Mẹ đã Biết Các Món Cháo Cho Bé 6 Tháng Tuổi đủ Chất, Dễ Làm?
Có thể bạn quan tâm
Khi nói về thức ăn dặm khởi đầu cho bé thì có lẽ cháo là sự lựa chọn hàng đầu của đa số các mẹ.
Cháo cũng có vô số các công thức, các cách kết hợp và chế biến vô cùng phong phú đa dạng và quan trong nhất là làm sao để phù hợp với đặc điểm từng tháng tuổi của trẻ, đặc biệt là thời điểm 6 tháng mới bắt đầu chập chững bước vào ăn dặm.
Mẹ hãy đọc bài viết sau để khỏi "lạc lối” trong thế giới cháo muôn màu này nhé!
MỤC LỤC
Cháo cho bé 6 tháng có thể nấu với gì?
Lượng ăn dặm cho bé 6 tháng
Các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Các món cháo cho bé 6 tháng tuổi
Cháo trắng
Cháo sữa
Cháo rau củ
Cháo ngũ cốc
Cháo hoa quả
Cháo các loại đậu
Cháo cho bé 6 tháng có thể nấu với gì?
6 tháng là thời điểm bé mới bắt đầu làm quen với thức ăn mới, bé vẫn đang quen thuộc với kết cấu loãng và mùi vị của sữa, do vậy mẹ nên thử nghiệm với các loại cháo ngọt và loãng trước tiên. Cháo ngọt là loại chỉ bao gồm bột gạo hoặc bột ngũ cốc kết hợp với sữa và rau củ.
Cháo ở giai đoạn này thường được nấu loãng và nghiền nhuyễn mịn nên còn được gọi là bột.
Sau đây là hàm lượng các nhóm chất phù hợp trong 1 ngày theo thực đơn ăn dặm cho be 6 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng
- Nhóm tinh bột: 20-30g. Mẹ có thể lựa chọn đa dạng các loại gạo tẻ, yến mạch, ngũ cốc…
- Nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ: Rau củ: 20g; Quả chín: 50-100g. Mẹ nên chọn các loại rau củ quả lành tính, dễ tiêu hóa như bí đỏ, súp lơ xanh, cà rốt, bơ, chuối…
>> Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng (30 ngày đầu)
>> Kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của mẹ 9x
>> Các món cháo cho bé 7 tháng tuổi cực ngon và đầy đủ dinh dưỡng
Cháo bí đỏ lành tính và tốt cho sức khoẻ của bé ăn dặm
Ngoài ra một vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm là nấu cháo cho bé 6 tháng có nêm gia vị không? Nhiều người vẫn cho rằng nấu nhạt như thế đến người lớn còn không ăn được, làm sao bé ăn được?
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng cơ quan vị giác của trẻ ở sơ sinh rất khác so với người lớn. Số lượng gai vị giác phát triển mạnh mẽ giúp trẻ cảm nhận mùi vị của thức ăn một cách nhạy cảm hơn rất nhiều lần so với người lớn.
Thêm vào đó, trong thực phẩm luôn chứa một lượng muối và đường tự nhiên. Lượng gia vị gia tăng còn gây áp lực lên các chức năng gan và thận vốn chưa phát triển hoàn thiện của bé.
Bé còn cần được cảm nhận hương vị tự nhiên nhất, đặc trưng nhất của các loại thực phẩm, đây cũng là cách bé học hỏi về thế giới xung quanh.
Lượng ăn dặm cho bé 6 tháng
Tại thời điểm bắt đầu ăn dặm này, hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian để thích nghi với kết cấu thức ăn mới không phải là sữa. Đây cũng là một kỹ năng cá nhân hoàn toàn mới mẻ, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nhóm cơ nhỏ.
Do đó, bé cần học cách há miệng, đón thức ăn, di chuyển lưỡi và tập nuốt. Bởi thế, mẹ nên bắt đầu với 1 bữa/ngày. Khoảng 3 ngày đến 1 tuần đầu tiên, mẹ chỉ nên cho bé làm quen với 2-3 thìa nhỏ và nông.
