Mẹ Đốp - Chèo (Tóm Tắt, Hoàn Cảnh St, Nội Dung, Nghệ Thuật, Sơ đồ ...
Có thể bạn quan tâm
Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Xã trưởng - Mẹ Đốp bao gồm hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Xã trưởng - Mẹ Đốp - SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo.
Xã trưởng - Mẹ Đốp - Chèo
Mục lục nội dung I. Khái quát tác phẩm Xã trưởng - Mẹ Đốp1. Xuất xứ2. Thể loại3. Nội dung chính4. Giá trị nội dung 5. Giá trị nghệ thuật 6. Tác phẩm Xã trưởng - Mẹ Đốp7. Sơ đồ tư duyII. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Xã trưởng - Mẹ ĐốpI. Khái quát tác phẩm Xã trưởng - Mẹ Đốp
1. Xuất xứ
a. Chèo Quan Âm Thị Kính
- Quan Âm Thị Kính là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam, ra đời khoảng thế kỉ 17, được thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật, ... vào thế kỉ 20
- Nội dung chính: Thiện Sĩ, con của Sùng Ông, Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái của Mãng Ông. Một đêm, Thị Kính ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán lên, cha mẹ chồng chạy vào, đổ cho nàng có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, được thầy đặt pháp danh là Kính Tâm. Thị Màu, con gái phú ông vốn lẳng lơ, ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu có thai với Nô - người ở nhà phú ông. Bị làng bắt vạ, thị đổ cho Tiểu Kính, Kính Tâm bị đuổi ra tam quan, Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Tiểu Kính hàng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát.
- Vở chèo mang nhiều giá trị đối với những nghệ thuật tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt và có nhiều bài học ý nghĩa đối với cuộc sống con người
b. Đoạn trích Xã trưởng - Mẹ Đốp
- Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng.
- Văn bản được in trong Kịch bản chèo, quyển 1, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, trang 282 - 288 và 324 - 327.
2. Thể loại
Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát triển mạnh ở phía bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.
Nhờ vào ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo được coi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc. Không chỉ phổ biến từ thời xa xưa, mà ngày nay chèo vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong lòng của khác giả nơi kinh thành Thăng Long nói riêng và đất nước ta nói chung. Hiện nay, trong hệ thống âm thanh sân khấu thì hát chèo cùng với hát chầu văn là những môn nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất.
Đây là loại hình nghệ thuật dân gian cùng với sự ra đời phát triển lâu dài từ thế kỷ 10 cho đến nay. Nên đa đi sâu vào đời sống xã hội của người dân Việt nam, phản ánh đầy đủ các góc nhìn của dân tộc: Lạc quan, yêu nước, nhân ái, giản dị, kiên cường, bất khuất, … Cũng chính vì những nội dung đó mà Chèo có đầy đủ các thể loại văn học như: Anh hùng sử thi, lãng mạn, thơ ca,… hơn hẳn các loại hình truyền thống khác hiện nay.
>>> Xem thêm: Soạn bài Xã trưởng - Mẹ Đốp SGK 10 trang 128 - Văn Chân trời sáng tạo
3. Nội dung chính
Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng.
4. Giá trị nội dung
- Văn bản cho thấy sự phê phán đối với những tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính trêu ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc và khinh người, tự cao và không có đạo đức.
- Phần nào thể hiện xã hội cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo điều, quy định khắt khe qua hình phạt gõ mõ đối với Thị Màu.
5. Giá trị nghệ thuật
- Giọng điệu hài hước, châm biếm, mỉa mai.
- Thể hiện đặc trưng của sân khấu chèo ở hình tượng nhân vật, ngôn từ, giọng điệu, lời thoại.
6. Tác phẩm Xã trưởng - Mẹ Đốp
XÃ TRƯỞNG: (ra) Tại dân vi tổng lí
Quốc pháp hữu công hầu?
Ơn dân xã thuận bầu
Tôi đứng đầu hàng xã
Nay cơ chừng động mả?
Thị Mầu đã hoang thai
Chiểu: lệ làng” ngả vạ° không sai
Bắt khoán” cứ một trăm quan quý?
(gọi) Thằng bố Đốp đâu?
MẸ ĐỐP: Đứa nào đến chất gì ngoài ấy?
XÃ TRƯỞNG: Tao đây! Thầy xã đây! Ra ngay có việc cần nhái
MẸ ĐỐP: Bố cháu trẩy! tỉnh lĩnh bằng? rồi ạ!
Làm cái thứ mổ” thì băng với sắc cái gì?
MẸ ĐỐP: Dạ, bố cháu cắp tráp! theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi ạ!
Có chăng thì chết Chồng vắng thì vợ thay, ra ngày thầy bảo!
MẸ ĐỐP: Này chị em ơi,
Thương chồng nên phải lầm than
Phép đâu có bắt việc quan đàn bà.
Thánh đế lên ngôi
Chẳng giấu gì mẹ Đốp là tôi
Tuy hình dáng miệng nói rằng cò”
Khách đến nhà, Đốp mới bò ra
Miệng chào khách những câu như cắt
Ngày hôm nay xướng ca lạc đạc”
Dựng mõ lên cung phụng làm trò.
