Vết Khâu Tầng Sinh Môn Bị Lồi Do đâu? Cần Làm Gì để Xử Lý? - Dizigone

Đối với các chị em phụ nữ sử dụng phương pháp sinh thường thì việc phải rạch và khâu tầng sinh môn là điều khó tránh khỏi. Trong quá trình hồi phục, vết khâu tầng sinh môn bị lồi là hiện tượng thường gặp, gây nhiều hoang mang, lo lắng cho các chị em. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và cần làm gì để xử lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

vết khâu tầng sinh mônvet-khau-tang-sinh-mon

I. Vết khâu tầng sinh môn là gì? 

Tầng sinh môn chính là phần mô giữa âm đạo và hậu môn. Đây là bộ phận có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh đẻ của phụ nữ. Bộ phận này giúp cho trẻ sinh ra được an toàn và dễ dàng hơn. Khi chuyển dạ, tầng sinh môn sẽ giãn nở để đưa thai nhi ra bên ngoài. Tuy nhiên việc giãn nở cũng có giới hạn. Nhất là khi thai nhi có đầu quá to, có trọng lượng khá lớn hoặc với chị em có độ linh hoạt của tầng sinh môn kém,… Vì vậy, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh phải thực hiện một thủ thuật nhỏ là rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn để em bé có thể ra đời nhanh chóng – an toàn.

vết khâu tầng sinh mônvet-khau-tang-sinh-mon

Khoảng 95% phụ nữ sinh thường đều phải trải qua việc rạch tầng sinh môn. Việc chủ động rạch tầng sinh môn sẽ giúp cho vết khâu tầng sinh môn đạt độ thẩm mỹ cao hơn là so với việc sản phụ cố rặn gây rách tầng sinh môn.

Do đó, vết khâu tầng sinh môn chính là dấu tích của việc rạch và khâu tầng sinh môn sau khi người phụ nữ tiến hành sinh con bằng phương pháp sinh thường.

II. 5 nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị lồi

1. Dị ứng với chỉ khâu

Chỉ khâu tầng sinh môn thường dùng là các loại chỉ tự tiêu trong 2-3 tuần sau khâu. Loại chỉ này tự phân hủy nhờ vào các cơ chế sử dụng các enzym của cơ thể phân giải tự nhiên. Nhờ vậy, chị em không cần phải đi cắt lại chỉ, mà còn giúp mang lại tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với một số người có cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng với một số thành phần của chỉ khâu có thể dẫn tới tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị lồi.

2. Ăn uống thiếu chất

Sau khi sinh, ăn uống kiêng khem quá mức, không khoa học. Các mẹ có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng. Khi đó, toàn bộ các cơ quan mệt mỏi, kém sản sinh các yếu tố phục hồi, tái tạo tầng sinh môn. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng làm tăng khả năng làm vết khâu bị lồi.

3. Vô tình ăn uống các thực phẩm làm gia tăng khả năng làm vết khâu bị lồi

vết khâu tầng sinh mônvet-khau-tang-sinh-mon

Ăn rau muống hay lòng trắng trứng gà có thể làm vết khâu tầng sinh môn bị lồi. Nguyên nhân là vì các loại đồ ăn này kích thích quá trình tăng sinh collagen quá mức.

Thịt gà là thực phẩm ngon, bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nó có thể làm cho vết khâu lâu lành, dễ viêm nhiễm và khiến vết khâu dễ bị lồi.

Đối với những mẹ có cơ địa dị ứng hải sản thì cần tránh ăn loại thực phẩm này. Do dị ứng dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, gãi vào vết khâu, khiến vết khâu lâu lành, bị lồi.

4. Vệ sinh tầng sinh môn không đúng cách 

Việc vệ sinh không đúng cách khi rửa, đại tiện, tiểu tiện có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Chúng làm vết khâu nhiễm trùng, gây ra tình trạng lồi tại tầng sinh môn.

5. Vận động sai tư thế

Ngồi sai tư thế, đè lên vết khâu tầng sinh môn có thể gây nên những cơn đau khủng khiếp cho mẹ sau sinh.Thậm chí, việc vận động quá mạnh có thể dẫn tới bục chỉ vết khâu, khiến vết khâu lâu lành, dễ bị sẹo. Chị em có thể khắc phục bằng cách lót vải mềm hai bên mông hoặc ngồi đệm hơi.

Để tránh bị đau, nhiều chị em có xu hướng nằm một chỗ không đi lại, dẫn đến lượng máu lưu thông tới vị trí tầng sinh môn suy giảm. Việc làm này không những gây gia tăng tình trạng nhiễm khuẩn mà cũng khiến vết khâu lâu lành hơn. Như vậy sau khi sinh, chị em không nên vận động mạnh nhưng cũng không thể ngồi/nằm cả ngày một tư thế mà cần vận động, đi lại nhẹ nhàng trong khả năng để đảm bảo lưu thông máu.

III. Vết khâu tầng sinh môn bị lồi có nguy hiểm không?

vết khâu tầng sinh mônvet-khau-tang-sinh-mon

Thông thường, nếu không xảy ra biến chứng nào thì sau khoảng 2 – 3 tuần vết khâu sẽ tự lành. Sau một tháng vết khâu sẽ ổn định hoàn toàn, phục hồi cảm giác bình thường. Khi vết khâu tầng sinh môn bị lồi (sẹo lồi) thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, nhưng không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, vết khâu bị lồi sẽ gây mất thẩm mỹ, làm cho chị em phụ nữ mất tự tin khi gần gũi với bạn đời, ảnh hưởng tới hạnh phúc vợ chồng. Trong một số trường hợp hiếm thì tại vết khâu bị lồi sẽ có cảm giác ngứa ngáy, gây đau đớn cho chị em khi quan hệ tình dục. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

IV. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị lồi 

1. Vệ sinh sạch sẽ vết khâu

Bạn nên lau sạch vết khâu khoảng 3-4 lần/ngày bằng dung dịch rửa phụ khoa chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh. Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ, lau rửa sạch từ trước ra sau. Tránh lau rửa từ sau ra trước vì có thể kéo theo những chất bẩn ở hậu môn di chuyển sang vết khâu gây viêm nhiễm. Sau đó, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm sạch.