Sau đó, mẹ quan sát bé để thể tăng dần số lượng và độ đặc của bột cho phù hợp với khả năng thích nghi của bé.
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý thử dị ứng với mỗi loại thức ăn mới. Mẹ có thể giới thiệu một loại thức ăn mới trong ba ngày liên tiếp để nhận biết được đâu là loại gây dị ứng cho bé.
Khi đã giới thiệu một số loại thực phẩm nhất định và thử dị ứng cho bé, mẹ có thể kết hợp 2-3 loại thực phẩm trong một bữa để làm phong phú hương vị và đa dạng chất dinh dưỡng hơn.
Điều quan trọng nhất hoàn toàn không phải là lượng ăn bao nhiêu, mà đó là không khí của bữa ăn luôn ngập tràn vui vẻ và hào hứng. Các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng đều lưu ý rằng tuyệt đối không ép bé ăn! Bởi vì không phải em bé nào cũng sẵn sàng ăn dặm lúc 6 tháng tuổi.
Có những em bé bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn thời điểm này, do mỗi trẻ là một cá thể có tốc độ phát triển không giống nhau. Bé có thể ăn nhiều, hoặc ăn ít, hoặc từ chối không ăn lượng thức ăn mà mẹ kỳ vọng.
Ép ăn còn gây áp lực khiến bé sợ ăn, ngay cả khi ăn nhiều nhưng cũng không hấp thụ được, và thậm chí còn gây ra biếng ăn tâm lý rất khó khắc phục.
Mẹ nên cho bé ăn dặm từ lượng ít và tăng dần lên
Các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bao gồm:
Ăn dặm BLW
Ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm truyền thống
Ăn dặm kết hợp
Các món cháo cho bé 6 tháng tuổi
Cháo trắng
Cháo trắng được hiểu là cháo gạo tẻ được ninh nhừ và làm nhuyễn mịn. Đây có lẽ là lựa chọn đầu tiên của hầu hết các mẹ Việt khi thiết lập thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Việc chuyển đổi từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang cháo là một bước ngoặt đối với thói quen ăn uống của bé.
Vì vậy, món cháo trắng với vị nhạt, mát đơn thuần của gạo tẻ sẽ giúp trẻ dễ dàng làm quen với việc ăn dặm hơn. Cháo được nấu nhuyễn nhừ cũng rất thân thiện với hệ tiêu hóa đang còn non nớt của trẻ.
Để nấu cháo trắng, mẹ chỉ cần chuẩn bị gạo tẻ ngon, vo sơ cho bớt bụi bẩn, rồi ninh nhừ thành cháo. Sau đó, mẹ xay nhuyễn hoặc lọc qua rây để cho bé ăn.
Cháo ở thời điểm này chỉ nên đặc hơn sữa một chút để bé làm quen dần. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng gạo đã xay thành bột để nấu cũng sẽ tiết kiệm thời gian hơn.
Cháo sữa
Cháo sữa được hiểu là kết hợp sữa mẹ/sữa công thức với một loại thực phẩm thuộc nhóm tinh bột (như yến mạch) hoặc nhóm rau củ quả có chứa tinh bột (như khoai tây, khoai lang…) để tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Mẹ tăng giảm lượng sữa để đạt được độ loãng hay đặc phù hợp với khả năng ăn thô của bé.
Với món cháo sữa này, bé vẫn được ăn sữa nhưng là theo một cách mới lạ và kích thích vị giác hơn.
Món cháo sữa mẹ nấu cho bé
Cháo rau củ
Các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, súp lơ xanh, rau ngót, rau cải bó xôi... sẽ đem đến cho bé những trải nghiệm vị giác mới mẻ bằng những hương vị riêng của chúng.
Để nấu cháo rau củ, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu là 2 thìa cháo trắng loãng (khoảng 30ml), 1 thìa rau củ được hấp chín và nghiền nhuyễn. Mẹ chỉ cần cho cháo trắng cùng rau củ quả rây tán nhuyễn vào nhau là xong rồi! Với bé tiêu hóa tốt, mẹ có thể thêm một chút dầu oliu vào bước cuối cùng.
