Mẹ Bầu 39 Tuần đau Bụng Lâm Râm: Khi Nào Nên Gặp Bác Sĩ? - Monkey

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Mang Thai
  4. Thai kỳ
Mẹ bầu 39 tuần đau bụng lâm râm có phải dấu hiệu sắp sinh? Thai kỳ Mẹ bầu 39 tuần đau bụng lâm râm có phải dấu hiệu sắp sinh? Thúy Anh Thúy Anh

28/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 39 tuần đau bụng lâm râm có phải tình trạng nguy hiểm? Tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân mà có thể đưa ra những kết luận khác nhau.

Sự thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 39 tuần

Càng gần tuần cuối thai kỳ, cơ thể của các bà bầu thường cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Mẹ bầu 39 tuần đau bụng lâm râm là hiện tượng dễ gặp trong khoảng thời gian này. Lúc này tư thế đi đứng đã thay đổi khá nhiều vì trọng tâm cơ thể dồn chủ yếu về phía trước.

Cùng đó, các cơn gò sinh lý xuất hiện khiến các mẹ dễ tưởng nhầm là cơn chuyển dạ sắp sinh. Cơn gò chuyển dạ giả hay còn gọi là cơn gò Braxton Hicks thường chỉ gây đau ở vùng bụng dưới và háng.

Trong khi cơn chuyển dạ thật chủ yếu đau vùng lưng dưới và lan ra toàn bộ vùng bụng. Cơn đau mỗi lúc một nặng hơn, thậm chí kèm vỡ ối. Đối với trường hợp không bị vỡ ối, bác sĩ sẽ tiến hành kích thích để làm vỡ túi ối.

Nếu sức khoẻ của mẹ và thai nhi có vấn đề bắt buộc phải sinh sớm, bác sĩ sẽ tiến hành kích thích chuyển dạ sớm ở mẹ.

Một số thay đổi trên cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 39. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân khiến bà bầu 39 tuần đau bụng lâm râm

Hiện tượng đau bụng lâm râm ở tuần 39 không hề hiếm gặp. Nguyên nhân gây nên là do:

Cơ và dây chằng bị chèn ép

Lúc này bụng mẹ đã rất lớn, tử cung cũng từ đó mở rộng ra để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Điều này đã gây sức ép đến các cơ và bộ phận khác bên trong cơ thể. Khi cơ và dây chằng bị kéo căng sẽ khiến bụng mẹ bị đau lâm râm.

Hiện tượng cơ và dây chằng bị chèn ép. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơn gò tử cung

Càng gần những tuần cuối của thai kỳ, hầu hết mẹ bầu đều cảm nhận được các cơn gò tử cung nhẹ trước khi chuyển dạ thật. Đây còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả hay cơn gò Braxton Hicks.

Mẹ có thể nhận biết thông qua các triệu chứng:

  • Đau nhẹ hoặc đau dữ dội ở vùng phía trước bụng và xương chậu.

  • Cơn đau xuất hiện rồi đột ngột rồi tự biến mất. Đau không liên tiếp, không tăng dần lên theo thời gian.

  • Cơn đau sẽ thuyên giảm khi uống nước ấm, hoặc thay đổi tư thế.

Cơn gò tử cung khiến mẹ cảm thấy đau bụng lâm râm những tuần cuối. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động mạnh

Vận động quá mạnh ở cuối thai kỳ là điều cấm kỵ ở các mẹ bầu. Bởi khi vận động mạnh hoặc làm việc nặng quá sức sẽ gây ra hiện tượng đau bụng âm ỉ.

Do đó, khi mẹ bầu 39 tuần đau bụng lâm râm hãy để ý xem mình có đang làm việc quá sức không. Hãy nghỉ ngơi ngay khi thấy có dấu hiệu sức khỏe không tốt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Vận động mạnh có thể khiến mẹ bầu 39 tuần đau vùng bụng dưới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh dễ gặp ở phụ nữ đang mang thai. Do đó, nếu mẹ thấy những biểu hiện đi kèm: Đi tiểu nhiều lần, có cảm giác đau buốt, mùi hôi khó chịu… thì nên đi khám ngay.

