“Mẹ ơi, Tại Sao Mẹ Lại Cãi Nhau Với Bố?" Câu Trả Lời Của Bạn Sẽ ảnh ...
Có thể bạn quan tâm
Một buổi tối nọ, cô bạn thân gửi cho tôi một tin nhắn nói:
"Phải làm sao bây giờ? Con gái thấy tớ cãi nhau với chồng. Nó vô cùng sợ hãi và liên tục hỏi tại sao lại cãi nhau với bố..."
Tối đó, vợ chồng cô ấy xảy ra cãi vã vì chủ đề Tết này ăn Tết ở đâu.
Đợt dịch bệnh năm ngoái, vợ chồng cô ấy bị yêu cầu ăn Tết tại chỗ, không về quê được.
Vì vậy, năm nay ai cũng muốn tranh thủ về quê, nhưng về quê ai thì họ lại đều kiên định với ý kiến của riêng mình.
Cứ nói cứ nói rồi thì thành ra cãi vã.
Cuộc cãi vã này đã khiến cô con gái hoảng hốt.
Trước câu hỏi của con gái, cô ấy không biết phải trả lời như thế nào, chỉ biết bảo con "không có gì, con ngủ đi".
Nhưng càng nghĩ lại càng thấy sai lầm, lo con gái sẽ bị bóng đen tâm lý nên tìm người cho lời khuyên.
Là một người từng trải, tôi vô cùng hiểu nỗi lo của cô ấy hiện tại.
Tranh chấp vợ chồng là điều không thể tránh khỏi, nhưng trong mắt những đứa trẻ đơn giản và nhạy cảm, nó chẳng khác gì một thảm họa.
Chúng không biết chuyện gì đang xảy ra trong ngôi nhà vốn rất ấm áp và hòa thuận.
Chúng lại càng không hiểu tại sao cha mẹ lại có thể cãi nhau tới mức đỏ mặt tía tai như vậy.
Một bậc thầy về giáo dục, từng nói:
"Đâu đâu cũng là cuộc sống, tức là đâu đâu cũng là giáo dục, toàn xã hội là một môi trường sống, cũng tức là môi trường giáo dục."
Việc giải thích "tại sao bố mẹ lại cãi nhau" với trẻ tưởng chừng như một chuyện rất nhỏ nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều kiến thức.
01
"Chuyện người lớn, con không cần quan tâm"
Cha mẹ càng trốn tránh, con cái càng bất an
Một cặp mẹ con nọ tới tham gia một chương trình truyền hình thực tế về hạnh phúc gia đình.
Người mẹ vừa bước lên sân khấu đã nói với giọng có vẻ rất bất bình, gay gắt phản đối con gái mình yêu đương với gia sư cũ của con.
Cô con gái tủi thân, không hiểu vì sao mẹ lại tức giận tới như vậy.
Với cô con gái, người mẹ hiện tại đang rất vô lý.
Khoảng thời gian cô bé học lớp 12, bố mẹ cô bé cãi nhau đòi ly hôn.
Đáng lẽ cần phải chuẩn bị cho kỳ thi một cách nghiêm túc, nhưng ngày nào cô bé cũng thấy bố mẹ ở nhà cãi nhau, làm loạn.
Cô bé không chịu được nữa, muốn biết rốt cuộc có chuyện gì xảy ra với bố mẹ nhưng mẹ lại chỉ nói với cô bé một câu "chuyện người lớn, trẻ con không cần quan tâm".
Một mặt lo lắng cho cha mẹ, mặt khác lại hoang mang lo lắng cho tương lai, bản thân không biết phải giải quyết thế nào.
Cho dù có hỏi như thế nào, tất cả những gì cô bé nhận được chỉ là sự trốn tránh và từ chối.
Mặc dù bố mẹ luôn nói "con chỉ cần tập trung vào việc học thôi", nhưng cô bé từ lâu đã không còn muốn học nữa.
Sống trong cảnh hỗn loạn và lo lắng cả ngày, kết quả là cô bé đã trượt ngôi trường đại học mà mình mong muốn.
Cô bé cảm thấy chán nản hơn với người mẹ "yêu mình".
