần đi tiểu tè, ị. (để tập giúp bé biết cách cởi quần: trước khi tắm, vào nhà tắm bạn chỉ bé dùng tay kéo quần 2 bên xuống, hầu như tất cả các bé đều có thói quen cởi quần trước khi tắm, nên việc tậm cởi quần trong nhà tắm rất dễ tập cho bé)
- Tập cho bé tiểu ở nhà vệ sinh: nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, thoáng mát, và tạo cảm giác an toàn cho bé mỗi khi vào nhà vệ sinh tiểu.
- Với 1 số bé khó xi tè, bạn có thể áp dụng cách sau: hầu như phần lớn các bé thường tè mỗi khi tắm, vì tiếng nước chảy kích thích tuyến nước tiểu khi bàng quang gần hoặc đầy. Chúng ta tập cho bé, mỗi khi tắm, vào bồn tắm là phải tè trước. Mở vòi nước chảy và nói bé nhìn vào vòi nước và chúng ta 'xi tè' cho bé. Sau đó, khi bé đã quen, chúng ta chỉ cần đưa bé tới nhà tắm là bé sẽ tự tè ngay. Và việc xi tè cho bé vào ban đêm cũng khá dễ dàng khi bé đã biết tự tè vào ban ngày.
- Tập cho bé thói quen đi tiểu đúng giờ: trước khi đi ngủ trưa/tối hoặc trước khi tắm phải đi tè, ngủ dậy cũng phải đi tè, thời gian đầu bạn nên dẫn bé đi tè. Thời gian dài sẽ tạo cho bé thói quen tự giác hơn.
Bắt đầu bỏ bỉm đêm cho bé
Các bước bỏ bỉm đêm như sau- 2 tiếng trước khi đi ngủ, không cho bé uống nước hoặc sữa, trước khi đi ngủ 'xi tè' cho bé hoàn toàn, không mặc tã bỉm cho bé.
- Khi nằm ngủ với bé, rủ rỉ vào tai bé 'không tè đêm, không tè đêm' và 'nhớ dậy tè, nhớ dậy tè' 1 cách nhẹ nhàng và ân cần (tạo cho bé cảm giác tè đêm là không tốt và nếu tự dậy tè đêm được thì bé rất giỏi, nhưng không được ép bé hoặc gây khó chịu ép buộc bé phải làm theo), nói cho bé biết, nếu cần cứ gọi ba mẹ dậy dẫn con đi tè và đừng sợ gì cả, tất cả mọi chuyện phía sau hãy để cho bé tự nhiên hoàn toàn.
- Thời gian tập cho bé kéo dài có bé 1 tháng, có bé 6 tháng, và có nhiều bé tới 2 năm mới tập được thói quen này, nên ba mẹ phải thật sự kiên nhẫn, không la mắng bé và gọi bé là em bé đái dâm hay bé tè dầm.
- Hạn chế tối đa thay ga vào ban đêm, hãy sử dụng ga chống thấm để dễ dàng vệ sinh lau chùi khi bé tè: chỉ cần cho bé mặc quần và lót nhẹ 1 chếc khăn ở dưới hoặc 1 chiếc chăn nhỏ cho bé đắp, khi bé tè, nước tiểu sẽ thấm vào quần và khăn, chúng ta chỉ cần thay quần cho bé, đổi khăn mới là bé có thể tiếp tục ngủ ngay. Không nên để nước tiểu thấm xuống nệm, gây hư nệm và tạo môi trường xấu cho bọ rệp, vi khuẩn tích tụ. Các mẹ lưu ý: không phải kiểu dáng ga nào cũng giúp bé bõ tã được đâu nhé, chọn đúng mới giúp bé bỏ tã bỉm sớm nhất được, cách chọn xem bài sau: chọn ga chống thấm giúp bé bõ tã bỉm.
- Nếu bé tè đêm hoặc ban ngày dưới 2 tiếng/1 lần với bé trên 4 tuổi thì nên giúp bé tập cho bé 2 - 3 tiếng hẵng tè, cho bàng quang lớn hơn.
- Nếu 6 tuổi trở lên bé vẫn không hình thành được thói quen khi đã tập thì nên tới các cơ sở y tế khám cho bé.
- Bạn hãy nhớ rằng: tập được sớm hay trễ hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể bé và tâm lý của bé nên đừng lo lắng hãy kiên nhẫn nhé ba mẹ.
- Tham khảo cách bỏ bỉm thực tế 100% của mẹ Trà My cho bé Bin chân thực: Xem nội dụng chia sẻ.
