Mẹ đang Cho Con Bú Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì?

Vì đang cho con bú nên những gì mẹ ăn mẹ uống cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ thông qua sữa mẹ. Do đó mẹ đang cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để an toàn cho trẻ.

1. Mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú?

Chuyên gia giải đáp: mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú tiếp không?
Chuyên gia giải đáp: mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú tiếp không?

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus gây ra và lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc qua giọt bắn hô hấp. Do đó khi mẹ bị cảm cúm vẫn có thể cho con bú bình thường. Tuy nhiên chú ý đeo khẩu trang, rửa sạch tay và lau đầu vú sạch sẽ mới cho trẻ bú hoặc vắt sữa cho trẻ bú bằng bình với sự trợ giúp của người thân. Việc này sẽ giúp hạn chế khả năng lây cúm cho trẻ qua tiếp xúc.

2. Đang cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì?

2.1. Acetaminophen/Paracetamol

Bị cảm cúm khi đang cho con bú mẹ nên uống thuốc Acetaminophen
Bị cảm cúm khi đang cho con bú mẹ nên uống thuốc Acetaminophen

Mẹ đang cho con bú bị cảm cúm có thể dùng paracetamol hoặc acetaminophen để điều trị cúm. Acetaminophen là hợp chất làm giảm đau và hạ sốt. Acetaminophen có thể đi vào sữa mẹ nhưng không làm ảnh hưởng đến trẻ nên là loại thuốc không kê toa cho các bà mẹ đang cho con bú.

2.2. Ibuprofen

Đang cho con bú bị cảm uống thuốc gì? Ibuprofen khá an toàn cho mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) có tác dụng giúp giảm đau và hạ sốt. Thuốc được dùng để điều trị nhức đầu, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang và cúm. Ibuprofen có thể đi vào sữa mẹ nhưng không ảnh hưởng đến trẻ. Thuốc không được khuyến cáo cho người bị loét dạ dày và hen suyễn.

2.3. Thuốc trị cảm cúm có thành phần Dextromethorphan

Thuốc Dextromethorphan trị cảm cúm nhanh giúp mẹ tiếp tục cho con bú
Thuốc Dextromethorphan trị cảm cúm nhanh giúp mẹ tiếp tục cho con bú

Các thuốc dextromethorphan an toàn cho những bà mẹ đang cho con bú. Vì vậy, đây là câu trả lời thích hợp cho câu hỏi “cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì“. Nhưng nếu mẹ bị hen suyễn, tiểu đường, bệnh gan hoặc viêm phế quản mãn tính thì nên tránh dùng thuốc này.

2.4. Bromhexine và guaifenesin

Bromhexine và guaifenesin là thuốc cảm cúm dành cho mẹ cho con bú, được lựa chọn để điều trị triệu chứng ho khan trong cảm cúm và cho tác dụng an toàn với cả mẹ và bé. Thuốc có tác dụng giúp điều trị ho và hạ huyết áp.

2.5. Amoxicillin

Đang cho con bú bị cảm cúm nên uống thuốc Amoxicillin
Đang cho con bú bị cảm cúm nên uống thuốc Amoxicillin

Đây là thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị trong trường hợp cảm lạnh và xoang. Thuốc được đánh giá là an toàn với cả mẹ và trẻ với tác dụng phụ rất hiếm và tự biến mất mà không gây nguy hiểm. Mẹ chỉ nên dùng thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú này khi có chỉ định của bác sĩ.

2.6. Thuốc trị cảm cúm chứa Kẽm gluconat

Kẽm gluconat là hợp chất được sử dụng trong nhiều loại thuốc điều trị cảm lạnh và cảm cúm, thường ở dạng chai xịt thông mũi hoặc viên uống dạng nén. Đang cho con bú uống thuốc cảm cúm gì thì mẹ hãy chọn kẽm gluconat. Mẹ chỉ nên sử dụng 12 mg/ngày và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

2.7. Chlorpheniramine và hydroxyzine

Thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú Chlorpheniramine và hydroxyzine
Thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú Chlorpheniramine và hydroxyzine

Chlorpheniramine và hydroxyzine là thuốc được dùng để điều trị sổ mũi, nghẹt mũi hoặc viêm mũi dị ứng. Chlorpheniramine và hydroxyzine đều an toàn cho mẹ đang cho con bú. Khi sử dụng có thể mẹ và bé bị các tác dụng phụ như đau bụng, khó chịu và buồn ngủ, tuy nhiên các tác dụng phụ này không quá nghiêm trọng và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