Nhà trị liệu tâm lý người Anh Philippa Perry nói trong cuốn sách của mình rằng:
"Xung đột khiến trẻ rơi vào tình trạng cảnh giác, đe dọa cảm giác an toàn của chúng và cũng khiến trẻ kém cởi mở và tò mò về thế giới.
Năng lượng và sự tập trung của chúng chuyển sang một chế độ ứng phó khẩn cấp nào đó."
Khi có xung đột trong mối quan hệ cha mẹ, đứa trẻ sẽ chỉ nghĩ ra đủ những tưởng tượng xấu.
Trong cơn hoảng loạn, điều duy nhất chúng có thể nghĩ đến là thảm họa, nỗi sợ hãi và sự lạ lùng của việc lạc lõng.
Trong một gia đình, vấn đề lớn nhất không phải là những cuộc cãi vã.
Thay vào đó, nó là sự không rõ ràng, sự trốn tránh, là rõ ràng có gì đó xảy ra nhưng lại chỉ nói với con trẻ rằng "không sao cả, con không cần để ý".
Môi trường như vậy sẽ chỉ khiến trẻ bất an, mất cảm giác an toàn và càng dễ chối bỏ bản thân.
02
Mỗi một bậc cha mẹ đều là "dự báo cảm xúc" với con cái
Có người từng làm một cuộc khảo sát: "Bạn có nhớ lần mà ba mẹ bạn cãi nhau kịch liệt nhất không?"
Hơn 3/4 số người được hỏi cho biết: Tôi không nhớ, chỉ biết rằng lúc đó tôi rất sợ, rất sợ.
Đúng vậy!
Khi nhiều đứa trẻ lớn lên, bức tranh xung đột giữa cha mẹ thời thơ ấu của chúng không còn sâu sắc.
Tuy nhiên, những cảm giác tiêu cực trong quá khứ ngày càng tích tụ trong ký ức, và sự kết tủa ngày càng sâu.
Carl Jung, bậc thầy về tâm lý học phân tích tính cách, đã đề xuất một khái niệm về "bóng đen":
"Những cảm xúc không thể bày tỏ, ẩn trong bóng tối, không biến mất, nhưng lại xuất hiện theo những cách mang tính phá hoại mà chúng ta không thể kiểm soát được."
Đây là lý do tại sao nhiều bậc cha mẹ không hiểu:
Rõ ràng đó là một cuộc cãi vã rất bình thường, nhưng nó đã giáng một đòn nặng nề cho đứa trẻ và tạo nên một vết thương lòng suốt đời.
Trẻ con mong manh hơn nhiều so với bạn tưởng tượng.
Chú ý đến "đứa trẻ" bên trong của chúng và quan tâm đến cảm xúc của chúng mới có thể giải quyết hiệu quả nút thắt, phá vỡ nỗi sợ hãi và bảo vệ cuộc sống của chúng.
Một MC nổi tiếng từng chia sẻ một câu chuyện như này.
Có lần cô và chồng đã cãi nhau nảy lửa, và cảm xúc của họ gần như mất kiểm soát.
Vì cãi vã căng thẳng mà cô ấy quên mất đứa con đang ở bên cạnh.
Chỉ đến khi nhìn thấy đứa trẻ đang trốn trong góc đầy sợ hãi, họ mới nhanh chóng dừng lại và nhanh chóng bình tĩnh lại cảm xúc.
Sau khi bình tĩnh lại, họ cùng nhau bước vào phòng của con và chân thành nói "xin lỗi" với con:
"Ba mẹ vừa làm một điều ngu ngốc, nhưng ba và mẹ vẫn yêu nhau và yêu con rất nhiều. Hy vọng điều đó không làm con sợ".
Có lẽ một ngày nào đó, khi chứng kiến cảnh bố mẹ cãi vã, đứa trẻ sẽ nhớ lại cảm giác của mình lúc đó.
Nhưng chúng cũng sẽ tin rằng dù cha mẹ cãi nhau nhưng họ không bỏ qua mình.
Hãy kịp thời ngăn chặn sự mất mát để ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực không ngừng lan tỏa trong trái tim mỏng manh của con trẻ.
Cha mẹ tốt không phải không bao giờ cãi nhau.
Chỉ là họ hiểu rằng những cuộc cãi vã căng thẳng đi kèm với những cảm xúc khó chịu, có thể khiến trẻ suy nghĩ lung tung.