Ô rằng vậy:
Chẳng giấu gì mẹ đình đám là tôi
Nghề ăn nói tôi vào trang đúng mực
Bất phận danh nhi tài túc
Vô chế lệnh nhi dân tòng”
Một mình tôi cả xã ngóng trông
Điều phải trái tôi nay trước bác?!
XÃ TRƯỞNG: Con này láo! Mày vật tao đi mà trước bảo dân tao à?
MẸ ĐỐP: Nó là thế này: Làng có việc gì, thầy sai con đi rao mỡ,
Từ việc hỉ cho trí việc hảo!
Giấy quan về là phải báo với tôi
Tôi chưa ra là làng chữa được ngồi.
XÃ TRƯỞNG: Cái con mẹ Đốp này! Nhật nhật đa hĩ, lộng giả thành chân”.
Mày chưa ra thì làng chưa được ngồi thời mày là bà tiên chữ làng này à?
MẸ ĐỐP: Dạ, nó là thế này: Con chưa ra trải chiếu thì làng ngôi xuống đất hay sao?
XÃ TRƯỞNG: Ờ con mẹ Đốp nó nói thế mà có lí
MẸ ĐỐP: Có thơ rằng:
Mõ tôi cả tiếng? lại dài hơi
Một xã cử bầu chẳng phải chơi
Mộc đạc” vang lừng hoà cả xã
Kim thanh° dóng dả” khắp đồi nơi
Gần xa chốn chốn đều nghe hiệu
Làng nước ai ai cũng quý nhời”
Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt
Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.
XÃ TRƯỞNG: Thơ hay đấy nhỉ.
MẸ ĐỐP: Thầy có mang giấy bút đi không?
XÃ TRƯỞNG: Giấy bút để làm gì?
MẸ ĐỐP: Thầy khen thơ hay thì chép lấy đem về nhà mà treo!
XÃ TRƯỞNG: Hay là hay với cánh mõ nhà mày, chứ xã trưởng lại treo thơ mõ à?
MẸ ĐỐP: Sao thầy lại cứ nhìn tôi thế vậy?
XÃ TRƯỞNG: Nhà Bếp lớp này xem ra ảnh gái dễ coi lắm nhỉ?
MẸ ĐỐP: Thưa thầy, con còn hiếm! lắm ạ! Mới được có mười cháu thôi ạ,
XÃ TRƯỞNG: Tốt nái mới nhất Này, nhà Đốp! Hôm nào mát giời, táo sang gửi mày một đứa nhái
MẸ ĐỐP: Thây chớ nói vậy! Bố cháu đứng ngoài kia nó nghe thấy rồi nó lại ghen!
XÃ TRƯỞNG: Ghen cái gì? Thấy mày mát tay nên tập định đưa sang gửi mày nuôi hộ vài đứa chứ tao lại thèm... thèm... ấy à? Dở hồn!
Sao cũng có ngày đấy! Thôi đi rao mõ đi
MẸ ĐỐP: Thầy bảo rao thế nào ạ?
Nghe đây này:
Trình làng trình chạ
Thượng hạ tây đông
Con gái phú ông
Tên là Mầu Thị
Tư tình ngoại ý”
Mãn nguyệt có thai
Mời già trẻ gái trai
Ra đình mà ăn khoán.
Còn ông Đồ Điếc không nghe thấy thì phải vào tận nhà nghe chưa?
MẸ ĐỐP: Thầy nói một mạch thế thì con nhớ làm sao được. Hay là thế này vậy: Nhà cháu đi trước đánh mõ, thầy đi sau rao hộ nhà cháu.
XÃ TRƯỞNG: Thế ra tao làm dây tớ mõ à? Láo nào!
MẸ ĐỐP: Vậy thầy thủng thắng nói lại để nhà cháu nhập tâm vậy!
(bốc miệng xã trưởng bỏ vào dải yếm)
XÃ TRƯỞNG: Kìa sao mày lại bốc mộ tao bó vào đấy, hả?
MẸ ĐỐP: Không bó vào đấy thì nhà cháu không nhớ được ạ!
XÃ TRƯỞNG: Kìa, có nhấc cao cái dải yếm lên không, uế tạp hết mõm tao còn gì?
MẸ ĐỐP: Cao lắm rồi! Ù, ừ. Giãy nảy! Đi này, đi này! Thế là xong tất, xong hết!
XÃ TRƯỞNG: Sao không rao lên, kia?
MẸ ĐỐP: Xong tất cả rồi đấy al
XÃ TRƯỞNG: Tao bảo mày đi rao cơ mà.
MẸ ĐỐP: Dạ, người ta bảo “Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở”. Nhà cháu mở tung cả ra đấy thôi.
(Xã Hưởng đánh mẹ Đốp)
MẸ ĐỐP: Ối bố Đốp ơi là bố Sếp ơi! Đi đâu để thầy Xã thầy ấy ăn hiếp tôi đây này.
XÃ TRƯỞNG: Thôi, thôi! Lọt tại làng sáng tai họ! bây giờ! Nín đi!
