Mèo Bị Giun - Sán: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý - My Pet
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng mèo bị giun – sán không hề hiếm gặp và cách chữa trị cũng không khó khăn. Nhưng nếu để mặc kệ thì có thể khiến cho tình trạng sức khỏe của mèo trầm trọng hơn nhiều. Vì thế để hiểu rõ hơn về bệnh này, mời bạn tham khảo bài viết của my-pet.vn.
Trong bài viết này, My Pet sẽ đề cập đến: ẩn 1. Nguyên nhân mèo mắc giun – sán 2. Dấu hiệu mèo mắc giun – sán 3. Cách xử lý khi mèo mắc giun – sán 4. Cách phòng bệnh giun sán ở mèo 5. FAQ về bệnh giun – sán ở mèo1. Nguyên nhân mèo mắc giun – sán
Mèo là một loài động vật gần gũi với con người và hiện nay ở Việt Nam có nhiều gia đình lựa chọn nuôi mèo. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mèo bị giun sán cho nên phải tìm hiểu rõ để điều trị.
Ký sinh trùng gây bệnh giun sán ở mèo gọi là Toxocara, chúng thường hình thành và phát triển trong hệ tiêu hóa mèo. Giun đẻ ra trứng, phát tán trong phân của động vật nhiễm bệnh và làm cho đất bị ô nhiễm.
Trứng giun sán này bắt đầu khả năng truyền nhuyễn sau 10-21 này sinh sôi. Trứng lẫn vào trong đất, cát tồn tại nhiều tháng trời. Đất ô nhiễm mà mèo chơi đùa, ăn phải thì đi vào trong cơ thể. Cụ thể là trứng vào ruột, nở ra và phát triển thành ấu trùng. Sau đó ấu trùng đi khắp các cơ quan của mèo ký sinh thành giun sán gây bệnh.
2. Dấu hiệu mèo mắc giun – sán
Ở thời kỳ đầu thì khó mà phát hiện được bệnh giun sán mà phải một thời gian sau thì khi bệnh nặng mới có các dấu hiệu rõ rệt. Bạn có thể nhận ra được các dấu hiệu mèo bị giun như sau:
- Bụng mèo bị phình to bất thường, bên trong có nhiều giun và sán ký sinh lâu ngày
- Lông mèo bị bết dính, xù xì, không được mượt mà và sạch sẽ
- Xuất hiện u dọc sống lưng, không có xương góc cạnh lồi lên trên
- Nướu mèo bệnh có màu trắng hoặc nhạt do bị dính ký sinh trùng
- Mèo nôn mửa nhiều, bị tiêu chảy, đau bụng, khó chịu trong dạ dày hoặc đường ruột
- Mèo nôn ra giun
- Mèo mệt mỏi, hay kêu la, không linh hoạt chạy nhảy như bình thường
- Mèo bị chảy máu chân răng, có thể do giun móc hành hoành
- Phân màu có màu đen hoặc chảy theo máu, mèo đi ngoài ra giun.
3. Cách xử lý khi mèo mắc giun – sán
Khi mèo bị mắc giun sán bạn có phỏng đoán như vậy thì nên liên hệ với bác sĩ thú y để đặt lịch gặp gần nhất khám cho mèo. Bạn nên thu thập mẫu phân mèo bị bệnh để mang đi cùng làm các xét nghiệm. Khi soi dưới ống kính hiển vi sẽ phát hiện ra được trứng của giun sán và nó đang hoạt động ra sao.
Trong nhiều trường hợp thì bác sĩ cần phải kiểm tra phân của mèo nhiều lần để phân tích cho chuẩn xác. Vì thế bạn xác định phải có dụng cụ và cách lấy phân mèo hiệu quả, sạch sẽ.
Nếu như xác định đúng mèo bị sán thì bác sĩ sẽ tiến hành kê thuốc cho mèo uống để tiêu diệt chúng. Một số loại thuốc được chỉ định hay dùng trong bệnh này là albendazol và mebendazole. Ngoài ra còn có thuốc steroid (corticosteroid) thường được dùng để giảm viêm khi bị nhiễm trùng nặng. Tùy theo từng tình trạng mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn chi tiết cách trị bệnh và chăm sóc mèo nhanh khỏi.