Nếu căn bệnh không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt tới con: Gây sốc nhiễm khuẩn dẫn tới suy tuần hoàn, suy hô hấp, nguy hiểm hơn là suy thận cấp tính. Khi thai nhi bị suy thai sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.

Nhiễm trùng đường tiết niệu rất nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu sắp sinh

Phụ nữ mang thai ở tuần thứ 39 đã bắt đầu có dấu hiệu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ:

  • Cận ngày sinh màng nhầy ở cổ tử cung loãng đi tạo điều kiện cho em bé chui ra, do đó, mẹ sẽ có dấu hiệu ra dịch trắng, nâu sẫm kèm màu hồng.

  • Có cảm giác thèm ăn, cơ thể mệt mỏi nhiều hơn.

  • Bụng dưới chảy xuống, trở nên nặng nề hơn do thai nhi đang di chuyển dần xuống dưới.

  • Gây đau lưng và són tiểu.

  • Nước ối rỉ ra, thậm chí ra ào ạt.

  • Đau thắt vùng bụng liên tục, dữ dội.

Đau bụng lâm râm ở tuần thứ 39 có thể là dấu hiệu sắp sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu mẹ bị đau bụng lâm râm kèm theo những dấu hiệu trên thì nên đi bệnh viện ngay. Vì đây có thể là dấu hiệu bạn sắp sinh.

Bong nhau thai

Nhau thai bong non là hiện tượng khá nguy hiểm mà các mẹ bầu cần lưu ý. Hiện tượng này gần giống cơn chuyển dạ nhưng kèm theo ra nhiều máu, các cơn đau co thắt quặn lại. Lúc này, các mẹ cần đi khám ngay để được tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời.

Những dấu hiệu chuyển dạ khác mẹ cần đặc biệt quan tâm

Để biết cơn đau bụng lâm râm có phải là dấu hiệu chuyển dạ không, mẹ nên để ý các dấu hiệu khác đi kèm:

  • Em bé di chuyển dần xuống dưới vùng khung xương chậu.

  • Vùng cổ tử cung bắt đầu giãn mở ra và mỏng đi.

  • Khó cử động và đau nhiều ở vùng lưng và háng.

  • Cơ thể mệt mỏi hơn, các khớp xương rã rời do hoocmon Relaxin làm mềm và nới lỏng các dây chằng.

  • Thường xuyên bị tiêu chảy.

  • Ngừng tăng cân.

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều và có sự thay đổi về màu sắc.

  • Xuất hiện các cơn co thắt thường xuyên và mạnh dần lên.

Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần đặc biệt lưu tâm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những dấu hiệu cảnh báo mẹ sắp sinh. Lúc này, bố nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết và đưa mẹ đi bệnh viện ngay.

Mẹ bầu cần làm gì khi có biểu hiện của cơn chuyển dạ?

Nếu mẹ bầu 39 tuần đau bụng lâm râm kèm theo các dấu hiệu chuyển dạ thì đừng quá lo lắng. Hãy hít thở thật sâu và thực hiện những điều sau:

Khám bác sĩ

Trong trường hợp mẹ tiết ra nhiều dịch trắng thì nên đi khám ngay để được các bác sĩ thăm khám và biết được ngày dự sinh chính xác nhất.

Khi nào mẹ cần đến bệnh viện ngay?

Nếu mẹ bầu cảm thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây thì nên đi bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời:

  • Đau bụng dữ dội, không thể chịu được ở vùng trên hoặc bên phải.

  • Kèm chảy máu âm đạo hoặc âm đạo tiết dịch bất thường.

  • Sốt, chóng mặt kèm hoa mắt.

  • Cao huyết áp, khó thở, đau đầu, người mệt mỏi nhiều.

  • Chân tay sưng phù nặng.

Một số dấu hiệu mẹ cần đến bệnh viện ngay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chuẩn bị tinh thần

Bước sang tuần thứ 39, bố mẹ nên chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón con ra đời bất cứ khi nào. Lúc này, chắc hẳn bố mẹ cũng đã sắm đầy đủ quần áo, bỉm sữa… cho con.

Một điều mẹ cần lưu ý là nếu có dấu hiệu chuyển dạ đột ngột, hãy giữ tinh thần bình tĩnh và đi tới bệnh viện ngay. Không nên quá lo lắng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình di chuyển.