Mẹ cũng có thể để riêng cháo trắng và rau củ nghiền nhuyễn để bé ăn lần lượt từng món. Cách này còn giúp tăng nhận thức cho bé về mùi vị đặc trưng của từng loại rau củ.
Cháo ngũ cốc
Cháo ngũ cốc là sự kết hợp của nhiều loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì, lúa mạch, hạt kê…
Mẹ có thể chọn một vài loại ngũ cốc để xay thành bột rồi rang chin, sau đó bảo quản trong lọ kín ở nơi thoáng mát.
Mỗi lần nấu, mẹ chỉ cần lấy 2 thìa bột ngũ cốc nấu với nước hoặc sữa là đã có món cháo ngũ cốc thơm ngon bổ dưỡng cho bé rồi đó! Mẹ lưu ý không xay sẵn quá nhiều vì với khí hậu nóng ẩm, bột ngũ cốc dễ bị mốc và rất khó nhận biết bằng mắt thường.
Cháo hoa quả
Có những loại quả như lê, chuối, táo, bơ khi kết hợp với bột gạo hay yến mạch sẽ tạo thành món cháo ngọt rất vừa miệng. Với những loại quả cứng như táo, lê, mẹ thái hạt lưu, cho vào nồi hấp chín rồi xay nhỏ.
Với những loại quả chín mềm như bơ, chuối… mẹ có thể nghiền nhuyễn mà không cần hấp. Sau đó mẹ cho quả đã xay hoặc nghiền vào nấu cùng với cháo trắng hoặc bột yến mạch. Rất đơn giản và nhanh chóng phải không mẹ?
Cháo các loại đậu
Các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu lăng… có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, không chỉ tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ mà còn thúc đẩy hệ tiêu hóa, cái thiện trao đổi chất trong cơ thể.
Cũng bởi đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao nên ở giai đoạn này, mẹ chỉ nên chọn 1 loại đậu trong 1 bữa cho bé.
Cách nấu rất đơn giản, mẹ chỉ cần ngâm đậu trong nước với thời gian thích hợp của từng loại đậu, rồi đem hấp chín mềm, nghiền nhuyễn và cuối cùng là trộn với cháo trắng hoặc khoai lang, bí đỏ…
Mẹ có thể thêm nước hoặc sữa để điều chỉnh độ đặc nhé! Cháo đậu thường có vị béo ngậy giúp bé ăn dặm ngon miệng mà không bị ngán.
Để biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi một cách khoa học và bổ sung đầy đủ các nhóm chất thiết yếu, mẹ hãy tham khảo ngay POH Easy Two (15-49 tuần) nhé!
Mẹ được hướng dẫn bài bản, chi tiết, giúp bé ăn dặm vui vẻ hào hứng và thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ thời điểm bắt đầu.
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo
Từ khóa » Các Món Cháo Rây Cho Bé 6 Tháng
-
Thực đơn ăn Dặm Truyền Thống Cho Bé 6 - 7 Tháng | Vinmec
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân Vừa Ngon Vừa Dễ Nấu
-
26 Thực đơn Cho Bé ăn Dặm 6 Tháng Tuổi đủ Chất, Mau Lớn, Tăng Cân
-
Các Món ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Kiểu Nhật, BLW, Truyền Thống
-
#1 [Thực Đơn Ăn Dặm] Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân Của Chuyên Gia
-
Gợi ý 10 Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 5 -6 Tháng Tuổi Dinh Dưỡng
-
Cách Nấu Cháo Xay Nhuyễn Cho Bé 6 Tháng Tuổi - Bách Hóa XANH
-
Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Rây Cho Be 6 Tháng ... - Ohhvietnam
-
Các Món Cháo ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi Ngon Và Dinh Dưỡng
-
Cách Nấu Cháo Rây Cho Bé Ăn Dặm Chuẩn Mẹ Nhật - PinkSpoon
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi đúng Phương Pháp - MarryBaby
-
30 Thực đơn ăn Dặm Truyền Thống Cho Bé 6 Tháng Tuổi! - Fitobimbi
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Với Món Cháo - Yêu Trẻ