Mẹ Bầu Cần Lưu ý Gì Về Rạch Tầng Sinh Môn Khi đẻ Thường
Có thể bạn quan tâm
Rạch tầng sinh môn khi đẻ là việc bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật nhằm mục đích mở rộng đường ra cho em bé chào đời dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi mẹ thực hiện thủ thuật này cũng cần nắm được một số lưu ý để giúp vết thương mau chóng bình phục. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.
Menu xem nhanh:
- 1. Vai trò quan trọng của tầng sinh môn đối với cơ thể
- 1.1. Khái niệm tầng sinh môn là gì?
- 1.2. Tầng sinh môn phụ nữ có cấu tạo như thế nào?
- 1.3. Tại sao phụ nữ cần phải rạch tầng sinh môn khi đẻ?
- 2. Mẹ cần biết gì về thủ thuật rạch tầng sinh môn trong khi sinh
- 2.1. Những mẹ bầu nào cần sử dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn khi đẻ?
- 2.2. Rạch tầng sinh môn khi đẻ có thể dẫn tới những rủi ro gì?
- 3. “Mách nhỏ” mẹ bầu một số bí quyết để tránh việc rạch tầng sinh môn khi sinh thường
1. Vai trò quan trọng của tầng sinh môn đối với cơ thể
1.1. Khái niệm tầng sinh môn là gì?
Tầng sinh môn của phụ nữ là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, nó đóng vai trò trong việc quan hệ tình dục, sinh sản cũng như trong quá trình nuôi dưỡng, phát triển bào thai. Tầng sinh môn sẽ nằm ở vị trí giao nối giữa âm đạo và vùng hậu môn.
1.2. Tầng sinh môn phụ nữ có cấu tạo như thế nào?
Tầng sinh môn của phụ nữ đảm nhận chức năng bảo vệ, nâng đỡ một số cơ quan khác trong cơ thể như: tử cung, âm đạo, phần trực tràng,…Đây là bộ phận được cấu tạo nên bởi rất nhiều các mô mềm, cơ bắp và dây chằng. Tầng sinh môn được cấu tạo bởi 3 lớp tầng: lớp tầng nông, lớp tầng giữa và lớp tầng sâu.
1.3. Tại sao phụ nữ cần phải rạch tầng sinh môn khi đẻ?
Trong cuộc sinh, khi phụ nữ đang trong lúc chuyển dạ, bác sĩ sẽ có thể sử dụng thủ thuật để cắt tầng sinh môn nhằm mục đích mở rộng đường cho em bé chui ra ngoài được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, đối với các mẹ có cơ địa giãn nở tốt hoặc sinh con lần hai thì cũng có thể không cần sử dụng tới thủ thuật cắt tầng sinh môn này.
Việc rạch tầng sinh môn được thực hiện ngay khi đầu em bé đã xuất hiện tại vùng cửa mình của mẹ. Nếu sức rặn của mẹ cộng với việc giãn nở của âm đạo không đủ để đầu em bé chui qua, lúc này sẽ cần sử dụng tới thủ thuật này.
Vết cắt ở tầng sinh môn phụ nữ có chiều dài tùy theo độ giãn nở cần thiết cho em bé đi qua, có thể chỉ khoảng 1-3cm tuy nhiên cũng có thể dài hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng kéo phẫu thuật rạch 1 đường kéo dài từ mép vành âm đạo thẳng xuống khu vực hậu môn. Đường kéo sẽ được cắt chéo góc 7 giờ và theo chiều từ trên xuống dưới.
Thủ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh phần nào giúp mẹ bớt đau đớn hơn khi rặn đẻ, đồng thời giúp em bé chào đời dễ dàng hơn, tầng sinh môn cũng đỡ phù nề hoặc rách tầng sinh môn.
2. Mẹ cần biết gì về thủ thuật rạch tầng sinh môn trong khi sinh
2.1. Những mẹ bầu nào cần sử dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn khi đẻ?
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật thường được sử dụng phổ biến trong những ca sinh của mẹ bầu. Đặc biệt đối với những trường hợp mẹ bầu sau đây nên chủ động lựa chọn thủ thuật rạch tầng sinh môn để hỗ trợ cho quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn:
– Các mẹ bầu tử cung mở chậm, độ co giãn tầng sinh môn chưa đủ để em bé chào đời dễ dàng.
– Trường hợp mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi)
– Mẹ bầu có bệnh lý trong thai kỳ như: huyết áp cao, bệnh lý tim.
– Mẹ bầu bị viêm đường âm đạo hoặc có hiện tượng phù nề ở bộ phận đáy chậu.
– Em bé có lưỡng đỉnh đầu to hơn so với độ giãn nở cổ tử cung của mẹ.
– Cổ tử cung đã giãn nở đủ mức tuy nhiên em bé có dấu hiệu suy thai, cần được nhanh chóng ra ngoài.
2.2. Rạch tầng sinh môn khi đẻ có thể dẫn tới những rủi ro gì?
Mặc dù việc thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn là biện pháp hỗ trợ cho quá trình vượt cạn của mẹ bầu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, tuy nhiên thủ thuật này vẫn tồn tại một số rủi ro có thể xảy ra nếu không được xử lý và chăm sóc tốt.
