Mẹo Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Dễ Dàng áp Dụng

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Giáo dục
  4. Học tiếng việt
Dạy tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số như thế nào cho hiệu quả? Học tiếng việt Dạy tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số như thế nào cho hiệu quả? Ngân Hà Ngân Hà

17/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thiệt thòi của các em nhỏ dân tộc thiểu số đó là rào cản về ngôn ngữ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nhận biết và phát triển sau này. Nếu các bậc phụ huynh còn đang loay hoay không biết dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như nào thì tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Những bất lợi của học sinh dân tộc thiểu số khi học tiếng Việt

Đối với những bạn nhỏ lớn lên ở nơi tiếng Việt đã được phổ cập rộng rãi thì biết chữ là một điều hiển nhiên. Tuy nhiên, trẻ em dân tộc thiểu số khi học tiếng Việt lại vấp phải vô vàn rào cản. Dưới đây là những nguyên nhân chính, dẫn đến bất lợi khi học ngôn ngữ của học sinh dân tộc thiểu số.

1. Không được tiếp xúc thường xuyên với tiếng Việt

Nước Việt Nam chúng ta luôn tự hào là đất nước đa dạng bản sắc văn hoá. Mỗi một dân tộc lại có ngôn ngữ riêng và đặc điểm riêng. Trái lại, điều này cũng gây bất lợi không nhỏ khi người dân tộc thiểu số muốn hoà nhập với cộng đồng chung.

Từ khi các bạn nhỏ dân tộc thiểu số sinh ra đã được tiếp xúc hàng ngày với ngôn ngữ của dân tộc đó. Chẳng hạn, các bạn dân tộc H’Mông sẽ được lớn lên cùng với tiếng H’Mông. Đây là ngôn ngữ đầu tiên của các em.

Học sinh dân tộc thiểu số sẽ có rất ít cơ hội được tiếp xúc với tiếng Việt. Cũng như chúng ta khi học tiếng Anh, khi không được tiếp xúc thường xuyên sẽ khó có thể thành thạo được.

2. Tình trạng giáo dục kém phát triển

Bất lợi khi tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc là thiếu những trang thiết bị dạy học cơ bản. Những vật dụng như bảng chữ cái tiếng Việt, đồ chơi xếp hình chữ,.. sẽ giúp ích rất nhiều để các bạn nhỏ vừa học vừa chơi.

Nền giáo dục của học sinh dân tộc thiểu số kém phát triển. (Ảnh: Ktktlaocai.vn)

Vì thiếu những trang thiết bị như thế nên phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số vẫn còn khá truyền thống và nhàm chán. Việc học của các em đơn giản chì là nghe và chép lại thì sẽ rất khó để thành thạo ngôn ngữ. Hoặc là học sinh dân tộc thiểu số biết chữ nhưng vốn từ không được mở rộng, gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.

3. Bị ngọng trong ngôn ngữ nói và viết

Tình trạng này xảy ra khá nhiều đối với những bạn nhỏ khi bắt đầu học tiếng Việt. Lí do là một số ngôn ngữ dân tộc không phân biệt các chữ cái như “l và n”; “ch và tr”; “d, r hay gi”.

Điều này làm cho các em khó khăn trong việc phân biệt các chữ trong bảng chữ cái. Nếu khi nói các em nhỏ bị ngọng thì khi bắt đầu học viết chữ, ngữ pháp pháp sẽ rất dễ bị sai và dùng từ không đúng hoàn cảnh.

4. Rào cản khi học ngôn ngữ mới

Khi bắt đầu tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số, các em sẽ gặp phải những bất lợi mà bất kì người nào khi học ngôn ngữ mới cũng đều gặp phải như sau:

  • Phản xạ chậm: Tức là trong giao tiếp, khi các em muốn nói một câu sẽ mất thời gian để chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc. Chính thói quen này sẽ làm người học giao tiếp ngập ngừng, mất nhiều thời gian.