Nếu các mẹ đang muốn mua ga chống thấm mà chưa biết mua loại nào, dòng nào và kiểu nào tốt nhất cho bé muốn cai tã bỉm đêm thì đọc bài sau nhé: Chọn mua ga chống thấm loại nào tốt nhất.
Xem tất cả các mẫu ga chống thấm tại LoveMama
Xem tất cả ảnhMiếng bọc nệm chống thấm bảo vệ nệm họa tiết cá voi xanh
199.000 - 379.000Còn hàngHàng mới
Mã | LM01 |
Màu | Xanh, Vàng |
Size | 1mx1.5m, 1mx1.8m, 1mx2m, 1m2x2m, 1m4x2m, 1m6x2m, 1m8x2m, 2mx2m, 2mx2m2, kích thước yêu cầu |
Nệm cao | 5cm, 10cm, 15cm, 20cm, 25cm, 30cm và theo yêu cầu |
Xem tất cả ảnhGa chống thấm nước Cotton số đếm trong tiếng anh tên con vật cho bé
199.000 - 379.000Còn hàngHàng mới
Mã | LM33 |
Màu | Nhiều màu, Trắng |
Size | 1mx1.5m, 1mx1.8m, 1mx2m, 1m2x2m, 1m4x2m, 1m6x2m, 1m8x2m, 2mx2m, 2mx2m2, kích thước yêu cầu |
Nệm cao | 5cm, 10cm, 15cm, 20cm, 25cm, 30cm và theo yêu cầu |
Xem tất cả ảnhGa chống thấm bảo vệ đệm kháng khuẩn Nano cao cấp LoveMama
199.000 - 379.000Còn hàngHàng mới
Mã | LM06 |
Màu | Nhiều màu, Trắng |
Size | 1mx1.5m, 1mx1.8m, 1mx2m, 1m2x2m, 1m4x2m, 1m6x2m, 1m8x2m, 2mx2m, 2mx2m2, kích thước yêu cầu |
Nệm cao | 5cm, 10cm, 15cm, 20cm, 25cm, 30cm và theo yêu cầu |
Tác hại của nước tiểu nếu không được làm sạch trên ga nệm
Bọ rệp làm tổ luôn là lỗi lo của mỗi gia đình có trẻ nhỏ, nệm bị hư mốc cũng không thể tránh khỏi nếu không biết cách, hãy tham khảo qua cách giữ ga nệm luôn sạch của LoveMama nhé:
Theo ước tính khi sử dụng ga nệm từ 1 đếm 2 năm khi bé tè và thấm xuống nệm.
- Sau 1 năm sử dụng trung bình có tới 3 triệu vi khuẩn tích tụ trong nệm của bạn
- Sau 2 năm sử dụng trung bình có tới 9 triệu vi khuẩn tích tụ trong nệm.
- Con số này tăng gấp đôi hoặc gấp ba sau các năm tiếp theo.
Ngoài lượng vi khuẩn tích tụ chúng ta còn phải đối mặt với lượng lớn bọ rệp làm tổ phía dưới ga nệm, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mỗi khi nằm ban đêm. Nhiều trẻ có nàn da mẫn cảm rất dễ bị dị ứng, ngứa, bệnh ngoài da, tai mũi họng và các bệnh lây lan truyền nhiễm nguy hiểm cho bé. Nhiều loại rệp nhỏ tới mức mắt thường khó phát hiện được, chúng thường làm tổ ở các khe nệm cao su tự nhiên, cao su non, các rãnh chỉ may nệm lò xo,... khi phát hiện và nhìn thấy được thì bé bạn đã bị chúng tấn công từ rất lâu rồi.
Ngoài việc gây hại cho bé thì nước tiểu, bọ rệp, vi khuẩn còn làm giảm cực nhanh tuổi thọ của ga nệm nhanh gấp 100 hoặc 1000 lần so với các nệm không được bảo vệ kỹ càng.
Hướng giải quyết:
Để ngăn chặn việc tích tụ vi khuẩn, sinh sôi nẩy nở của bọ rệp, giữ nệm luôn sạch sẽ LoveMama đưa tới quý khách hàng sản phẩm bảo vệ ga nệm tuyệt đối là Ga chống thấm vải Cotton màng chống thấm TPU và phủ Nano.
Ga chống thấm giúp ngăn chặn nước tiểu, chất dơ thấm xuống nệm 100%.
Ga chống thấm làm từ vải cotton vô cùng thoáng mát, không gây hầm nóng bí hơi.
Màng chống thấm TPU làm từ nhựa nguyên sinh được sử dụng trong y khoa, nên vô cùng an toàn cho da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, màng TPU không mùi hôi, hắc,...