Đầu tiên, rạch tầng sinh môn có khả năng gây ra hiện tượng nhiễm trùng vết thương. Biểu hiện của điều này là việc vết rạch sẽ lâu lành hơn bình thường, có hiện tượng sưng đỏ, phù nề thậm chí chảy dịch, chảy mủ. Nếu không được xử lý và chăm sóc tốt thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây đau đớn kéo dài cho sản phụ.
Rạch tầng sinh môn còn gây ra hiện tượng thiếu máu cho sản phụ do trong lúc rạch sản phụ bị mất một lượng máu nhất định.
Ngoài ra, rạch tầng sinh môn còn khiến cho thời gian hồi phục sức khỏe sau sinh kéo dài hơn. Đặc biệt là những ngày đầu sau sinh, vết thương gây đau đớn và làm ảnh hưởng tới việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày của sản phụ.
Do đó, lời khuyên cho các mẹ là cần đặc biệt chú ý tới việc chăm sóc, vệ sinh vết rạch tầng sinh môn đúng cách để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục, nhanh lành vết thương. Mẹ cũng cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu như có bất cứ dấu hiệu, hiện tượng nghiêm trọng nào xảy ra để được bác sĩ tư vấn, đưa ra lời khuyên kịp thời.
3. “Mách nhỏ” mẹ bầu một số bí quyết để tránh việc rạch tầng sinh môn khi sinh thường
Mặc dù việc có cần phải thực hiện rạch tầng sinh môn trong lúc sinh hay không là tùy thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên mẹ bầu có thể chủ động thực hiện một số bí quyết sau đây để có khả năng tránh được việc này.
– Mẹ nên bổ sung thêm một số loại chất béo tốt cho sức khỏe vào khẩu phần ăn hàng ngày, đó là: các loại dầu thực vật, dầu cá, một số loại bơ, hạt,…Các thực phẩm này có tác dụng tốt trong việc cải thiện khả năng đàn hồi, giãn nở của các cơ. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường độ ẩm cho cơ thể, giúp các cơ vùng tử cung của mẹ trở nên mềm mại hơn.
– Thực hiện một số bài tập massage cho vùng tầng sinh môn. Mẹ nên tập luyện 5-10 phút mỗi ngày vào khoảng tuần thai 32 – 34. Điều này vừa giúp nâng cao sức khỏe của mẹ bầu, vừa giúp tăng khả năng đàn hồi, giãn nở của khu vực tầng sinh môn.
– Mẹ nên thường xuyên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc mẹ thường xuyên tập các bài tập nhẹ, đi bộ cũng sẽ đem lại tác dụng tốt trong quá trình vượt cạn của mẹ. Em bé sẽ nhanh chóng xoay về vị trí thuận (đầu hướng xuống dưới phía tử cung), giúp thuận lợi cho quá trình rặn sinh của mẹ. Bên cạnh đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể tập luyện một số bộ môn giúp tăng độ đàn hồi, dẻo dai cũng như tập hít thở tốt như: yoga, kegel.
– Ngoài ra, mẹ bầu nên thường xuyên đi thăm khám, siêu âm thai định kỳ để các bác sĩ có thể kiểm tra và tư vấn cho mẹ về các vấn đề mẹ có thể gặp phải. Điều này cũng giúp mẹ chuẩn bị tinh thần trước khi vượt cạn được chu đáo và an tâm hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích mẹ bầu cần biết về rạch tầng sinh môn khi sinh thường. Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, hay muốn đặt lịch khám bác sĩ, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Từ khóa » đẻ Thường Rạch Tầng Sinh Môn
-
Rạch Tầng Sinh Môn Khi Sinh - Vì Sao Và Chăm Sóc Vết Thương Thế Nào
-
Rạch Và Khâu Tầng Sinh Môn Khi Sinh Thường - Vinmec
-
Rạch Tầng Sinh Môn Khi Sinh Thường - Nỗi Kinh Hoàng Của Bà Bầu ...
-
Cách Chăm Sóc Vết Khâu Tầng Sinh Môn để Nhanh Lành
-
Có Cần Thiết Cắt Tầng Sinh Môn Khi Sinh Thường?
-
Cách Chăm Sóc Vết Khâu Tầng Sinh Môn Mau Lành - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Mẹ Bầu Cần Biết Khi Nào Thì Rạch Tầng Sinh Môn
-
Sinh Thường Bị Rạch Tầng Sinh Môn Trong Trường Hợp Nào?
-
Bác Sĩ Sản Khoa Nói Về Nỗi Sợ Hãi Của Nhiều Chị Em Mang Tên "Rạch ...
-
Rạch Tầng Sinh Môn Bao Lâu Thì Quan Hệ được? - FaGoMom
-
Vết Khâu Tầng Sinh Môn Bị Lồi Do đâu? Cần Làm Gì để Xử Lý? - Dizigone
-
Vì Sao Rạch Tầng Sinh Môn Khi Sinh Thường? - Huggies
-
Đẻ Thường Không Rạch Tầng Sinh Môn: Liệu Có Khả Thi?