Mèo đi Ngoài Ra Giun - Dấu Hiệu Bị Mắc Giun Sán Và Các Biện Pháp ...

Mèo đi ngoài ra giun là tình trạng tương đối nguy hiểm và không thể chủ quan. Người nuôi mèo cần trang bị những kiến thức cơ bản để có thể điều trị cũng như chăm sóc mèo đi ngoài ra giun đúng cách. Cùng Life Pet tìm hiểu kỹ hơn những thông tin cần biết qua bài viết này nhé.

  • Chó đi ngoài ra máu và nguy cơ những bệnh có thể mắc phải
  • 3 bước chữa trị cho chó khi bị đi ngoài ra máu
  • Cách xử lý khi chó bị đau bụng đi ngoài ra máu 
  • Nguy cơ từ việc chó bị nôn và đi ngoài ra máu 
  • Cách chữa trị cho chó khi bị đi ngoài và nôn
Tình trạng đi ngoài ra giun ở mèo và những thông tin cần biết
Tình trạng đi ngoài ra giun ở mèo và những thông tin cần biết

1.Mèo đi ngoài ra giun là dấu hiệu bệnh gì?

Mèo đi ngoài ra giun là một trong những dấu hiệu mèo đã bị nhiễm ký sinh trùng, phổ biến là các loại ký sinh như giun đũa, sán dây, giun móc, trùng roi, giardia và coccidia,…

Mèo đi ngoài ra giun rất nguy hiểm
Mèo đi ngoài ra giun rất nguy hiểm

Trường hợp mèo bị bội nhiễm, giun xuất hiện quá nhiều trong đường ruột sẽ khiến mèo đi ngoài ra giun. Đây là mức độ nhiễm giun nặng và mèo cần được điều trị nhanh chóng để tránh gặp nguy hiểm.

2.Những ảnh hưởng nghiêm trọng khi mèo bị tiêu chảy ra giun

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mật độ phát triển của ổ giun mà tình trạng của mèo sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến có thể kể đến bao gồm:

  • Cơ thể kiệt sức, gầy còm
  • Mèo dễ bị thiếu máu, mất chất dinh dưỡng
  • Tiêu chảy liên tục khiến mèo mất nước, thiếu hụt điện giải
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột
Tình trạng đi ngoài ra giun có thể khiến mèo bị kiệt sức, suy dinh dưỡng
Tình trạng đi ngoài ra giun có thể khiến mèo bị kiệt sức, suy dinh dưỡng

Trong trường hợp nghiêm trọng, mèo thậm chí đi ngoài ra giun lẫn cùng với máu. Điều này cho thấy đường ruột của mèo đã bị tổn thương nặng.

3.Cách xử lý khi mèo đi ngoài ra giun

Khi phát hiện mèo đi ngoài ra giun, việc tiến hành điều trị ngay là rất cần thiết. Vì không điều trị kịp thời, ký sinh trùng sẽ gây ra nhiều tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo.

Bạn cần mang mèo ra các trung tâm thú y tế để được kiểm tra và điều trị. Thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo. Tuy nhiên, không phải loại thuốc tẩy giun nào cũng điều trị được tất cả các loại ký sinh trùng, mà cần xác định được loại ký sinh, cũng như kích thước và giống mèo nhiễm bệnh trước khi kê đơn.

Nên đưa mèo đến các trung tâm thú y để được điều trị kịp thời
Nên đưa mèo đến các trung tâm thú y để được điều trị kịp thời

Đối với người nuôi, cần thực hiện ngay các biện pháp xử lý như theo dõi các biểu hiện, triệu chứng ở mèo. Gửi mẫu phân mèo đến các cơ sở y tế thú cưng để có chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ nơi vệ sinh và ăn uống của mèo. Lưu ý tránh các tiếp xúc trực tiếp, vì một số loại giun có thể lây nhiễm sang cho người.

4.Phòng tránh mèo bị đi ngoài ra giun

Trường hợp đang điều trị giun

Nếu mèo của bạn đang được điều trị giun, bạn cần chú ý thực hiện các bước chăm sóc sau để giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm:

  • Dọn dẹp khay vệ sinh của mèo thường xuyên hoặc sau mỗi lần mèo đi tiêu.
  • Thường xuyên kiểm tra phân mèo để theo dõi mức độ hồi phục cũng như đảm bảo không phát hiện thêm ký sinh gây bệnh.

Trường hợp mèo chưa nhiễm bệnh

  • Cần tẩy giun định kỳ cho thú cưng.
  • Có thể sử dụng chất tẩy rửa khử trùng cho phần chân sau của thú cưng sau mỗi lần đi vệ sinh.
  • Tắm rửa và giữ vệ sinh cho mèo thường xuyên. 
  • Hạn chế để mèo nhà tiếp xúc với mèo hoang, mèo không rõ nguồn gốc. Vì những bé mèo này rất có thể chứa bọ chét, nguyên nhân lây lan của sán dây.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin liên quan đến tình trạng mèo đi ngoài ra giun và những điều cần lưu ý khi điều trị. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú y thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

3.7/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Cách Phát Hiện Giun Sán ở Mèo