Điều quan trọng nhất là hạn chế trí tưởng tượng sai lầm của trẻ về những cuộc cãi vã, xua tan nỗi sợ hãi và bảo vệ cảm giác an toàn bên trong trẻ hơn bao giờ hết.
Dù trong hoàn cảnh nào thì việc quan tâm đến cảm xúc của trẻ là tiền đề đầu tiên.
03
Nhà tâm lý học nổi tiếng Li Songwei đã kể một câu chuyện như vậy.
Một người bạn với tâm trạng tức giận đến gặp anh, nói rằng anh ta và vợ đã cãi nhau trước mặt con của mình, rất lo lắng rằng nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đứa trẻ.
Khi nghe bạn nói xong, Li Songwei đã khuyên bạn mình:
"Sai lầm" đã xảy ra, và có thể đó là cơ hội để đứa trẻ học được điều gì đó.
Đôi khi, việc cha mẹ "không đáng tin cậy" cũng rất quan trọng.
Dù cãi nhau là chuyện không hay nhưng nếu đã xảy ra rồi thì cần bình tĩnh và mấu chốt là bạn cách giải quyết.
Nếu đã không thể thay đổi thực tế của cuộc "cãi vã", hãy điều chỉnh cách đối phó với nó:
Đầu tiên, hãy bình tĩnh làm rõ và nói với trẻ rằng "đó không phải là lỗi của con".
Một đứa trẻ khi chứng kiến bố mẹ cãi vã quá nhiều lần, chúng sẽ chỉ có thể âm thầm chịu đựng, đồng thời đổ hết mọi lỗi lầm cho chính mình, cho rằng bố mẹ ly hôn là do chúng không hiểu chuyện.
Trên thực tế, đây là một sự tự trách bản thân chí mạng với một đứa trẻ.
Để tránh trường hợp trẻ đoán sai như vậy, ngay từ đầu cha mẹ phải bình tĩnh giải thích cho trẻ hiểu:
"Đó không phải lỗi của con, đó chỉ là xích mích nhỏ khi cha mẹ đang cố gắng giải quyết một vấn đề nào đó thôi."
Nói cho trẻ biết sự thật và bảo vệ cảm giác an toàn của trẻ ở mức độ cao nhất là ý thức tự giác lớn nhất của các bậc cha mẹ.
Thứ hai, hãy thẳng thắn thừa nhận và để trẻ nhận ra rằng "xung đột là bình thường, và cha mẹ không hoàn hảo 100%".
Một số cha mẹ sợ những cuộc cãi vã bị con cái nhìn thấy, phần lớn là vì họ không muốn phá hủy ảo tưởng của con cái về cha mẹ của họ.
Nhà tâm lý Li Songwei nói rằng là cha mẹ thì phải dám thừa nhận và biết rằng cuộc sống của họ không hoàn hảo.
Khi con cái trải qua việc cha mẹ mắc phải sai lầm, nỗi sợ mắc lỗi có thể sẽ giảm đi một chút.
Trở thành một bậc cha mẹ thực tế quan trọng hơn nhiều so với việc trở thành một bậc cha mẹ hoàn hảo.
Ngay cả khi có những xung đột và mâu thuẫn thực sự trong mối quan hệ của cha mẹ, trẻ em trông thấy nhưng vẫn có thể hiểu được rằng "sự không hoàn hảo là chuyện bình thường, và nó không ảnh hưởng đến nỗ lực sống tiếp của mọi người."
Thứ ba, trở lại sự dịu dàng và "làm hòa" trước mặt con cái.
Zhou Nan, phó giáo sư về giáo dục tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh và Cheryl Beeler, giáo sư phát triển con người và nghiên cứu gia đình tại phân trường Đại học Bắc Carolina ở Greensburg, đã nghiên cứu 416 gia đình Mỹ trong hai năm và nhận thấy:
Cha mẹ thể hiện sự ấm áp và đồng cảm với nhau khi họ tranh luận cũng có thể xây dựng cảm giác an toàn cho trẻ và khiến trẻ cảm thấy rằng ngôi nhà của mình vẫn sẽ ổn.
