Mẹo Để Nuôi Được Con Tôm Đẹp - Tin Cậy
Mẹo Để Nuôi Được Con Tôm Đẹp
Khi bước vào một vụ mùa mới, người nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đều mong muốn mùa màng thuận lợi, nuôi đâu được đấy, trúng mùa được giá.
Đối với nghề nuôi tôm, ngoài việc có những phương pháp để tôm không bị chết sớm, phân trắng, đỏ thân, đến giai đoạn tôm lớn lại lo khí độc cao buộc phải thu sớm, thì làm sao để nuôi được con tôm đẹp, phụ bộ đầy đủ, màu sắc bắt mắt để thương lái thu mua giá cao cũng là một vấn đề quan trọng, rất được để tâm.
Do đó, trong bài viết ngày hôm nay, Tin Cậy sẽ bàn về thế nào là một con tôm đẹp và một số mẹo giúp bà con nuôi được những con tôm thương phẩm đẹp và khỏe mạnh nhé.
Những đặc điểm của một con tôm đẹp
- Quan sát bên ngoài lớp vỏ kitin sẽ thấy lớp vỏ bóng, sạch, không bị đóng rong, đóng nhớt, mang màu sắc đặc trưng của loài (tôm sú có màu xanh đen đậm cùng đường vân đen vàng vô cùng nổi bật, tôm thẻ thì có màu vàng nhạt, trong với các chấm đen li ti trên thân, chân trắng).
- Vỏ tôm cứng cáp bọc ngoài lớp thịt mập tròn. Khi luộc lên tôm có màu đỏ cam rất bắt mắt, kích thích vị giác.
- Râu, chân, đuôi đầy đủ và nguyên vẹn, không bị mòn.
- Gan tụy có chức năng hấp thụ và dự trữ chất dinh dưỡng, nằm giữa tim và đường ruột. Tôm khỏe tức gan tụy phải to, sắc nét, có màu nâu vàng đến đen.
- Đường ruột là nơi tiêu hóa thức ăn, nằm dưới gan tụy và kéo dài xuống đuôi. Đường ruột khỏe nghĩa là phải thẳng, to, đen, chứa đầy thức ăn, không bị zích zắc và không có đoạn bị rỗng không có thức ăn.
Nguyên nhân làm tôm xấu đi và cách xử lý
Có câu “Nuôi tôm là nuôi nước”, vì thế có thể nói ngoài chất lượng con giống thì chất lượng nước ao đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho một vụ nuôi thành công. Không kể đến dịch bệnh và do ảnh hưởng của thời tiết là yếu tố bất khả kháng thì nếu quản lý kỹ nước ao nuôi bà con sẽ không lo lắng quá nhiều trong suốt vụ.
Càng về cuối vụ chất lượng nước càng suy giảm, các vấn đề nghiêm trọng đó là tảo tàn, nước có quá nhiều cặn lơ lửng khiến nước đục, cảm giác kẹo, sánh, có mùi hôi, hại khuẩn bùng phát, hơn nữa khí độc NO2 tăng rất dữ dội, tôm thường xuyên nổi đầu vào buổi sáng sớm. Tôm ăn tảo vào rất dễ hư đường ruột từ đó dẫn đến bệnh phân trắng.
Khi nước xấu, biểu hiện của tôm là bơi chậm chạp, không búng mạnh, bắt mồi kém, râu đuôi bị mòn do hại khuẩn tấn công. Tôm bị đóng rong, đóng nhớt trên bề mặt vỏ, vàng chân vàng mang, gan tụy nhợt nhạt, đường ruột không đầy thức ăn.
Bà con cần duy trì dùng vi sinh EM Aqua để làm sạch nước từ đầu đến cuối vụ. Càng về cuối thì lượng vi sinh cần dùng phải tăng lên do nước đã xấu đi rất nhiều. Thí dụ đầu vụ dùng 1 lit EM gốc/1.000m3 nước, 5-7 ngày sử dụng 1 lần thì ở cuối vụ phải dùng lượng vi sinh gấp đôi và sử dụng hằng ngày.