Hãy chuẩn bị tinh thần chào đón bé yêu chào đời. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu 37 tuần đau bụng dưới cần phải làm gì?

Phụ nữ mang thai 39 tuần nên làm gì?

Phụ nữ mang thai 39 tuần nên làm gì để đảm bảo ngày chuyển dạ diễn ra thuận lợi đúng dự định?

Chú ý tâm trạng

Khi mang thai tuần thứ 39, tâm trạng của mẹ bầu khá nhạy cảm, thường xuyên lo lắng. Dù vậy, mẹ cũng đừng để bản thân quá căng thẳng mà làm ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Thay vào đó, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, đảm bảo an toàn cho thai kỳ đến cận ngày sinh.

Tâm trạng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không để bụng đói trong thời gian chuyển dạ

Trong thời gian chuyển dạ, mẹ bầu có thể ăn uống để nạp nhiều năng lượng cho cơ thể. Bởi quá trình chuyển dạ rơi khoảng từ 45 - 90 phút nên khiến mẹ mất rất nhiều năng lượng. Cơ thể của mẹ bị kiệt sức sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình rặn đẻ, thậm chí gây mất sức nhanh.

Vì thế, các mẹ nên chuẩn bị đồ ăn nhẹ và nước uống để cung cấp bất cứ khi nào thấy đói.

Nên ăn nhẹ trước khi chuyển dạ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều chỉnh ngôi thai

Càng cận ngày sinh, thai nhi đã bắt đầu chuyển mình để chuẩn bị cho việc chào đời. Vì thế, ở tuần 39 mẹ bầu có thể thực hiện một số bài tập để hỗ trợ bé xoay đầu, đặc biệt thai nhi là ngôi thai ngược.

Ngôi thai bị ngược sẽ khiến việc sinh nở gặp nhiều khó khăn, vì thế mẹ có thể tập động tác nghiêng xương chậu để bé xoay đầu xuống đúng vị trí.

Thực hiện bài tập:

  • Quỳ xuống, hai đầu gối để cách xa nhau.

  • Cúi chạm ngực xuống mặt đất.

  • Thực hiện động tác này đều đặn 3 lần/ngày sẽ rất tốt cho việc điều chỉnh ngôi thai.

Các bước giúp mẹ điều chỉnh ngôi thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số lưu ý khác

Ngoài ra, bạn nên tuân theo một vài lời khuyên từ chuyên gia như:

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Không nên ăn quá nhiều món ăn chứa đồ cay vì có thể gây co thắt ruột.

  • Không làm việc quá sức tránh gây mệt mỏi và ảnh hưởng tới thai nhi. Mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng nhiều hơn giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể để giữ gìn sức khỏe tốt.

  • Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của thai nhi bằng cách đếm số lần và nhịp đạp của con hàng ngày.

  • Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để chuẩn bị sẵn tinh thần chào đón con yêu.

Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong tuần thai này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 39 tuần đau bụng lâm râm là hiện tượng thường gặp và dễ bị nhầm thành chuyển dạ sớm. Hy vọng những thông tin này giúp mẹ hiểu và biết rõ thời điểm nên gặp bác sĩ đảm bảo an toàn sức khỏe trong những tuần cuối của thai kỳ.

Tài liệu tham khảo

8 third trimester pains and how to deal with them - Truy cập ngày 25/05/2022

https://utswmed.org/medblog/third-trimester-discomfort/

What causes upper stomach pain in the third trimester? - Truy cập ngày 25/05/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324736

The Third Trimester of Pregnancy: Pain and Insomnia - Truy cập ngày 25/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-pain-insomnia

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Thúy Anh Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
  • Bột ngũ cốc dinh dưỡng cho bà bầu: Lợi ích và cách dùng hợp lý
  • Những thay đổi cơ thể mẹ bầu 27 tuần không nên bỏ qua
  • Bà bầu tập gym có được không? Những quy tắc an toàn cho mẹ
  • Bị phù chân khi mang thai tuần 20 có bình thường không? Làm sao để khắc phục?
  • Mẹo để chồng ốm nghén thay vợ có thật sự hiệu quả?
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Mang Thai trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » đau Lâm Râm Bụng Dưới Khi Mang Thai Tuần 39