Mẹ Có Biết: Chẳng Những Không Cần Thiết Mà đeo Bao Tay Còn Khiến ...
Có thể bạn quan tâm
Với các bà mẹ chuẩn bị sinh con, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, trong danh sách đồ cần chuẩn bị đi sinh luôn có một món đồ không thể thiếu đó là bao tay, bao chân cho trẻ. Và một thói quen vô cùng phổ biến khi đón bất cứ em bé nào lọt lòng mẹ đó là đeo ngay bao tay, bao chân cho bé. Có mẹ đeo bao tay cho con đến đầy tháng, có mẹ còn duy trì việc này ngay cả khi trẻ đã được 3 - 4 tháng tuổi.
Không đeo bao tay, trẻ có bị lạnh?
Quan niệm truyền thống của người Việt là trẻ sơ sinh rất dễ bị lạnh nên ngoài việc mặc quần áo, ủ ấm thì đeo bao tay, bao chân giúp giữ ấm cho trẻ thường xuyên. Nhiều người khi trực tiếp nắm tay trẻ còn cảm nhận rõ tay các bé lạnh lơn hẳn so với các bộ phận khác trên cơ thể. Điều đó càng củng cố niềm tin rằng cần đeo bao tay để giữ ấm cho bé.
Theo cách chăm con truyền thống, trẻ sơ sinh nào cũng được đeo bao tay. (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, khoa học đã giải thích, ở trẻ sơ sinh, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh, nhiệt độ tay chân của bé sẽ thấp hơn nhiệt độ ở những cơ quan khác một chút. Không chỉ vậy, cơ chế điều nhiệt ở cơ thể trẻ cũng chưa ổn định, nhiều bé thường xuyên ra mồ hôi ở tay và chân nên sẽ làm mất nhiệt nhanh hơn, tay chân cũng từ đó lạnh hơn. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ. Khi được vài tháng tuổi, hệ tuần hoàn của bé sẽ hoàn thiện hơn, nhiệt độ tay chân bé cũng cân bằng hơn nên việc đeo bao tay là không cần thiết.
Ngay cả bao chân, bố mẹ cũng chỉ nên đeo cho con vào ngày lạnh, cho trẻ sinh vào mùa lạnh hay khi ngủ trong phòng điều hòa, còn bình thường nên để chân trần cho bé thoải mái quẫy đạp, khám phá thế giới qua động tác chạm vào những đồ vật xung quanh.
Không đeo bao tay, trẻ sẽ tự làm thương mình?
Thêm một lý do nữa là hầu như bé sơ sinh nào cũng có thói quen đưa tay lên mặt dụi, cào cấu mặt và khắp người. Vì vậy, việc đeo bao tay sẽ giúp bé tránh bị xước, bị thương.
Trên thực tế, móng tay của trẻ sơ sinh dù dài cũng rất mềm mại. Nếu lỡ bé có cào lên mặt, lên người thì bé cũng chỉ bị xước da một chút chứ hiếm khi để lại sẹo. Cũng giống như người lớn, việc học hỏi của trẻ sẽ trải qua những sai lầm. Sau một vài lần tự làm thương mình, bé sẽ dần hiểu ra rằng, cào vào mặt sẽ khiến mình đau và trẻ sẽ dừng hành động đó lại. Nếu quan sát kĩ bạn sẽ thấy hầu hết các em bé không đeo bao tay chỉ cào mặt mình một vài lần và sau đó sẽ không cào nữa nên các mẹ không phải lo lắng đến việc bé sẽ tiếp tục làm tổn thương làn da mình khi tháo bỏ bao tay.
Thay vì đeo bao tay, các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên thường xuyên cắt móng tay cho trẻ.
Đeo bao tay tước đi cơ hội học hỏi của trẻ
Trẻ sơ sinh phát triển, học hỏi thông qua các giác quan, trong đó có xúc giác. Chạm vào mọi thứ, sờ nắn là cách tay bé cảm nhận khám phá thế giới, phát triển não bộ và có thể coi là cách hiệu quả nhất thời kì đầu đời. Việc đeo bao tay đã đóng lại một trong số các cánh cửa khám phá thế giới, phát triển não bộ của trẻ.