Lưu ý: Không nên thụt rửa sâu bên trong khi không có chỉ định của bác sĩ.

Theo các chuyên gia y tế, dung dịch vệ sinh Dizigone sensicare là lựa chọn hàng đầu trong chăm sóc và vệ sinh vết khâu tầng sinh môn sau sinh. Bởi vì đây là dung dịch vệ sinh phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ kháng khuẩn Ion từ Châu Âu. Sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dung dịch vệ sinh khác.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dizigone Sensicare, chuyên biệt cho viêm phụ khoa, nấm ngứa, nấm Candida, tạp khuẩn

  • Thành phần lành tính gồm các muối khoáng được xử lý theo công nghệ EMWE, tạo ra các sản phẩm điện hóa chứa ion kháng khuẩn.
  • Có khả năng làm sạch, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa
  • pH phù hợp với môi trường âm đạo (pH 3,8- 4,5).
  • Dịu nhẹ, không gây khô rát vùng kín.
  • An toàn với người sử dụng
  • Tính hiệu quả đã được kiểm chứng bởi Bộ khoa học Công nghệ và ĐH Y Hà Nội.
  • Dễ sử dụng: Rửa trực tiếp vùng kín, không cần rửa lại bằng nước.

Xem thêm phản hồi của khách hàng trên shopee và đặt mua sản phẩm Dizigone sensicare: https://shopee.vn/terrapharm

dizigone_mua hàng

2. Đi lại, tập luyện nhẹ nhàng

Đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành hơn.

Chị em nên tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường, hoặc tập đi ngoài hành lang, sân vườn. Lúc đầu, việc đi lại có thể khó khăn và đau nhưng cố gắng tập luyện thì vết khâu sẽ mau lành, nhanh hồi phục hơn.

Bên cạnh đó, chị em có thể tập bài tập Kegel giúp tăng cường cơ bắp đáy chậu, hỗ trợ cho vết khâu mau lành. Bắt đầu bài tập bằng cách thắt chặt các vùng cơ xung quanh tầng sinh môn như khi bạn cố nín tiểu 10 giây, sau đó thả lòng. Lặp đi lặp lại 20 lần mỗi khi tập, mỗi ngày tập 2-3 lần.

3. Kiêng quan hệ tình dục

Trong vài tháng đầu sau sinh, quan hệ tình dục sớm có thể gây đau, làm bục chỉ khiến vết khâu lâu lành. Vì thế, chị em hãy nhẹ nhàng tâm sự với chồng, tạm hoãn chuyện chăn gối đến khi vết khâu lành hoàn toàn.

4. Chú ý đến chế độ ăn uống

vết khâu tầng sinh mônvet-khau-tang-sinh-mon

Không ăn kiêng khem, nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, có sữa tốt cho con bú và giúp nhanh lành vết khâu.

Chị em nên bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón. Vì tình trạng táo bón có thể khiến bạn phải rặn mạnh gây rách vết khâu. Nếu cần thiết, bạn có thể dùng thêm thuốc làm mềm phân để giảm thiểu tình trạng này.

V. Trường hợp nào cần đi khám và kiểm tra lại vết khâu tầng sinh môn?

1. Vết khâu tầng sinh môn đau tăng dần

Vết khâu thường đau nhiều ở ngày 1 và 2 sau khi đẻ. Dần dần, cơn đau sẽ giảm dần vào những ngày tiếp theo. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu đau tăng khoảng 3 – 4 ngày sau sinh nghĩa là vết thương có khả năng nhiễm khuẩn, bạn cần đến khám ngay.

2. Vết khâu tầng sinh môn có dấu hiệu sưng đỏ, phù nề

Nếu vết thương có hiện tượng sưng và phù nề kéo dài sau 4 – 6 ngày thì đó là một dấu hiệu cho thấy vết thương đang hồi phục không tốt. Bạn nên đi khám để được tư vấn điều trị.

3. Xuất hiện dịch tiết từ vết khâu hoặc sản dịch hôi

Bình thường trong quá trình lành vết khâu dịch tiết có xuất hiện ít. Tuy nhiên, nếu dịch tiết có mùi hôi là biểu hiện của nhiễm khuẩn hậu sản. Lúc này, bạn cần khám lại ngay để được bác sĩ kịp thời xử lý.

4. Sốt cao kèm mệt mỏi

Khi tại vết khâu có những dấu hiệu kể trên kèm sốt cao 38.5 – 40 độ C là triệu chứng rõ ràng cảnh báo sớm dấu hiệu nhiễm khuẩn. Bạn nên đến cơ sở y tế ngay để được theo dõi, kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về vết khâu tầng sinh môn bị lồi và phương pháp xử lý tại nhà. Nếu thấy tình trạng vết thương không cải thiện mà có chiều hướng xấu đi, nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và chăm sóc. Mọi thắc mắc về vết khâu tầng sinh môn cũng những tổn thương da liễu – phụ khoa khác, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

Từ khóa » đẻ Thường Rạch Tầng Sinh Môn