Trẻ Bị Chàm ở Má - Top 5 Câu Hỏi Thường Gặp Nhất! | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Trẻ bị chàm ở má - Top 5 câu hỏi thường gặp nhất!
- 05/08/2021 | Các yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm và những loại chàm thường gặp
- 19/05/2021 | Bệnh chàm sữa: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- 21/05/2021 | Bệnh chàm có lây không và những điều bạn cần biết
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm ở má
Chàm sữa là một dạng viêm da cơ địa hay viêm da mạn tính, thường phổ biến ở trẻ nhỏ độ tuổi dưới 2 tuổi. Chàm sữa không lây và thường tình trạng này sẽ giảm dần và khỏi khi trẻ lên 3 - 5 tuổi. Tuy nhiên bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô. Vì thế, các bà mẹ cần quan tâm và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài đến hơn 4 tuổi mà vẫn chưa được chữa khỏi, hoặc điều trị không đúng cách, sẽ dẫn đến những biến chứng như viêm da, mủ, chàm và bệnh chốc, nhiễm trùng da.
Trẻ bị chàm ở má là một loại viêm da cơ địa phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tình trạng trẻ bị chàm ở má mà một bệnh ngoài da nên rất dễ nhận biết bằng một số dấu hiệu và triệu chứng sau:
-
Da mặt bị dày lên, tăng sắc tố, sạm da ở các vùng da như vùng mí mắt, dưới mí mắt và vùng má của trẻ. Những vùng da gặp phải tình trạng này khi sờ vào sẽ có cảm giác thô ráp, khô và căng.
-
Xuất hiện những nốt mẩn đỏ chứa dịch như mụn nước trên da trẻ, mụn nước bùng phát trên da bé gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
-
Da trẻ bị chàm ở má thường có tình trạng khô, ngứa và tróc vảy.
-
Một số triệu chứng khác như: dị ứng, viêm mũi, hen,…
Tình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh được chia làm 3 loại
-
Cấp tính: vùng da gặp phải tình trạng này xuất hiện mụn nước có chứa dịch gây cảm giác ngứa ngáy ở trẻ.
-
Mãn tính: bong tróc ở vùng da bị tổn thương kèm theo khô rát, tróc vảy và thay đổi sắc tố da.
-
Bán cấp: là giai đoạn trung gian giữa mãn tính và cấp tính.
2. Các giai đoạn và triệu chứng đi kèm là gì?
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể nhận biết được từ những tháng đầu sau khi sinh. Theo thống kê, có đến 60% trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có nguy cơ bị chàm ở má. Trẻ mắc phải tình trạng này thường xuất hiện vết chàm ở má trong thời gian đầu sau đó lan sang các vị trí khác trên mặt. Ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau, trẻ bị chàm ở má là ở giai đoạn đầu, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ lan sang các vùng khác.
Vết chàm ở má thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
-
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: các vết chàm xuất hiện nhiều ở hai bên má và các vùng trán và trên da đầu.
-
Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: vết chàm xuất hiện ở các vị trí như đầu gối hay khuỷu tay. Do đây là độ tuổi tập bò nên những vị trí này thường cọ xát với mặt đất.
-
Từ 1 - 2 tuổi: chàm sữa xuất hiện nhiều hơn ở các vị trí nếp gấp của cơ thể bé như cổ tay, cổ chân, phía sau đầu gối và bên trong khuỷu tay.
3. Trẻ bị chàm ở má có nguy hiểm gì đến sức khỏe không?
Chàm ở má trong giai đoạn đầu có thể không gây hại gì đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên vết chàm thường gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ. Khi mắc phải bé thường quấy khóc, nếu không được quan tâm đúng mực trẻ có thế dùng tay cào lên mặt để đỡ ngứa, khi đó dễ gây nhiễm trùng cho da mặt.
Trẻ bị chàm ở má là một dạng bệnh ngoài da nên việc phát hiện rất dễ dàng, các bà mẹ nên sớm nhận biết được các triệu chứng của chàm sữa. Việc phát hiện và đưa trẻ đi gặp bác sĩ kịp thời sẽ giúp cho việc chữa trị dễ dàng và ít gây ra biến chứng sau này cho trẻ.
