Mẹ Lùi 3 Bước, Bố Tiến 2 Bước: Quy Tắc Dạy Con Trai Cha Mẹ Cần Biết

Thực tế, sự phát triển trí tuệ và ngôn ngữ của bé trai có phần chậm hơn so với các bé gái. Việc mệt mỏi khi nuôi dạy con trai có thể là do bố mẹ đã áp dụng sai cách. Khi nuôi dạy con trai, các bậc phụ huynh nhất định phải biết tới quy tắc: “Mẹ lùi 3 bước, bố tiến 2 bước”. Vậy, quy tắc này cụ thể là gì?

Mẹ lùi ba bước

Bước 1: Không cằn nhằn

Một lần tới công viên, tôi thấy cậu bé 4-5 tuổi đang leo lên một ngọn đồi, đi lên đi xuống rất vui. Mẹ cậu bé đi qua bắt đầu cằn nhằn: Không được làm như thế, cẩn thận quần áo bẩn, ngã thì đừng trách mẹ… Người mẹ nói ngày càng nhanh, nhiều và gay gắt nhưng cậu bé vẫn phớt lờ.

me-lui-3-buoc-bo-tien-2-buoc-quy-tac-day-con-trai-cha-me-can-biet-5

Từ góc độ nuôi dạy trẻ, con trai leo trèo là trải nghiệm hạnh phúc; nhưng từ góc độ người mẹ đây lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người mẹ sợ con mình bị thương, nhưng càng nói con càng không nghe lời, người mẹ lại càng tức giận và nói nhiều hơn. 

Theo nhiều nghiên cứu, não của bé trai xử lý ngôn ngữ yếu hơn bé gái. Là phụ nữ, các bà mẹ cẩn trọng hơn, giỏi thể hiện ngôn từ hơn nên khi trẻ không nghe lời, người mẹ dễ có phản ứng thái quá. Tuy nhiên, việc cằn nhằn lại khiến con trai càng chống trả quyết liệt. 

Nhiều bé điếc có chọn lọc thực chất lại là một kiểu tự bảo vệ mình. Mẹ cằn nhằn quá nhiều có thể khiến con tổn thương, lo sợ, mất đi dũng khí. Trong quá trình nuôi dạy con trai, một bà mẹ thông thái sẽ hiểu, việc yêu thương, chăm sóc con là quan trọng nhất, nhiều khi nhượng bộ một chút cũng không sao.  

Bước 2: Không kiểm soát

Những bà mẹ thích kiểm soát sẽ biến những quy tắc và yêu cầu của mình thành tối thượng, không quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của con trai mình. Họ lo lắng quá mức, cho rằng con trai mình không được phép sai lầm khi đưa ra lựa chọn và cũng không thể chấp nhận việc con mình phạm lỗi.

Việc kiểm soát quá mức khiến trẻ mất tự chủ, ngày càng suy nghĩ và sống tiêu cực. Sự kiểm soát mà mẹ dành cho con không phải là tình yêu mà là sự tổn thương. Một bà mẹ thông thái sẽ cho con mình được tự do, thoải mái lựa chọn và làm chủ cuộc đời. 

Bước 3: Không bao bọc quá mức

me-lui-3-buoc-bo-tien-2-buoc-quy-tac-day-con-trai-cha-me-can-biet-1

Câu nói: Lấy cái nghèo để nuôi con trai luôn đúng trong hầu hết các trường hợp. Hầu hết các bà mẹ sẽ luôn dành tình mẫu tử thiêng liêng để che chở cho con. Tuy nhiên, con trai cần phải học được cách vượt qua khó khăn, trở thành người đàn ông mạnh mẽ rắn rỏi. Khi con ngã, con khóc hay cần giúp đỡ, mẹ lùi 1 bước mới là khôn ngoan.  

Bố tiến hai bước

Bước 1: Tích cực chơi với con

Một trong những điều quan trọng nhất mà một người cha nên làm đó là dành thời gian cho con mình. Đây cũng là thời gian để hai cha con hiểu nhau hơn. Theo các nhà tâm lý học, bố vắng nhà thường xuyên cũng không sao. Chỉ cần về nhà mỗi người cha dành thời gian chơi với con, trở thành người bạn chất lượng của con.

Cha sẽ dạy cho con biết một người đàn ông sẽ như thế nào, làm gì. Có bố bên cạnh, con trai sẽ được nuôi dưỡng thành người dũng cảm và sống có trách nhiệm. 

Bước 2: Trở thành hình mẫu của con

me-lui-3-buoc-bo-tien-2-buoc-quy-tac-day-con-trai-cha-me-can-biet-2

Tỷ phú trẻ Hoắc Khải Cương có quan niệm nuôi dạy con cái vô cùng độc đáo. Anh từng gây ấn tượng khi đăng ảnh cả gia đình 3 người - trong đó có cả con trai mình cấy lúa trên đồng, gieo mạ cấy lúa, tay chân lấm lem bùn đất.  

Sau đó, cả nhà sẽ nấu một bữa ăn nông trại đơn giản trong nhà kho tồi tàn. Với hình thức giáo dục này, trẻ sẽ nhận được ý nghĩa công việc thực sự, hiểu được một bữa rau cơm đạm bạc là điều đáng trân trọng. 

Kết quả, dù có bố là tỷ phú, mẹ là vận động viên nổi tiếng nhưng con trai Hoắc Khải Cương rất hòa đồng và không hề kiêu ngạo. Từ đó có thể thấy, cha là hình mẫu tốt nhất cho con trai của mình. Cha tuy ít nói nhưng luôn dành cho con tình yêu thương đủ đầy. Người cha sống gương mẫu, con trai ông ấy sẽ độc lập, mạnh mẽ và nhiệt tình.

Xem thêm: Nhà có cha nghiêm, thường có con hiền tài: Cha mẹ trước hết phải nghiêm khắc với chính mình

Từ khóa » Cha Tiến Mẹ Lùi