Mẹ Chồng Thường Xuyên Lăng Mạ Con Dâu, Bị Xử Lý Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Chào luật sư! Tôi có câu hỏi thế này mong luật sư giải đáp giúp tôi, xem hành vi này có phải bạo lực gia đình không và được xử lý như thế nào ạ. Tôi lấy chồng được 3 năm, thì không may chồng tôi bị tai nạn giao thông mất, để lại 1 mình tôi và 2 con nhỏ: 1 cháu 2 tuổi. 1 cháu 1 tháng tuổi. Chồng tôi mất, họ hàng dân làng bạn bè gần xa đến phúng viếng, tiền phúng viếng mẹ chồng tôi giữ không trả mẹ con tôi mà vợ chồng tôi ở riêng không ở chung mí ông bà. Sau khi họ hàng vào bảo họp và mẹ chồng đã giao tiền trả tôi. Sau khi trả xong hàng ngày bà chửi bới tôi, tôi có đầy đủ video và ghi âm bà đã chửi rủa mẹ con tôi, đất đai bà bảo không cho mẹ con tôi, bảo khi nào con tôi 18 tuổi mới cho hoặc khi bà chết bà mới cho. Hiện ba mẹ con tôi ở ngôi nhà cũ gần hỏng của ông bà, nhưng bà suốt ngày cậy nhà, cậy đất, cậy đường điện bà kéo, đuổi mẹ con tôi. Tôi hỏi luật sư đây có phải bạo hành gia đình không. Nếu như tôi có đầy đủ chứng cứ như vậy, bà mẹ chồng tôi có bị xử lý gì không. Vì tôi tổn thương về tinh thần quá lớn ngày ngày tháng tháng hành hạ tôi. Tôi xin chân thành cám ơn luật sư!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 thì bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Theo đó, tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định về các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”.
Dựa theo thông tin bạn cung cấp, mẹ chồng bạn thường xuyên có hành vi xua đuổi, chửi rủa, xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của bạn. Đây được coi là hành vi bạo lực gia đình.
Tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà mẹ chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
…”.
Ngoài ra, đối với hành vi xua đuổi có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Đồng thời, buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Trường hợp, hành vi của mẹ chồng bạn được xác định là xúc phạm nghiêm trọng tới nhân phẩm, danh dự của bạn thì hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015:
"Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
........."
Do đó, trong trường hợp này, bạn có thể gửi đơn tố giác tới cơ quan công an cấp quận/ huyện hoặc UBND xã/phường để được giải quyết. Đồng thời, khi nộp đơn bạn cần kèm theo những bằng chứng chứng minh.
Từ khóa » Chồng Sỉ Vả
-
Chỉ Cần Cãi Vã Là Chồng Sẵn Sàng Sỉ Vả Tôi - VnExpress
-
Chồng Hay Lăng Mạ, Sỉ Nhục, Tôi Phải Làm Thế Nào?
-
Tôi Bị Chồng Sỉ Nhục, Lăng Mạ Phải Làm Sao? - VietNamNet
-
Bị Chồng Sỉ Nhục, Cô Vợ đưa Ra Hành động Này Khiến Anh Chồng Tái Mặt
-
Chồng Sỉ Vả Chuyện Quá Khứ Yêu Của Vợ Dù đã Ngoài 60
-
Chồng Diễn Sâu Với Thiên Hạ, Vợ đắng Cay Chịu Nhục - Báo Phụ Nữ
-
Chua Chát Chồng Bạo Hành Vợ Bằng Lời Nói Tục - LY HÔN
-
Thương Ngày Nắng Về: Bị Mẹ Chồng Sỉ Vả, Khánh Sập Cửa Nổi Loạn ...
-
Chồng Vừa đánh Vừa Sỉ Nhục, Lương Thu Trang Bị Cả Công Ty Bu Vào ...
-
Bị Bạn Bè Của Chồng Sỉ Nhục - PLO
-
Hết Lòng Vì Gia đình, Nhưng Vẫn Nhận Lại Sự “sỉ Nhục Và đe Ly Dị” Từ ...
-
GIA ĐÌNH CHỒNG XÚC PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA CON ...