Trường hợp tảo tàn bà con cũng dùng vi sinh EM Aqua đánh ban đêm để cắt tảo, đánh 3 – 5 đêm liên tục, liều lượng gấp 3 – 4 lần liều đánh định kỳ. Để làm sạch lớp vỏ tôm do đóng nhớt, đóng rong thì bà con dùng EM5 để xử lý rất hiệu quả. Nếu ao có khí độc NO2 thì bà con kết hợp thêm men BIO-TC8 và Zeolite để xử lý.
Ngoài ra phải bổ sung men tiêu hóa, vitamin tổng hợp, vitamin C, khoáng đa vi lượng, dung dịch điện giải, EM tỏi vào thức ăn giúp tôm tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng để chống chọi với stress do môi trường nước đang được xử lý.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Những mẹo giúp tôm có màu sắc đẹp
Theo kinh nghiệm của anh Triết (Trà Vinh), tôm nuôi trong ao đất thường có màu không đẹp nhưng khi luộc lên thì màu tôm lại rất đẹp. Trong khi tôm nuôi trong ao tròn siêu thâm canh thì tôm sống có màu đẹp, vỏ bóng nhưng khi luộc lên thì màu không sắc nét bằng nuôi ao đất.
Lý giải là môi trường ao đất hấp thu lượng ánh sáng nhiều, tôm sẽ có màu sáng, nhưng do trong nước có vi tảo và các thức vật phù du chứa Astaxanthin, tôm ăn chất này nên khi luộc lên có màu đẹp.
Trong khi tôm nuôi ao lót bạt đen và được che lưới phía trên, hàm lượng ánh sáng và nhiệt lượng đi vào nước thấp, trong môi trường tối tôm sẽ có màu sắc đậm hơn, tuy nhiên lại không được bổ sung Astaxanthin nên khi luộc lên màu sẽ không đẹp.
Vậy hoạt chất Astaxanthin và ao lót bạt đen có ảnh hưởng cụ thể như thế nào, nội dung tiếp theo của bài viết sẽ làm rõ thắc mắc này.
Bổ sung Astaxanthin và khoáng chất vào thức ăn
Màu sắc của tôm do các sắc tố tạo ra, nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngụy trang. Và sắc tố tạo nên màu đỏ cam cho tôm đó chính một loại carotenoid gọi là Astaxanthin.
Bình thường khi tôm còn sống, sắc tố này không thấy được do bị bao bọc bởi các chuỗi protein khác nên tôm có màu xanh đen (tôm sú) hoặc vàng nhạt (tôm thẻ). Sau khi luộc chín, các protein khác bị phá hủy và phân giải ở nhiệt độ cao, sẽ làm hiện ra màu đỏ cam do Astaxanthin chưa bị phân hủy.
Cũng như vitamin C, tôm không có khả năng tổng hợp Astaxanthin mà cần phải được bổ sung thông qua hình thức cho ăn. Tôm biển, tôm sông thường có màu sắc đẹp là do chúng hấp thụ Astaxanthin từ trong vi tảo và thực vật phù du. Tôm nuôi phải ăn thức ăn công nghiệp nên giải pháp tối ưu là bổ sung Nova – Colorant vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Trong Nova – Colorant ngoài hợp chất Astaxanthin 10% thì còn có vitamin A, D3, E, C và các khoáng đa lượng Canxi, Photpho, Magie, Natri, Kali ngoài giúp tôm lên màu đẹp thì còn giúp tôm nhanh lột xác, chống mềm vỏ, tăng cường miễn dịch, giảm stress trong quá trình nuôi. Mỗi ngày trộn 5gr Nova – Colorant/1 kg thức ăn sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, mau lớn.