  • Ngại nói vì sợ sai: Đặc biệt là ở giai đoạn các em tập đánh vần tiếng Việt, sẽ rất dễ bị nhầm lẫn giữa các âm, vần với nhau. Vì vậy, người lớn nên ở bên cạnh để sửa cho các em mỗi khi bị sai. Đồng thời cần duy trì thái độ ân cần và khuyến khích các em nói nhiều hơn.

Rào cản khi học ngôn ngữ mới. (Ảnh: Vtc.vn)

Nên dạy học sinh dân tộc thiểu số như thế nào cho hiệu quả?

Với mong muốn là mọi em nhỏ được lớn lên cùng sự phát triển về trí tuệ và tinh thần. Nên mình đã thu thập và tìm ra 4 cách dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đơn giản nhất, để ba mẹ dễ dàng dạy tại nhà, thậm chí là các em có thể tự học.

1. Sử dụng VMonkey - Tính năng truyện tranh tương tác

Đây là phương pháp được mình đặt ở hàng đầu và luôn mong muốn mọi người nên tự mình trải nghiệm. Ở thời điểm hiện tại, app VMonkey được đánh giá là một trong những ứng dụng hữu ích nhất trong việc dạy và học. Và mình càng cảm thấy nó đặc biệt phù hợp để dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số.

Phương pháp học tiếng Việt hiệu quả với VMokey. (Ảnh: Mokey)

Dưới đây là những lí do khiến cho mình đề cao VMonkey đến như vậy:

  • Tiết kiệm thời gian: Như mọi người đã biết, trẻ em dân tộc không để ra quá nhiều thời gian trong ngày dành cho việc học. Với những bài học ngắn chỉ tầm 3-5 phút của VMonkey là cực kì phù hợp. Học sinh dân tộc chỉ cần tranh thủ những thời gian rảnh như vài phút buổi trưa hay vào tối để học. Đồng thời với tần suất luyện tập liên tục trong 3 tháng là có thể nhận biết và nói được tiếng Việt cơ bản.

  • Tạo mọi cơ hội tương tác: Nếu các em sống trong một cộng đồng chuyên nói tiếng dân tộc thì tần suất luyện tập là vô cùng hiếm. Vậy nên, VMonkey ở đây để trở thành người bạn đồng hành trong hành trình tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Với tính năng truyện tranh tương tác, trẻ chỉ việc chạm vào chữ cái và VMonkey sẽ phát ra cách đánh vần và đọc chữ giúp các em ghi nhớ lâu hơn.

  • Nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ: Một tâm hồn đẹp là điều vô cùng quan trọng đối với sự phát triển sau này của trẻ. Vì thế mà VMonkey có hàng nghìn câu chuyện chủ đề cổ tích, giáo dục, đạo đức…. App vừa dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, vừa giúp các em mở mang tầm nhìn, phát triển toàn diện về tinh thần.

  • Giúp học sinh dân tộc thiểu số giải trí: Được thiết kế rất khéo léo, VMonkey là sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc, hình ảnh, âm thanh. Khi dùng VMonkey để học tập thì cũng là lúc các em được nghỉ ngơi sau những thời gian phụ giúp công việc cho gia đình.

Xem thêm: Phương pháp "kỷ luật không đòn roi" khi dạy bé 4 tuổi đọc chữ

2. Phương pháp học truyền thống trên sách vở

Phương pháp này phù hợp với những bạn muốn nhanh chóng thành thạo viết chữ, sách vở truyền thống sẽ giúp các em học tốt hơn. Tuy nhiên đây là phương pháp yêu cầu cao, các em cần tập trung tuyệt đối trong lúc học.

Dưới đây sẽ là lộ trình chi tiết giúp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số.

Học bảng chữ cái tiếng Việt

Người ta nói, bảng chữ cái là gốc dễ căn nguyên của tiếng Việt. Muốn thành thạo được tiếng Việt, trước tiên chúng ta phải làm quen với bảng chữ cái.

