MẸ CƯƠNG SỮA SINH LÝ SAU SINH - Tuổi Thơ Mới
Có thể bạn quan tâm
MẸ CƯƠNG SỮA SINH LÝ SAU SINH
TRIỆU CHỨNG
Cương sữa là một hiên tượng sinh lý bình thường sau sinh từ 3-7 ngày đầu mà bất kỳ phụ nữ nào cũng gặp. Sau khi sinh thì ngực mẹ mềm, dần dần sẽ căng cứng hơn, đau rát tăng dần, dù hút sữa cũng không thể hút được bao nhiêu. Biểu hiện của cương sữa rất rõ rệt mà các mẹ có thể cảm nhận được: ngực sưng và đau, sờ vào cứng, đau, mức độ đau tùy người, thể có sốt và xuất hiện hạch ở nách.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân của cương sữa sau sinh là do sự tiết sữa được điều khiển bởi 2 hóc môn chính là Prolactin và Oxytocin. Prolactin là hóc môn tạo sữa , Oxytocin là hóc môn có bóp tuyến sữa. Prolactin được tiết nhiều nhất là lúc bé mới chào đời. Lúc này nhờ Procatin mà sữa được đổ về các nang sữa. Tuy nhiên lượng Oxytocin chưa đủ để làm co bóp tuyến sữa, vì thế sữa trong các nang không được giải phóng ra ngoài. Điều này làm bạn đau, khó chịu và bầu ngực căng cứng.
PHÒNG TRÁNH
Cách phòng tránh tốt nhất là làm thay công việc của oxytocin khi chưa có dấu hiệu sung, đau: ưu tiên cho bé bú tích cực, sau đó bạn nên massage kết hợp với vắt sữa ra từ giờ thứ 24 trở đi. Vắt sạch sữa sẽ giúp cho bầu vú trống, kích thích tiết sữa ( vú càng trống thì prolactin tiết càng nhiều).
Lúc này nên vắt sữa bằng tay là hiệu quả nhất, dùng máy vắt sữa giai đoạn này dễ đau rát, trầy đầu ti, lại không hủ đươc nhiều và sạch. Mẹ chịu khó làm trống bầu vú giai đoạn này thì sau đó sẽ đỡ bị cương sữa hơn.
NÊN LÀM GÌ?
- Khi đã cương sữa, các mẹ có thể tác dụng nhiệt trong thời gian ngắn để giúp làm mềm vú và để sữa chảy ra ngoài ngay khi bé bắt đầu cho bé bú. Để làm điều này, mẹ hãy nhúng một chiếc khăn vào nước ấm và đặt nó lên quầng vú, massage nhẹ nhàng để kích thích dòng chảy của sữa. Sau đó bạn dung tay bóp một ít sữa ra tước để làm giảm sự căng sữa, giúp tia dữa thong thoáng hơn và làm mềm vú để bé có thể mút tốt hơn. Mẹ không nên chườm ấm quá 3 phút vì có thể làm ngực bị căng hơn và khiến sữa khó chảy ra hơn
- Nếu mẹ bị căng sữa tới mức không chảy ra ngoài được thì ngưng sử dụng khăn ấm
- Xoa dịu cơn đau và giúp giảm sưng khi vú căng cứng bằng cách chừơm lạnh. Mẹ có thể cho vài viên đá lạnh vào chậu nước lấy 4-6 cái khăn sữa nhứng nước đá đắp lên bầu ngực ( nên dùng nhiều khăn để giúp giữ nhiệt lâu hơn ) thời gian đắp là 10-15 phú cho cả hai bên đầu ngực. Bạn nên chườm lạnh mỗi 2-3 giờ/ lần trong vòng 24h -48 giờ đầu kể từ khi có hiện tượng cương sữa
- Mẹ hãy cố gắng kích thích trước mỗi cữ cho bé bú hoặc hút sữa để giúp tuyến sữa co bop bằng cách massage bầu ngực và dùng ngón tay massage đầu vú. Việc này giúp cho tử cung co hồi tốt hơn, do hoạt động kích thích đã tạo ra một lượng oxytocin nhất định, đồng thời hỗ trợ co bóp tuyến sữa, đẩy sữa ra ngoài.