Ngoài các loại khoáng đa lượng như đã kể ở trên thì khoáng vi lượng cũng đóng vai trò không thể thiếu. Thiếu khoáng vi lượng tôm sẽ không chuyển hóa thức ăn, trao đổi chất, dẫn truyền xung động thần kinh, vận động, tạo ra các enzyme, nói cách khác là tôm không thể sống được. Các khoáng này chính là Sắt, Mangan, Kẽm, Đồng, Cô-ban có trong Nova – Calphos. Với Calphos, mỗi lần chỉ cần trộn 5ml vào 1 kg thức ăn, 1 tuần cho ăn 2-3 lần. Trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày thì tạt 1 lit xuống ao 1.000m3, mỗi ngày 1 lần giúp tôm cứng vỏ, chắc thịt, nặng ký.
Nên tạt khoáng vào ban đêm vì tôm lột vỏ vào tầm 2 – 4 giờ sáng, tạt vào thời gian này tôm sẽ hấp thu tối đa lượng khoáng cần thiết. Khoáng được tạt vào ban ngày sẽ bị thất thoát do tảo cũng hấp thu để phát triển.
Điều chỉnh môi trường ao nuôi
Tại sao ao lót bạt lại dùng bạt HDPE màu đen mà không phải màu khác? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thả nuôi tôm đồng thời bể nền trắng và bể nền đen để so sánh, thì ở bể nền trắng thấy các tế bào sắc tố dày đặc và nhỏ, trong khi tôm ở bể nền đen thì các tế bào sắc tố này phân tầng và màu sậm hơn.
Để chọn một ao nuôi như ao đất, xi măng thì vẫn chưa đạt tiêu chuẩn để tôm có được nhiều sắc tố vì vậy bà con phải chọn ao nuôi nền đen chẳng hạn như ao ương di động, bể ương nổi được lót bạt HDPE màu đen giúp tôm phân tán sắc tố tự nhiên ngay từ lúc bé nâng cao giá trị của tôm. Có thể làm sậm màu sắc tôm khi chế biến bằng cách giữ tôm trong môi trường tối trong khoảng thời gian ngắn trước khi thu hoạch.
Tôm nuôi trong chất nền tối và được cung cấp thêm Astaxanthin thông qua chế độ ăn là sự kết hợp tuyệt vời để khắc khắc phục “hội chứng da xanh” trên tôm.
Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết và đồng hành cùng công ty Tin Cậy. Mọi thắc mắc về sản phẩm mời quý bà con liên hệ số 0902 650 369 hoặc 0902 885 547 để được giải đáp.
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Tác giả: Trinh Nguyễn
Mọi thắc mắc về “Mẹo để nuôi được con tôm đẹp”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Từ khóa » Tôm Lớp Nuôi
-
Tôm Lớt Là Tôm Gì? Tôm Lớt ăn Có Ngon Không Và Giá Cả Như Thế Nào?
-
Cách Phân Biệt Tôm Biển Và Tôm Nuôi - Nước Mắm Tĩn
-
Tôm Lớt Là Tôm Gì? Tôm Lớt Sống ở đâu, Bao Nhiêu Tiền 1kg, Làm Món ...
-
Tôm Lớt Là Tôm Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg? Mua, Bán ở đâu Rẻ Nhất
-
Phân Biệt Tôm Nuôi Và Tôm Biển Tự Nhiên - Hải Sản Tươi Sống
-
DINH DƯỠNG CHO TÔM NUÔI GIAI ĐOẠN TÔM LỘT XÁC
-
Những điều Cần Lưu ý Khi Nuôi Tôm Sú
-
7 - Nuôi Tôm Nước Lợ- định Hướng Nuôi Tôm Công Nghệ Cao Tại Cà Mau
-
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TÔM
-
Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Tôm Phổ Biến Và Cách Chọn Tôm Tươi ...
-
Phân Biệt Tôm Thẻ Và Tôm Sú Khác Nhau Như Thế Nào Loại Nào Ngon Hơn
-
Tìm Hiểu Tôm Thẻ Là Tôm Gì Và Các đặc điểm Của Tôm ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nước Ngọt - De Heus Vietnam