Trong thời gian này, học sinh dân tộc thiểu số nên ghi nhớ kỹ các chữ cái bằng cách đọc hàng ngày. Các em có thể học theo nhóm để nhớ nhanh hơn. Đừng chỉ học một mình, hãy cùng nhau tiến bộ. Ngoài ra để luyện tập thêm, các em có thể luyện thêm những quyển tập tô tiếng Việt, giúp vừa ghi nhớ mặt chữ, vừa luyện nét chữ đẹp.

Học chữ cái tiếng Việt qua sách vở. (Ảnh: Vov.vn)

Học ghép vần tiếng Việt

Khoảng thời gian học vần này, mình thấy ba mẹ nên hỗ trợ các con để không bỏ cuộc giữa chừng nhé. Học ghép vần sẽ tốn nhiều thời gian nhất, đòi hỏi sự kiên trì của người đọc. Dưới đây là một số lưu ý khi dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, ba mẹ cùng các bé hãy ghi nhớ kỹ nhé.

Phân chia 29 chữ cái ghép vần trong tiếng Việt:

  • Nguyên âm: Để không bị nhầm lẫn, mình sẽ đặt các nguyên âm trong cụm “UỂ OẢI”. Khi phân tích theo bảng chữ cái thì nguyên âm sẽ bao gồm các từ: U, Ư, E, Ê, O, Ô, Ơ, A, Ă, Â, I, Y
  • Phụ âm: Ngoài các nguyên âm như mình đã kế trên, các chữ còn lại trong 29 chữ cái tiếng Việt sẽ là phụ âm
  • Quy tắc ghép vần:
    • Ghép vần với nguyên âm: ai, ao, au, ay, âu, ây, eo, êu, ia, iu, oa, oe, oi, ôi, ơi, ua, ưa, uê, ui, uy, ưi, iêu, oai, oay, oay, uôi, ươi, ươu, uya, uyu…
    • Ghép vần nguyên âm với phụ âm: ac, ăc, âc, am, ăm, âm, an, ăn, ân, ap, ăp, âp, at, ăp, ât, em, êm, en, ên, ep, êp, at, êt,.., inh, iêng, uông,…

Học tiếng Việt bằng cách ghép âm và vần đơn giản. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3. Tương tác với người thân

Theo nghiên cứu của tổ chức VVOB trong dự án tập chung giáo dục cho vùng cao đã chỉ ra rằng: “Quá trình tiếp thu ngôn ngữ của trẻ trải qua 4 giai đoạn”. Phụ huynh nên nắm bắt được đặc điểm của từng giai đoạn này và từ đó đưa ra phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc phù hợp.

Giai đoạn 1: Làm quen

Khi các bé đang nói tiếng dân tộc mà lại xuất hiện thêm một ngôn ngữ mới đương nhiên là sẽ không có điều gì xảy ra. Các bé vẫn cứ sử dụng ngôn ngữ dân tộc mình. Bé sẽ mất 2-3 ngày để làm quen với tiếng Việt. Việc của người lớn lúc này là giới thiệu cho trẻ biết cái ngôn ngữ mà mình đang nói tên là gì và được dùng khi nào.

Trẻ em dân tộc thiểu số làm quen với tiếng Việt. (Ảnh: Kenhtuyensinh.vn)

Giai đoạn 2: Nghe và xử lý

Sau khi nhận biết được sự bất đồng ngôn ngữ của mình với mọi người, bé sẽ rơi vào tình trạng im lặng. Tuy nhiên gia đình không nên lo lắng vì điều này, bé im lặng bởi vì muốn nghe kỹ từng chữ và xem mình có hiểu được không. Đây là một hình thức tiếp thu thụ động.