- Sau khi đã massage, cho bé bú trực tiếp, đúng khớp ngậm, tiếp tục vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa. Khi ngực trống và sạch sữa, mẹ sẽ đở đau, nang sữa vẫn cưng nhưng sẽ xẹp dần dần. Luôn nhớ sau mỗi cữ cho bé bú hoặc vắt, thì mẹ nêm chườm lạnh vào ngực nhé.
KHÔNG NÊN LÀM GÌ?
- Không chườm nóng, quá nóng trong thời gian dài hoặc dùng các phương pháp như đắp xôi nếp, men rượu, lá mít..... vì sẽ làm giản nở các ống sữa và nang sữa. Lúc này bầu vú đang cương lên và đang cần co bóp, nếu chườm nóng sẽ làm cho các ống sữa và các nang sữa giãn ra khiến cho việc co bóp tuyến sữa trở nên khó khăn hơn. Mặt khác, nếu chươm quá nóng có thể làm phù nề các mạch máu dưới tuyến vú gây vỡ mạch và dễ gây tổn thương vú, gây viêm vú, áp xe vú. Ngoài ra, chườm nóng bầu vú sẽ kích thích tạo thêm sữa do ống sữa đã giãn nở, tăng thêm sức chứa, trong khi đường ra cho sữa thì chưa thông thoáng, càng tăng thêm sự căng cứng và đau đớn cho mẹ.
- Không day ấn bầu ngực quá mạnh, không cố gắng chịu đựng cơn đau khi tác động lực mạnh vào đầu ngực. Theo sinh lý, các mạch máu và mao mạch dưới da tiếp tục giãn ra khi cương sữa, nếu day ấn quá mạnh sẽ vô tình làm tổn thương da và mạch máu tuyến vú. Hậu quả có thể gây viêm vú và áp xe vú.
- Không nhờ người lớn bú mút, vì miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn, rất dễ tấn công vào các ống dẫn sữa, gây viêm nhiễm. Chưa kể người lớn còn không có khớp ngậm đúng, thực hiện cũng không hiệu quả.
Hiện tượng cương sữa sau sinh là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, vì vậy nếu vượt qua được từ 7-10 ngày đầu, tuyến vú sẽ hoạt động tốt hơn, co bóp nhịp nhàng hơn. Do đó mẹ cũng đừng quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
Nguồn: Sách Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến
Từ khóa » Căng Sữa Sinh Lý Sau Sinh
-
Cương Sữa Sinh Lý Sau Sinh Và 7 Cách Xử Lý Nhanh Chóng - Nutrihome
-
Sự Khác Nhau Giữa Cương Sữa Và Tắc Tia Sữa | Vinmec
-
Căng Sữa Sau Sinh - Vấn đề Không Nên Chủ Quan
-
Căng Tức Sữa ở Sản Phụ Sau Sinh Và 4 Cách Xử Trí Nhanh Chóng
-
Phân Biệt Cương Sữa Sinh Lý Sau Sinh Và Tắc Tia Sữa
-
[PHÂN BIỆT] Cương Sữa Sinh Lý Sau Sinh Và Tắc Tia Sữa - FaGoMom
-
Xử Trí Bị Cương Sữa Sau Khi Sinh Các Mẹ Cần Biết
-
Cương Sữa Sinh Lý Sau Sinh: 3 Bước Xử Lý Nhanh
-
Bầu Ngực Căng Sữa, Mẹ Làm Gì để Thoát Khỏi Tình Trạng Này?
-
GIẢI PHÁP CĂNG SỮA SAU SINH CHO MẸ BỈM
-
LÀM GÌ KHI TUYẾN VÚ CĂNG SỮA SAU SANH? - SIH
-
Tắc Tia Sữa: Nỗi ám ảnh Kinh Hoàng Của Các Mẹ Sau Sinh | Medlatec
-
Phân Biệt Cương Sữa Và Tắc Sữa Mẹ Bỉm Cần Biết? - TutiCare
-
Xử Trí Những Phiền Toái ở Vú Sau Sinh