Thuốc Giảm đau Hạ Sốt Nào Cho Bà Bầu An Toàn - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm dành cho người lớn
Cảm - sổ mũi- Hapacol Cảm cúm
- Hapacol Capsules
- Hapacol Flu day
- Hapacol CS Day
- Hapacol CF
- Hapacol Sủi
- Hapacol 650
- Hapacol 650 extra
- Hapacol Đau Nhức
- Hapacol Extra
- Hapacol Caplet 500
- Hapacol ACE 500
- Hapacol Blue
Sản phẩm dành cho trẻ em
Cảm – sổ mũi- Hapacol 250 Flu
- Hapacol 150 Flu
- Hapacol 250
- Hapacol Child
- Hapacol 150
- Hapacol 325
- Hapacol 80
SKĐS – Khi mang thai, một lời khuyên tốt nhất cho đối tượng này là không nên dùng thuốc, vì thuốc có thể qua nhau thai ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Khi mang thai, một lời khuyên tốt nhất cho đối tượng này là không nên dùng thuốc, vì thuốc có thể qua nhau thai ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình mang thai, nhiều bà mẹ đã bị sốt (với nhiều nguyên nhân khác nhau). Vậy dùng thuốc nào an toàn?
MỤC LỤC NỘI DUNG
- Tại sao bà mẹ mang thai cần phải đặc biệt lưu ý?
- Ðược và mất của các thuốc hạ sốt
- Với paracetamol
- Với aspirin
- Với ibuprofen
- Dùng thuốc nào an toàn?
Tại sao bà mẹ mang thai cần phải đặc biệt lưu ý?
Trong các đối tượng dùng thuốc cần đặc biệt lưu ý thì bà mẹ mang thai là một đối tượng cần lưu tâm. Có nhiều lý do khiến cho việc dùng thuốc trở nên quan trọng, nhưng ba trong số các lý do đó là: tránh biến cố dị tật cho thai nhi, tránh sẩy thai trong 3 tháng đầu và tránh sinh non vào 3 tháng cuối. Tất cả các thuốc dùng không an toàn đều có thể dẫn tới một hoặc cả ba biến cố trên. Chúng sẽ khiến cho quá trình mang thai bị đình chỉ và sức khỏe thai kỳ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Giai đoạn thai kỳ mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý đến từng loại thuốc
Vấn đề sốt ở bà mẹ mang thai trở nên thường gặp hơn bao giờ hết. Đa phần hiện tượng sốt liên quan đến viêm họng, viêm mũi, viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa. Khoan hãy bàn tới việc điều trị nguyên nhân cho các bệnh này, chúng ta hãy bàn tới chuyện kiểm soát thật tốt triệu chứng sốt cho bà mẹ mang thai. Bởi lẽ sốt châm ngòi cho sự rối loạn nước và điện giải, một vấn đề vốn dĩ rất cấm kỵ ở phụ nữ mang thai. Sốt sẽ tạo thêm nguy cơ đe dọa cho các bà mẹ có yếu tố thuận lợi cho tiền sản giật và sản giật. Sốt quá cao sẽ làm tăng thêm nguy cơ sẩy thai và đẻ non. Việc thử thách sốt với bà mẹ mang thai là thực sự không cần thiết và rất không nên. Do đó, vấn đề kiểm soát thật tốt sốt và thật đúng lúc với bà mẹ mang thai là rất quan trọng.
Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt.
Xem thêm:Sốt Bao Nhiêu Độ Được Xem Là Cao? – Hapacol
Ðược và mất của các thuốc hạ sốt
Trong danh mục các thuốc hạ sốt có thể dùng hiện nay, có ba loại rất thường gặp trên thực tế là paracetamol, aspirin và ibuprofen. Không một thuốc nào có ưu điểm tuyệt đối, cũng không một thuốc nào có tai hại toàn bộ. Xét trên khía cạnh ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi, mỗi thuốc có một số mặt được và một số mặt mất như sau.