Tìm hiểu thêm:
- cân nặng của mèo anh lông ngắn
- mèo sơ sinh bị tiêu chảy
- mèo nôn ra dịch vàng có bọt
- bụng mèo con phình to
- mèo bị rối loạn tiêu hóa
4. Cách phòng bệnh giun sán ở mèo
Việc phòng mèo bị sán dây cực kỳ quan trọng mà đôi khi nhiều người chủ nuôi mèo lại quên mất. Bạn cần định kỳ cho mèo tiêm phòng đầy đủ, cho tẩy giun thì mới có hiệu quả trong việc loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể. Không để chúng gây hại hấp thụ dưỡng chất khiến mèo còi cọc và còn có thể gây bệnh hại sức khỏe mèo.
Dọn dẹp sạch sẽ môi trường mèo ở, sinh hoạt và vui chơi, về chuồng mèo thì nên cọ thường xuyên để không nhiễm khuẩn, virus có trứng giun sán tồn tại. Tắm cho mèo bằng nước ấm và sữa tắm liên tục, nhất là khi mèo đi ra ngoài về. Và định kỳ cho mèo đi khám bác sĩ thú y khoảng 3 tháng/1 lần là hợp lý.
5. FAQ về bệnh giun – sán ở mèo
Xoay quanh vấn đề bệnh mèo bị Giun thì bạn cần phải tìm hiểu thêm nữa nhé
Giun – sán có lây từ mèo sang người không?
Có thể bị lây từ mèo sang người tùy từng loại và mức độ nặng nhẹ. Cho nên không được xem nhẹ bệnh này, phải chữa triệt để và vệ sinh sạch sẽ nơi sống của mèo cũng như tắm rửa thường xuyên cho mèo.
Giun sán có nguy hiểm không?
Giun sán ký sinh trong cơ thể mèo về lâu dài có thể ảnh hưởng tới đường ruột, tiêu hóa và các cơ quan khác. Khiến cho mèo bị xuống dốc sức khỏe, gầy yếu, chán ăn và mắc các bệnh khác cho nên phải nghiêm túc chữa trị.
Chữa giun sán cho mèo bao lâu?
Nếu bạn chọn đúng thuốc thì sau 1-2 ngày sử dụng thì nó đã tiêu diệt tốt hết kí sinh trùng gây hại giúp mèo khỏe mạnh trở lại. Vì thế chủ nuôi mèo không cần phải quá lo lắng, chỉ cần gặp đúng bác sĩ, dùng đúng thuốc là được.
Khi mèo bị giun – sán thì việc điều trị khỏi phải hết sức nghiêm túc, bởi tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại ảnh hưởng tổng thể tới sức khỏe. My-pet cung cấp cho bạn hiểu rõ các thông tin về loài này để bạn có cách điều trị đúng và hiệu quả cao nhé.
- Quảng Cáo -Từ khóa » Cách Phát Hiện Giun Sán ở Mèo
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Bị Nhiễm Giun Sán
-
Cách để Phát Hiện Giun Sán ở Mèo - WikiHow
-
Nhiễm Giun ở Mèo | Phòng Khám Thú Y Procare
-
Mèo đi Ngoài Ra Giun - Dấu Hiệu Bị Mắc Giun Sán Và Các Biện Pháp ...
-
Dấu Hiệu Bệnh Sán Mèo Lây Sang Người Mà Bạn Cần Biết - Docosan
-
Tẩy Giun Cho Mèo Từ A-Z 100% Thành Công
-
Sán Dây ở Mèo : Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - PetCare
-
Bệnh Nhiễm Giun Sán Chó Mèo Nguy Hiểm Ra Sao?
-
CẢNH BÁO: DẤU HIỆU MÈO BỊ GIUN MÀ BẠN NÊN BIẾT
-
Cách Ít Người Biết Để Tẩy Giun Cho Mèo Hiệu Quả
-
Mèo Bị Nhiễm Giun Và Tầm Quan Trọng Của Việc Tẩy Giun Cho Mèo - QPet
-
Bệnh Giun Sán Nhiễm Từ Chó Mèo - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu Bị Sán Chó Mèo Cần Lưu ý
-
Nhiễm Giun ở Mèo - Phòng Khám Thú Y Thành Trung