Xã Trưởng - Mẹ Đốp | Tác Giả Tác Phẩm Lớp 10

Xã trưởng - Mẹ Đốp

1. Thể loại

- Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

- Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát.

- Các vở chèo nổi tiếng như Lưu Bình - Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính,...

2. Xuất xứ

a. Chèo Quan Âm Thị Kính

- Quan Âm Thị Kính là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam, ra đời khoảng thế kỉ 17, được thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật,... vào thế kỉ 20

- Nội dung chính: Thiện Sĩ, con của Sùng Ông, Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái của Mãng Ông. Một đêm, Thị Kính ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán lên, cha mẹ chồng chạy vào, đổ cho nàng có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, được thầy đặt pháp danh là Kính Tâm. Thị Màu, con gái phú ông vốn lẳng lơ, ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu có thai với Nô - người ở nhà phú ông. Bị làng bắt vạ, thị đổ cho Tiểu Kính, Kính Tâm bị đuổi ra tam quan, Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Tiểu Kính hàng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát.

- Vở chèo mang nhiều giá trị đối với những nghệ thuật tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt và có nhiều bài học ý nghĩa đối với cuộc sống con người

b. Đoạn trích Xã trưởng - Mẹ Đốp

- Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng.

- Văn bản được in trong Kịch bản chèo, quyển 1, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, trang 282 - 288 và 324 - 327.

3. Giá trị nội dung

- Văn bản cho thấy sự phê phán đối với những tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính trêu ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc và khinh người, tự cao và không có đạo đức

- Phần nào thể hiện xã hội cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo điều, quy định khắt khe qua hình phạt gõ mõ đối với Thị Màu

- Thể hiện văn hóa dân gian trong văn bản qua ngôn từ, lời lẽ của nhân vật

4. Giá trị nghệ thuật

- Giọng điệu hài hước, châm biếm, mỉa mai

- Thể hiện đặc trưng của sân khấu chèo ở hình tượng nhân vật, ngôn từ, giọng điệu. lời thoại

Từ khóa » Nhân Vật Mẹ đốp