Với paracetamol
Mặt được có khá nhiều ưu điểm. Chúng là thuốc tương đối an toàn: không gây dị tật thai nhi, không gây sẩy thai trong 3 tháng đầu, không dẫn tới đẻ non trong 3 tháng cuối. Paracetamol lại tương đối dễ dùng, ít tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em sau khi sinh. Paracetamol được bào chế đa dạng, phù hợp với nhiều đặc điểm riêng của các bà mẹ: dạng gói, dạng viên, dạng siro, dạng cốm, dạng viên nén, dạng viên sủi bọt… Tuy nhiên, thuốc có tác dụng trên gan rất đáng dè chừng. Đây là hợp chất hóa học gây viêm gan điển hình và viêm gan nặng nếu dùng không đúng cách. Do đó, trong quá trình dùng phải lưu ý tác dụng phụ này của thuốc.
Với aspirin
Thuốc hạ sốt tốt, tác dụng nhanh, có công hiệu giảm đau hữu hiệu (mạnh hơn paracetamol, vốn rất thích với bà mẹ mang thai), có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu ngừa những biến cố đông máu trong một số trường hợp cụ thể. Thuốc thường được bào chế dạng viên nén rất dễ dùng. Có một số người, phản ứng hạ sốt rất nhạy với aspirin. Tuy vậy, thuốc lại có khá nhiều nhược điểm như có thể gây sẩy thai trong 3 tháng đầu tiên (nguy cơ là rất lớn, lên tới 80%). Thuốc không gây ra dị tật thai nhi nhưng lại có thể gây ra chứng đóng sớm ống động mạch ở trẻ em ngay từ thời điểm trước khi sinh. Những sự cố này của aspirin là không thể chấp nhận được với bà mẹ mang thai. Bên cạnh đó, thuốc có thể gây viêm loét dạ dày – tá tràng nên không thích hợp cho bà mẹ có tiền sử viêm loét trước đó.
Với ibuprofen
Có thể nói rằng nhiều bà mẹ ưa dùng vì thuốc có khả năng hạ sốt tương đối tốt (mặc dù có phần kém paracetamol), lại có thêm tác dụng giảm đau rất tốt (vượt hẳn paracetamol) (vì nhiều trường hợp bà mẹ mang thai có triệu chứng sốt kèm với đau (ví dụ như đau đầu trong sốt cảm cúm chẳng hạn). Song cần dùng thuốc này rất thận trọng. Ibuprofen được cảnh báo mức độ nguy hiểm D với thai kỳ, mức độ gần cao nhất. Người ta thấy ibuprofen có liên quan mật thiết tới biến chứng sẩy thai trong 3 tháng đầu tiên (liên quan tương đối chặt chẽ). Ibuprofen cũng được chỉ ra làm tăng nguy cơ gây ra đóng sớm ống động mạch ở bào thai, một biến cố rất không có lợi. Vì thế, hơn bất cứ thuốc nào, ibuprofen rất cần thận trọng khi dùng cho bà mẹ mang thai.
Dùng thuốc nào an toàn?
Điểm mặt các thuốc ở trên, có thể so sánh thấy giữa mặt được và mặt mất của thuốc, chúng ta có thể thấy, paracetamol tuy không có nhiều ưu điểm dược học như hai loại thuốc còn lại, song chúng là thuốc an toàn nhất. Xét trên quan điểm hạ sốt, kiểm soát sốt cho bà mẹ mang thai chỉ nên dùng paracetamol như thuốc đầu tay. Liều khuyên dùng là 1 viên 500mg cho một lần sốt từ 38,50C trở lên. Lặp lại liều này với các cơn sốt tiếp theo sau từ 4-6 giờ giờ đồng hồ. Một ngày dùng không quá 6 viên.
Hiện nay, đã có dòng thuốc Hapacol sủi dành cho người lớn chứa 500mg Paracetamol giúp điều trị các triệu chứng đau và giúp hạ sốt ở người bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt. Nếu mẹ bầu thắc mắc Hapacol sủi có dùng được cho phụ nữ mang thai không thì mẹ hoàn toàn yên tâm nhé. Hapacol sủi dùng tương đối an toàn cho thai nhi, đương nhiên mẹ cần tham vấn qua ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.