Tế bào da có cùng nguồn gốc với tế bào não. Các kích thích bên ngoài đến được và giúp phát triển não bộ là qua làn da của chúng ta. Vì vậy, đeo bao tay, bao chân sẽ hạn chế quá trình này của bé.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh càng sớm được "giải phóng" khỏi bao tay, sẽ càng có khả năng nắm giữ, cầm đồ vật xung quanh và phản xạ tay tốt hơn những bé đeo bao tay nhiều tháng.
Đeo bao tay còn khiến trẻ đối mặt nguy cơ hoại tử ngón tay
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Hồ Chí Minh) cho biết từng có bé sơ sinh phải nhập viện vì bị sợi chỉ len trong bao tay quấn vào ngón tay. Khi người mẹ tháo bao tay cho bé mới phát hiện ra thì ngón tay đã hoại tử, tím đen từ khi nào. Mặc dù bé đã được nhập viện điều trị ngay nhưng cuối cùng các bác sĩ vẫn phải phẫu thuật tháo bỏ 2 đốt ngón tay của bé.
Bé có thể bị hoại tử ngón tay khi bị những sợi chỉ thừa trong bao tay quấn chặt quá lâu (Ảnh minh họa).
Trên thế giới cũng ghi nhận nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị các sợi chỉ thừa trong bao tay thít chặt vào ngón tay. Có bé được phát hiện sớm thì không ảnh hưởng gì, có bé phát hiện ra muộn như trường hợp trên, ngón tay đã bị hoại tử. Trong y khoa, đây được gọi là hiện tượng hair tourniquet, đó là hiện tượng một bộ phận nào đó trên cơ thể của trẻ bị quấn chặt bởi một sợi tóc hoặc sợi vải. Theo đó, chỉ trong vòng 3 - 5 phút, tại nơi ngón tay hoặc ngón chân bị sợi chỉ thắt chặt sẽ trở nên ửng đỏ, thâm tím và sưng phồng bởi lưu thông máu bị gián đoạn nghiêm trọng. Ngón tay hoặc ngón chân trẻ sưng phồng càng to thì vết thắt càng chặt khiến cho vết thương của trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý kịp thời.
Vì vậy, nếu đeo bao tay cho trẻ, bố mẹ cần lộn mặt trái của bao tay, bao chân, cắt bỏ hết các sợi chỉ thừa và thường xuyên thay bao tay cũng như kiểm tra tay, chân trẻ. Và việc đeo bao tay cũng chỉ nên duy trì trong tháng đầu tiên, sau đó trẻ nên được cởi bỏ bao tay để học cách khám phá thế giới.
Từ khóa » Khi Nào Trẻ Sơ Sinh Hết Cào Mặt
-
Làm Sao để Bé Không Tự Cào Mình ??? - Webtretho
-
Lý Do Không Ngờ Khiến Các Em Bé Thích 'cào Mặt ăn Vạ' - Emdep
-
Bé Khó Ngủ Và Hay đưa Tay Cào Mặt, Cào Mắt Liên Tục Khi Ngủ
-
Sự Phát Triển Của Trẻ Từ 1-6 Tháng Sau Sinh | Vinmec
-
Cách Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon Sâu Giấc | Vinmec
-
Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Dụi Mắt Và Làm Cách Nào để Ngăn Trẻ Làm ...
-
Trẻ Sơ Sinh Hay đưa Tay Cào Mặt?
-
Hại Nhiều Hơn Lợi Khi Lúc Nào Cũng đeo Bao Tay Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Cắt Móng Tay Lần đầu Cho Trẻ Sơ Sinh - Những điều Mẹ Cần Biết.
-
Trẻ Sơ Sinh Hay đưa Tay Cào Mặt
-
Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố - BẠN CÓ ĐEO GĂNG MANG VỚ ...
-
Có Nên đeo Bao Tay Cho Trẻ Sơ Sinh? Lời Khuyên Bạn Nên Tham Khảo
-
Trẻ Sơ Sinh Nào Cũng được Mẹ đeo Bao Tay Nhưng đó Là Việc Làm ...
-
Trẻ Bị Chàm ở Má - Top 5 Câu Hỏi Thường Gặp Nhất! | Medlatec