Chuyện gì cũng cần có đầu có đuôi, nếu những cuộc cãi vã bắt đầu từ cha mẹ, vậy thì sự hòa giải cũng nên được hoàn thành bởi cha mẹ.
Không cần thiết phải theo đuổi việc "không tranh cãi trước mặt bọn trẻ" 100%.
Điều cha mẹ nên làm là hòa giải trước mặt con cái sau một trận cãi vã và truyền tải thiện ý cho nhau.
Bằng cách này, con trẻ sẽ học được rằng "cãi vã không có gì ghê gớm, vấn đề của cha mẹ đã được giải quyết, hòa giải là điều tốt".
Khi có xung đột với người khác trong tương lai, chúng cũng có thể thành thạo các kỹ năng giải quyết nhanh chóng hơn, thay vì sợ hãi và né tránh.
"Vì quyền lợi của con cái, các bậc cha mẹ phải một lần nữa quay trở lại làm học sinh, trở thành những người thực sự hiểu con cái và hiểu giáo dục".
Mỗi cuộc tranh luận, cãi vã là một cơ hội giáo dục tuyệt vời.
Cha mẹ thông minh có thể tận dụng tốt nó, đối mặt với những thiếu sót của bản thân và không ngừng điều chỉnh bản thân với một thái độ khiêm tốn.
Bởi lẽ họ biết rằng điều họ cần giải quyết không chỉ là sự hoang mang, lo lắng hiện tại của trẻ mà còn là sự phát triển nhân cách sau này của trẻ.
Và phương pháp tốt nhất chính là đối mặt với những sai lầm và giảm bớt sức tàn phá của những cuộc "cãi vã" trong tâm lý của trẻ.
Tin rằng con cái của chúng ta, ngược lại, sẽ học được nhiều điều gì đó từ những "sự kiện tình cờ" này.
Như Nguyễn
Theo Doanh Nghiệp Tiếp Thị Copy link Link bài gốc Lấy link! https://doanhnghieptiepthi.vn/tim-kiem.htm?keyword=%E2%80%9CM%E1%BA%B9+%C6%A1i%2C+t%E1%BA%A1i+sao+m%E1%BA%B9+l%E1%BA%A1i+c%C3%A3i+nhau+v%E1%BB%9Bi+b%E1%BB%91%3F%22+C%C3%A2u+tr%E1%BA%A3+l%E1%BB%9Di+c%E1%BB%A7a+b%E1%BA%A1n+s%E1%BA%BD+%E1%BA%A3nh+h%C6%B0%E1%BB%9Fng+%C4%91%E1%BA%BFn+c%E1%BA%A3+cu%E1%BB%99c+%C4%91%E1%BB%9Di+con+c%C3%A1i+sau+n%C3%A0y%21Từ khóa » Cãi Vã Với Mẹ
-
Sao Mình Với Cha Mẹ Suốt Ngày Cãi Vã? - JW.ORG
-
6 CÁCH GIÚP GIỮ BÌNH TĨNH KHI CÃI NHAU VỚI BỐ MẸ - ILAW
-
Cãi Nhau Với Mẹ Tôi Mới Hiểu Ra Mình đã Quá Vô Tâm...
-
Tại Sao Tôi Liên Tục Cãi Nhau Với Bố Mẹ?
-
Cãi Nhau Với Mẹ đẻ, Tôi Quyết Không Cần Bà Giúp Khi Sinh Nở
-
Con Cái Có được "cãi" Nhau Với Bố Mẹ Không? - Talkie
-
BỐ MẸ CÃI NHAU, CON CÁI CHỨNG KIẾN VÀ CÁI KẾT - YouTube
-
CÃI NHAU VỚI MẸ | Tin Tuc CẬP NHẬT , Cai Nhau Voi Me
-
CÃI NHAU VỚI MẸ Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
2 Thập Kỷ Cãi Nhau Với Bố Dạy Tôi điều Gì? | Vietcetera
-
Mơ Thấy Cãi Nhau Với Mẹ
-
Mơ Cãi Nhau Với Mẹ đánh Con Gì
-
Mơ Cãi Nhau Với Mẹ
-
Tôi Phải Làm Sao Khi Cãi Nhau Với Mẹ Chồng? - Tư Vấn Tâm Lý