4. Trẻ bị chàm ở má có cần điều trị không?
Chàm sữa ở trẻ nhỏ là một loại viêm da cơ địa nên không có biện pháp đặc trị nào hiệu quả cho tất cả các trường hợp. Để chữa trị được tình trạng này trên da trẻ các bác sĩ sẽ dùng các biện pháp để giảm các triệu chứng trên da trẻ. Đồng thời, kết hợp với sự chăm sóc của gia đình để có kết quả tốt nhất. Khi chàm ở mức độ nặng có nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định dùng gel corticosteroid dạng dùng tại chỗ và tắm với dung dịch sát khuẩn.
Corticosteroid dạng dùng tại chỗ là một loại gel, kem bôi hoặc thuốc xịt ngoài da được sử dụng để giảm viêm và các cảm giác khó chịu ở trẻ bị chàm ở má. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé các bậc phụ huynh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng , thời gian và dạng dùng corticosteroid.
Tắm bằng dung dịch sát khuẩn là phương pháp được chỉ định đối với những trẻ thuộc trường hợp chàm sữa khó kiểm soát. Phương pháp này không chỉ giúp giảm các triệu chứng của chàm sữa mà còn giúp sát khuẩn, làm sạch da, kháng viêm. Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý và thận trọng tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sử dụng corticosteroid là một trong những cách hiệu quả để chữa trị khi trẻ bị chàm ở má
5. Chăm sóc trẻ bị chàm ở má như thế nào?
Trẻ bị chàm ở má không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm mà chỉ là một dạng viêm da nên chỉ cần chăm sóc tốt thì hoàn toàn có thể trị khỏi. Ngoài những biện pháp được các y bác sĩ chỉ định thì các bà mẹ có thể chăm sóc trẻ bị chàm ở má theo những cách sau:
Tắm cho trẻ đúng cách:
Tắm rửa vệ sinh da đúng cách là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây hại cho da bé. Khi tắm cho trẻ bị chàm ở má nên sử dụng nước ấm vừa phải và những loại sữa tắm dịu nhẹ phù hợp với làn da của trẻ, không tắm quá lâu và hạn chế chà xát mạnh làm tổn thương da.
Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm:
Đây là bước quyết định để giảm các triệu chứng chàm sữa ở trẻ, nên sử dụng những loại kem dưỡng ẩm nguồn gốc rõ ràng và không có mùi hương liệu. sử dụng dưỡng ẩm cho da bé 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả giảm đau tốt hơn.
Loại bỏ những tác nhân gây hại cho da trẻ:
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây hại như khói bụi, không khí khô, lông thú, bột giặt, phấn hoa, khăn lau thô ráp,… Những yếu tố trên sẽ tác động đến làn da nhạy cảm của bé và gây chàm ở má cùng các bộ phận khác của cơ thể.
Bên cạnh đó thực phẩm cũng là vấn đề cần chú ý, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu để tăng sức đề kháng và hạn chế các tình trạng dị ứng, viêm da. Đồng thời tránh những loại thực phẩm có thể gây dị ứng như trứng, lạc, sữa, hải sản,… Giúp trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng và giữ cho môi trường xung quanh trẻ được sạch sẽ thoáng mát là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng trẻ bị chàm ở má.
Vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc đúng cách là biện pháp hữu hiệu để điều trị trẻ bị chàm ở má
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích dành cho những bà mẹ đang chăm con nhỏ đặc biệt là những trẻ gặp phải tình trạng chàm ở má. Liên hệ ngay với đội ngũ y tế của MEDLATEC qua số Hotline 1900 56 56 56 để nhận được những lời khuyên tốt nhất cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ.
Từ khoá: chàm sữa Trẻ bị chàm ở má viêm da cơ địa trẻ sơ sinhBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Thứ Tư, 4 tháng 12, 2024Thấp tim sau viêm amidan gặp ở đối tượng nào? Phòng tránh...