Trong trường hợp đặc biệt, ví dụ như bà mẹ mang thai bị viêm gan b, paracetamol sẽ được đưa xuống thành thuốc thế hệ 2. Khi đó sẽ ưu tiên aspirin rồi đến ibuprofen, tất nhiên phải tính đến các tiền sử bà mẹ có, ví dụ tiền sử sẩy thai.
Việc dùng thuốc hạ sốt sẽ rất an toàn nếu như bạn chỉ dùng sau bữa ăn, dùng trong liều quy định, không tự ý vượt quá liều trong một lần uống và trong một ngày. Khi đó thuốc dùng không những không phương hại đến thai nhi mà còn bảo đảm một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm: 8 cách hạ sốt cho bà bầu an toàn chỉ với các mẹo nhỏ
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Các bài viết khác5 loại thuốc giảm đau hạ sốt cho người lớn thông dụng nhất
Sốt là cách cơ thể chống nhiễm trùng hiệu quả nhất. Người từ 18 tuổi trở lên thường không cần dùng thuốc... Xem chi tiết >>CÁC LOẠI THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT DỄ SỬ DỤNG CHO TRẺ EM
Khi trẻ bị sốt từ 38,5 độ C trở lên là lúc dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho bé. Tuy nhiên... Xem chi tiết >>Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z giúp bé mau lớn
Với chị em sắp trở thành mẹ bỉm sữa, việc chăm sóc bé sơ sinh chính là kiến thức quan trọng nhất... Xem chi tiết >>KHI NÀO CẦN UỐNG THUỐC GIẢM ĐAU ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ TỐT?
Thuốc giảm đau chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết và chỉ mang lại hiệu quả khi được sử dụng... Xem chi tiết >>4 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI TRẺ BỊ SỐT CAO VIÊM HỌNG
Là bệnh đặc trưng khi thời tiết chuyển mùa, sốt cao viêm họng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy bố mẹ... Xem chi tiết >>Đau nhức thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau vùng thắt lưng hay đau thắt lưng là triệu chứng rất phổ biến. Những cơn đau thắt lưng này có thể... Xem chi tiết >> Sản phẩm liên quanHapacol 250
Thuốc bột sủi bọt.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Cảm cúm
Viên nén.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Sủi
Viên nén sủi bọt.
Hộp 4 vỉ x 4 viên.
Hapacol 650
Viên nén.
Hộp 10 vỉ x 5 viên.
Hapacol Capsules
Viên nang cứng
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Tin nổi bật
10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi Đau đầu: Dấu hiệu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị Hiểu rõ về sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Dấu hiệu, triệu chứng cụ thểTừ khóa » đang Cho Con Bú Bị Cảm Lạnh Uống Thuốc Gì
-
Mẹ Bị Cảm Có Nên Cho Con Bú? 7 Thuốc Trị Cảm Cúm An Toàn Cho Mẹ ...
-
Phụ Nữ Cho Con Bú Bị Cảm Cúm Nên Dùng Thuốc Gì?
-
Mẹ đang Cho Con Bú Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì?
-
Mẹ Bị Cảm Cúm, Có Nên Cho Con Bú? - Vinmec
-
Có Nên Dùng Thuốc Trị Cảm Khi đang Cho Con Bú? - MarryBaby
-
Có Nên Uống Thuốc Cảm Cúm Khi Cho Con Bú? - VnExpress Sức Khỏe
-
Mẹ Cho Con Bú Bị Cảm Uống Thuốc Gì? Có Nên Cho Con Bú Tiếp Không?
-
Cách Chữa Cảm Lạnh Sau Sinh Hiệu Quả - Không Hại Sữa
-
[Giải đáp] Mẹ đang Cho Con Bú Uống Thuốc Cảm được Không?
-
Phụ Nữ Sau Sinh Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì? - Sieuthitaigia
-
Bị Cảm Lạnh, Uống Thuốc Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Mẹ đang Cho Con Bú Bị Ho, Sổ Mũi, Cách Chữa Trị ít Ai Biết
-
Cảm Xuyên Hương - Bệnh Viện YHCT Nghệ An
-
Top 15 Cho Con Bú Bị Cảm Thì Uống Thuốc Gì