Thôi tao xin mày! Rồi tao đền cho thúng thóc! Đi ra đi
Nhớ vào mời bằng được cạ Đề Điếc, nhớ đấy nghe không?
(hạ)
(Theo Hà Văn Cầu (Chủ biên), Kịch bản chèo, quyển 1,
Hội văn nghệ dân gian Việt Nam - NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014, tr. 282 - 288 và 324 - 327)
7. Sơ đồ tư duy
II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Xã trưởng - Mẹ Đốp
Câu 1: Liệt kê theo bảng sau những từ ngữ, hình ảnh trong lời thoại của hai nhân vật khi họ nói về công việc thường ngày của mình và của người còn lại:
| Nói về xã trưởng | Nói về mẹ Đốp và chồng |
Xã trưởng | - Tại dân vi tổng lí Quốc pháp hữu công hầu.. | - Đi rao mõ... |
Mẹ Đốp | - làng chửa được ngồi... | - Mộc đạc vang lừng Kim thanh dóng dả... |
Từ bảng trên, hãy nêu nhận xét về thái độ, quan điểm của hai nhân vật.
Lời giải:
Xã trưởng | - Tại dân vi tổng lí Quốc pháp hữu công cầu Ơn dân xã thuận bầu Tôi đứng đầu hàng xã | - Đi rao mõ - Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì ? |
Mẹ Đốp | - Các cụ chửa được ngồi - Thầy sai con đi rao mõ | - Mộc đạc vang lừng Kim thanh dóng dả - Bất phận danh nhi tài túc Vô chế lệnh nhi dân tòng - Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi |
Nói về xã trưởng
+ Xã trưởng: Tự hào mà nói mình được chọn làm lí trưởng là do người dân đều đồng ý chọn, coi mình như là vua ở đây
+ Mẹ Đốp: Đả kích, châm chọc chức xã trưởng
Nói về mẹ Đốp và chồng
+ Xã trưởng: Khinh bỉ ra mặt, coi thường những người thấp kém hơn mình
+ Mẹ Đốp: Dùng những từ ca ngợi nghề của mình cũng được trân trọng, cũng được dân bầu. Nói về chồng luôn dùng những từ thẳng thắn để nói về những gì chồng đạt được
Câu 2: Yếu tố hài hước được tạo nên từ những thủ pháp nào? Thử hình dung khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng cử chỉ, hành động như thế nào ?
Lời giải:
Thủ pháp nghệ thuật
+ Từ đồng âm ''bằng'' ;''Bố cháu trẩy tỉnh lĩnh băng rồi ạ/ Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì''
+ Những từ ngữ giản dị, môc mạc, đặc trưng cua làng quê: đốp chát, bố cháu, chửa, con mẹ Đốp, tốt nái
+ Khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng cử chỉ chân chất, nhanh nhạy, tinh nghịch
Câu 3: Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật nào trong các kiểu nhân vật chính yếu của chèo cổ? Theo bạn, sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải tư tưởng, triết lí dân gian
Lời giải:
Mẹ Đốp thuộc kiểu hề - nhân vật hài hước, gây cười. Cụ thể thì hề áo ngắn là Mẹ Đốp , đại diện cho tầng lớp nhân dân (bị trị) luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái, hể hả qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày.
Sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng hình tượng hóa các quan điểm, triể lí dân gian giúp việc truyền tải dễ dàng hơn, dễ hiểu hơn
Câu 4: Vẽ bức tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở chèo “Quan Âm Thị Kính”
Lời giải:
(Thị Mầu lên chùa – tranh sưu tầm)
>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Chân trời sáng tạo
-----------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Xã trưởng - Mẹ Đốp trong bộ SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!
Từ khóa » Nhân Vật Mẹ đốp
-
" Mẹ Đốp Là Gì, Nghĩa Của Từ Đốp, Tìm Những Vở Chèo Cổ Đã Mất
-
" Mẹ Đốp Là Gì, Nghĩa Của Từ Đốp, Tìm Những Vở ... - XmdForex
-
Chân Dung "Mẹ Đốp" Nơi Công Sở - AFamily
-
Mẹ Đốp Thuộc Kiểu Nhân Vật Nào Trong Các Kiểu Nhân ...
-
Đặc Sắc Mô Hình Vở Chèo Cổ 'Quan Âm Thị Kính' - Báo Mới
-
Mẹ Đốp Thuộc Kiểu Nhân Vật Nào Trong Các Kiểu ...
-
Mẹ Đốp Thuộc Kiểu Nhân Vật Nào Trong Các Kiểu Nhân Vật ... - Khóa Học
-
Đặc Sắc Chèo Cổ/ Xã Trưởng Mẹ Đốp - YouTube
-
Xã Trưởng – Mẹ Đốp SGK Ngữ Văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
-
Mẹ Đốp Là Gì - Tu Là Chuyển Nghiệp
-
Xã Trưởng - Mẹ Đốp | Tác Giả Tác Phẩm Lớp 10
-
'Mẹ Đốp' Nơi Công Sở | Tin Tức Online