Lớp Nano gây ức chế màng thở của vi khuẩn, bọ rệp làm chúng không tích tụ và bám lên ga nệm được.
=> Sử dụng ga chống thấm bảo vệ nệm và bé yêu là giải pháp tuyệt với nhất mà gia đình có bé cần bỏ tã bỉm nào cũng nên có.
↑Lưu ý khi tập tiểu đêm cho bé
Nên chắc chắn rằng bé đã sẵn sàng mới tập đi tiểu đêm cho bé.
Nhà bạn đã có ga chống thấm để bảo vệ nệm khi bé lỡ quên không đi tiểu đêm chưa?
Phải thật nhẫn nại khi bé lỡ tiểu lên nệm, không la mắng trẻ, vì có nhiều trẻ quá trình tập tiểu đêm kéo dài từ 1 đến 2 năm.
Khi tập cho bé tới 5 tuổi rưỡi chưa được thì nên đi gặp bác sĩ để khám cho bé.
Tóm lại: Giúp bé tiểu đêm là việc cần thời gian khá dài và sự kiên nhẫn, các bậc làm cha làm mẹ hãy thật sự kiên nhẫn nhé, nhãy nhớ rằng trước kia chúng ta ai cũng là những đứa trẻ đã từng tè dầm, nên đừng la mắng bé. Hãy giúp bé vượt qua thời gian này thật tốt đẹp nhé.
1 khách hàng đã review chia sẻ, sau khi áp dụng cách của LoveMama, LoveMama thấy hay và chia sẻ lại sau đây cho các mẹ tham khảo.Cách cai bỉm của mẹ Trà My cho bé Bin chia sẻ
- Cách của LoveMama rất hiệu quả, mình áp dụng và chỉ đúng 6 ngày là bé mình đã bỏ được bỉm đêm cũng như tự đi tiểu được, lúc bỏ bỉm của bé là 3 tuổi 2 tháng.
- Bé BIN lúc đầu không chịu tè bô, hay tè lung tung, xi cũng không chịu tè, do đi làm liên tục nên bé tè tùm lum và nhiều khi cảm giác bé không biết kêu từ đó là tè.
- Mình áp dụng cách của LoveMama chia sẻ, trước khi đi tắm mình nói bé tè và kiu bé đó là tè, khi nào mắc tè thì con tè vô bô hoặc vô bồn cầu nhé, làm như vậy khoảng 2 tuần bé đã tự biết cách tè, cởi quần khi muốn tè.
- Dấu hiệu mình bỏ bỉm cho bé là bé không chịu mặc tã đêm, và muốn tự mặc quần, mình cố gắng mặc tã cho bé thì bé vẫn mặc, chỉ là mình cảm giác bé không thích, sau đó mình thử kiểm tra cho bé uống sữa sớm lúc 8h và 9h cho bé đi ngủ vài lần thì thấy 1 đêm bé tè 2 lần.
- Thế là mình quyết định bỏ tã cho bé, như LoveMama chỉ trên, mình cho bé uống sữa sớm lúc 7h45 chịu khó cho bé uống sữa ít hơn bình thường 1 chút, và cho bé ăn tối sớm hơn.
- 9h mình cho bé lên giường ngủ, thì trước khi ngủ mình cho bé tè trước rồi mới ngủ và để bô bé thích tè ở trước cửa mà bé nằm dậy là thấy ngay, mở đèn ngủ sáng nhẹ cho bé thấy đường vào buổi tối, trong lúc nằm với bé, mình có nói với con "Khi nào mắc tiểu nhớ gọi mẹ dẫn con ra tiểu nhé, hoặc không thì con tự ra tiểu cũng được, đừng tiểu ra giường ướt bạn gấu con yêu nhé (gấu là bạn bé ôm ngủ đêm)".
- Trong lúc bé ngủ mình lấy sẵn 1 bộ quần áo để dưới chân, đề phòng bé tè thì lấy ra thay và 1 cái khăn để lau nước tiểu, và 1 cái khăn để đè lên ga khi bé tiểu.
- Ngày đầu tiên mình sử dụng ga chống thấm của LoveMama, mới 1 giờ bé tè giựt mình gọi mình ngay, mình ôm bé, thơm bé 1 cái, nói bé "Không sao, đợi mẹ chút, mẹ thay quần cho con ngủ tiếp ha, thương con, thương con". Rồi mình thay quần, lấy cái khăn lau nước tiểu đi (dùng ga của LoveMama nước tiểu dọng trên ga nên mình lau qua là đã thấy hơi khô khô rồi), lau xong mình lấy cái khăn còn lại bỏ lên trên ga chỗ bé tè rồi cho bé ngủ tiếp.