Thấp tim sau viêm amidan là tình trạng phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất phát từ nhiễm trùng do vi khuẩn liên cầu nhóm A, tác nhân gây ra các bệnh như viêm họng, viêm amidan. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc làm rõ những thông tin về tình trạng bệnh. Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024Bệnh quai bị ở trẻ em: Nguyên nhân gây bệnh và những lưu...
Quai bị là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em và thường gây ra triệu chứng sưng đau tuyến nước bọt, thường là các tuyến mang tai. Bệnh có thể tự khỏi tuy nhiên một số trường hợp có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn ảnh hưởng sức khỏe sinh sản sau này của trẻ. Sau đây là những thông tin chi tiết hơn về quai bị ở trẻ em mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024Bệnh chốc ở trẻ em điều trị có phức tạp không và những đi...
Bệnh chốc lở ở trẻ em thường gặp ở các bé từ 2 - 5 tuổi, bệnh khiến da của trẻ bị nhiễm trùng, gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy bệnh chốc ở trẻ em là gì và điều trị như thế nào để trẻ nhanh chóng bình phục? Cha mẹ có thể tham khảo thêm các thông được MEDLATEC chia sẻ trong bài viết sau. Thứ Hai, 2 tháng 12, 2024Bệnh tíc ở trẻ: Hướng dẫn cha mẹ cách xử trí khi con có d...
Bệnh tíc là một bệnh thường gặp ở trẻ em, gây ra những cử động không tự nguyện và khó kiểm soát như chớp mắt, nháy mắt, nhún vai, hoặc phát ra âm thanh lặp lại như ho, khụt khịt. Những biểu hiện này tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là sự tự tin của trẻ. Bài viết này sẽ hướng dẫn cha mẹ cách xử trí khi con có dấu hiệu của bệnh tíc, từ đó giúp trẻ phát triển tốt nhất về mặt tinh thần và thể chất. Thứ Hai, 2 tháng 12, 2024Rụng tóc ở trẻ em 6 tuổi có đáng lo không? Cha mẹ cần làm...
Rụng tóc ở trẻ em 6 tuổi là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tình trạng này có thể do bệnh lý nhưng cũng có trường hợp là do căng thẳng quá mức, thiếu chất hoặc nhiều nguyên nhân khác. Vậy tình trạng này có thực sự đáng lo ngại không và các bậc cha mẹ nên xử trí như thế nào? Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » Khi Nào Trẻ Sơ Sinh Hết Cào Mặt
-
Mẹ Có Biết: Chẳng Những Không Cần Thiết Mà đeo Bao Tay Còn Khiến ...
-
Làm Sao để Bé Không Tự Cào Mình ??? - Webtretho
-
Lý Do Không Ngờ Khiến Các Em Bé Thích 'cào Mặt ăn Vạ' - Emdep
-
Bé Khó Ngủ Và Hay đưa Tay Cào Mặt, Cào Mắt Liên Tục Khi Ngủ
-
Sự Phát Triển Của Trẻ Từ 1-6 Tháng Sau Sinh | Vinmec
-
Cách Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon Sâu Giấc | Vinmec
-
Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Dụi Mắt Và Làm Cách Nào để Ngăn Trẻ Làm ...
-
Trẻ Sơ Sinh Hay đưa Tay Cào Mặt?
-
Hại Nhiều Hơn Lợi Khi Lúc Nào Cũng đeo Bao Tay Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Cắt Móng Tay Lần đầu Cho Trẻ Sơ Sinh - Những điều Mẹ Cần Biết.
-
Trẻ Sơ Sinh Hay đưa Tay Cào Mặt
-
Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố - BẠN CÓ ĐEO GĂNG MANG VỚ ...
-
Có Nên đeo Bao Tay Cho Trẻ Sơ Sinh? Lời Khuyên Bạn Nên Tham Khảo
-
Trẻ Sơ Sinh Nào Cũng được Mẹ đeo Bao Tay Nhưng đó Là Việc Làm ...