Và lúc này người lớn cần làm là nói tiếng Việt và phiên dịch lại bằng tiếng dân tộc cho các bé. Giai đoạn này mất khá nhiều thời gian nên gia đình hãy kiên nhẫn trong dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nhé.

Giai đoạn 3: Bắt chước

Sang đến giai đoạn 3, sự tiếp thu thụ động bắt đầu có hiệu quả. Trẻ sẽ bắt chước người lớn tập nói những câu ngắn, gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên do vốn từ vựng còn hạn chế nên có nhiều lỗi sai trong câu nói của các em. Gia đình nên bên cạnh và sửa những lỗi sai giúp bé thành thạo hơn.

Trẻ chủ động tương tác bằng tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giai đoạn 4: Chủ động tương tác

Sau khoảng 1 năm, cách sử dụng ngôn ngữ của trẻ gần như là thành thạo. Lúc này người lớn nên giao tiếp với bé hoàn toàn bằng tiếng Việt. Ngoài ra, để tăng vốn từ vựng gia đình nên mua cho trẻ những quyển truyện tranh như cổ tích, lối sống, đạo đức,...

Thông qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu được những thiệt thòi to lớn của trẻ em dân tộc thiểu số. Và điều đó lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của tiếng Việt cho sự phát triển sau này.

Mong rằng, những gợi ý của mình sẽ giúp việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số hiệu quả hơn. Học ngôn ngữ không chỉ là ngày một ngày hai, mà cần có sự luyện hàng ngày. Vì thế gia đình và người thân hãy ở bên và giúp các bé học tập nhé!

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Ngân Hà Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
  • Những khó khăn và hướng dẫn bé tập đánh vần tiếng Việt đạt kết quả tốt
  • Cách phát âm /n và ng trong tiếng Việt chuẩn không phải ai cũng biết
  • Dạy trẻ cách phát âm chữ q trong tiếng Việt đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà
  • Tải tài liệu tập đánh vần tiếng Việt PDF chuẩn Bộ GD&DT 2024
  • Dạy tiếng Việt cho người Đài Loan cần phải chú ý điều gì?
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Giáo dục trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất Top 7+ phần mềm học từ vựng tiếng Anh trên máy tính hiệu quả nhất Top 7+ phần mềm học từ vựng tiếng Anh trên máy tính hiệu quả nhất Bật mí 7+ app học từ vựng tiếng Anh miễn phí chất như trả phí Bật mí 7+ app học từ vựng tiếng Anh miễn phí chất như trả phí EVERYBODY dùng IS hay ARE? Hướng dẫn chi tiết & các lỗi thường gặp! EVERYBODY dùng IS hay ARE? Hướng dẫn chi tiết & các lỗi thường gặp! Hướng dẫn cách dùng either neither để sử dụng chính xác Hướng dẫn cách dùng either neither để sử dụng chính xác 10+ ứng dụng học tốt tiếng Anh dành cho người mất gốc 10+ ứng dụng học tốt tiếng Anh dành cho người mất gốc Top 7+ phần mềm học từ vựng tiếng Anh trên máy tính hiệu quả nhất Top 7+ phần mềm học từ vựng tiếng Anh trên máy tính hiệu quả nhất Bật mí 7+ app học từ vựng tiếng Anh miễn phí chất như trả phí Bật mí 7+ app học từ vựng tiếng Anh miễn phí chất như trả phí EVERYBODY dùng IS hay ARE? Hướng dẫn chi tiết & các lỗi thường gặp! EVERYBODY dùng IS hay ARE? Hướng dẫn chi tiết & các lỗi thường gặp! Hướng dẫn cách dùng either neither để sử dụng chính xác Hướng dẫn cách dùng either neither để sử dụng chính xác 10+ ứng dụng học tốt tiếng Anh dành cho người mất gốc 10+ ứng dụng học tốt tiếng Anh dành cho người mất gốc Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » Học Tiếng Dân Tộc H'mông