3. Những loại thuốc trị cảm mẹ cho con bú không nên dùng

Mẹ đang cho con bú bị cúm nên tránh uống những loại thuốc như Aspirin
Mẹ đang cho con bú bị cúm nên tránh uống những loại thuốc như Aspirin
  • Aspirin: Thuốc Aspirin có thể làm giảm chức năng của thận trong việc duy trì nồng độ pH máu. Ngoài ra còn có thể gây ra hội chứng Reye vô cùng nguy hiểm, một bệnh hiếm gặp có liên quan trực tiếp đến não và gan của bé gây ra hiện tượng như phù não, thoái hóa tế bào thần kinh, suy gan… ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không xử lý kịp thời.
  • Codein và dihydrocodeine: Thuốc giảm đau này sẽ được chuyển hóa thành morphin ở gan sau khi dùng và gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, cũng gây ra chứng tiêu chảy, buồn ngủ và suy nhược ở trẻ.
  • Pseudoephedrine: Tuy thuốc được sử dụng như một thuốc chống ngạt mũi để làm sạch sự tích tụ chất nhầy trong xoang và mũi. Nhưng lại có thể làm giảm việc sản xuất prolactin ở người mẹ nên có thể làm giảm khoảng 24% lượng sữa mẹ và khiến trẻ bị thiếu cân.
  • Phenylephrine: Đây là một thuốc dùng trong điều trị ngạt mũi, thuốc có tác dụng tương tự như pseudoephedrine và có thể gây buồn ngủ ở trẻ sơ sinh.

4. Mẹ cho con bú cần lưu ý vài điểm ngoài việc uống thuốc

Bên cạnh uống thuốc, mẹ cần chú ý biện pháp phòng lây nhiễm cúm sang bé
Bên cạnh uống thuốc, mẹ cần chú ý biện pháp phòng lây nhiễm cúm sang bé

Rửa tay trước khi chơi với con

Trước khi tiếp xúc với trẻ như khi cho trẻ bú, bế trẻ hay thay bỉm, tắm cho trẻ… thì mẹ nên đeo rửa tay bằng xà phòng hay nước rửa tay sát khuẩn để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn, virus trên tay.

Đeo khẩu trang khi cho con bú

Do cảm cúm lây qua đường tiếp xúc hay giọt bắn do người bệnh ho, hắt hơi… nên mẹ cần đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho trẻ khi bế trẻ bú. Đeo khẩu trang cũng có tác dụng ngăn lây nhiễm với người trong nhà hoặc đồ vật chung.

Hạn chế gần gũi với con

Rửa tay, đeo khẩu trang sẽ tránh lây nhiễm cúm từ mẹ sang trẻ nhưng tốt nhất mẹ nên hạn chế tiếp xúc, gần gũi trẻ. Mẹ có thể dùng máy vắt sữa rồi nhờ người nhà hỗ trợ cho trẻ bú bình hoặc nhờ tắm táp cho trẻ hàng ngày cho đến khi mẹ khỏi cảm cúm hẳn.

Cùng với việc dùng thuốc điều trị các triệu chứng cúm thì mẹ có thể chọn dùng sản phẩm hỗ trợ giảm thời gian mắc cúm nhờ có tác dụng tăng cường sức đề kháng đồng thời hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Sản phẩm này có chứa các thành phần là thảo dược tự nhiên nên an toàn cho người sử dụng như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Các thảo dược này với liều lượng thích hợp được kết hợp trong một sản phẩm sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN trong đó có cảm cúm. Sản phẩm thích hợp để mẹ đang cho con bú bị cúm sử dụng vì tác dụng hạn chế tác động của virus và tăng sức đề kháng cho mẹ.

Như vậy, bài viết đã giới thiệu các loại thuốc trị cảm cúm cho mẹ mới sinh an toàn phổ biến hiện nay, giúp giải đáp thắc mắc “cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì” cho nhiều mẹ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe bản thân và em bé tốt hơn.

>> Xem thêm: Cảm cúm ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Từ khóa » đang Cho Con Bú Bị Cảm Lạnh Uống Thuốc Gì