- Rồi sáng hôm sau bé thức dậy và chạy ra bô tè ngay (thương con dễ sợ lun các mẹ ạ).
- Đêm thứ 2 bé gọi mình dậy, mình ẵm bé ra tè, và đêm này bé không tè ra giường.
- Đêm thứ 3 bé tè ra giường vào lúc gần sáng hihihi, thấy bé cảm giác có lỗi nên mình ôm bé thương bé liên tục và nói bé không sao, mẹ thương, mẹ thương, rồi cho bé ngủ tiếp.
- Đếm thứ 4 bé lại gọi mình dậy, và mình dẫn bé đi tè.
- Đêm thứ 5 bé tè, mà chỉ tè 1 tý là bé giựt mình dậy do ga của LoveMama không thấm nên bé tè là biết ngay, thế là mình dẫn bé ra ngoài bô tè cho xong (mỗi lần bé như vậy, mình đều khen bé: giỏi lắm con, thương con nhiều) sáng dậy mình cũng khen con, động viên con và bé rất vui vì điều đó.
- Đêm thứ 6 trở đi bé có lúc tự đi tiểu 1 mình trong đêm được có đêm thì gọi mình dậy.... và trong 1 tháng bé tự tè vào bô, có đêm bé nhịn được tới sáng.
- Sau 2 tháng bây giờ mình mới viết đánh giá về cách này của LoveMama thì bé đã tự nhịn được tới sáng mới đi tè rồi, và khi nào bé uống nước nhiều lắm thì bé mới phải tự dây tè đêm 1 lần thôi.
- Từ đó rút ra mình thấy, nếu để bé mặc tã, bé sẽ tè tới 2 - 3 lần 1 đêm, nhưng khi bỏ tã bé chỉ tè 1 lần có khi không tè đêm và ngủ 1 mạch tới sáng, điều này rất tốt cho bé.
- Cảm ơn bài viết của LoveMama rất nhiều, và cảm ơn ga chống thấm của LoveMama rất nhiều nhé.
- Lưu ý nhẹ cho các mẹ: chị bạn của mình xài ga dạng hút nước tiểu thẳng vào ga, bé của chị ấy bỏ tã đêm, tè đêm, do tè nó rút xuống ngay, bé cả 6 tháng vẫn chưa bỏ được tã bỉm (do bé không biết mình te, cứ nghĩ đang mặc tã) nước tiểu thấm vào quần làm bé bị bệnh liên tục, mình kể chị ấy nghe cách mình bỏ tã cho bé Bin 1 tuần chị ấy cảm ơn rối rít và mua ga của LoveMama để áp dụng ngay, cũng cả tuần rồi, mình chưa hỏi chị ấy xem kết quả như thế nào, để khi nào rảnh mình hỏi chị ấy xem ntn mình đánh giá tiếp hihihi.
Từ khóa » Cai Bỉm Cho Bé Gái
-
Cách Cai Tã (bỉm) Cho Bé đơn Giản Mà Hiệu Quả - Bách Hóa XANH
-
Hướng Dẫn Cai Bỉm Cho Bé Mẹ Nào Cũng Nên Lưu ý - Chanh Tươi
-
Hướng Dẫn Cách Cai Bỉm đêm Cho Bé - Tin Tức VNShop
-
Bỏ Bỉm Ban đêm Cho Bé - Khi Nào Là Thích Hợp Và Cách Thực Hiện Ra ...
-
Mẹ 8X Chia Sẻ Cách Bác Sĩ Australia Hướng Dẫn Bỏ Bỉm Cho Bé Tự đi ...
-
"Bắt Tay" Rèn Cho Trẻ Bỏ Bỉm, đi Vệ Sinh Nề Nếp Chỉ Trong 1 Tuần
-
Mách Mẹ Cách Bỏ Bỉm Ban đêm Cho Bé
-
Nên đóng Bỉm Cho Bé đến Mấy Tuổi ở Việt Nam - Kids Plaza
-
Hỏi Các Mẹ Cách Cai Bỉm Ban đêm Cho Con!
-
Cách Tập Cho Bé Ngồi Bô, Bỏ Bỉm Trong Một Tuần - Sức Khỏe
-
3 Bước Giúp Mẹ Cai Bỉm Cho Trẻ Cực Dễ Dàng, Chỉ Trong 3 Ngày Không ...
-
Bỏ Bỉm Sớm Có Tốt Cho Con Không Và Khi Nào Cho Con “tạm Biệt” Bỉm ...
-
Khi Nào Nên Bỏ Bỉm Cho Bé Là Phù Hợp Và Hiệu Quả Nhất? - ODPHUB