Tìm Hiểu Tôm Thẻ Là Tôm Gì Và Các đặc điểm Của Tôm ...

1. Tìm hiểu về tôm thẻ là tôm gì?

1.1. Thế nào là tôm thẻ?

1.1.1. Về nguồn gốc của tôm thẻ

Tôm thẻ là tôm gì? Tôm thẻ còn được gọi tôm bạc hay tôm thẻ chân trắng. Đây là tôm loại tôm pandan thường sinh sống rải rác từ vùng biển phía đông Thái Bình Dương từ Sonora (Mexico) tới phía bắc của Peru.

Phần lớn, trên thị trường tôm thẻ chân trắng đều được cung cấp và đánh bắt ở Mexico, Ecuador và Brazil. Ngoài ra, có một lượng nhỏ được nuôi ở tiểu bang Texas ( Mỹ).

Thông tin về loài tôm thẻ
Thông tin về loài tôm thẻ

1.1.2. Về nơi sống của tôm thẻ

Tôm thẻ giao phối và sinh đẻ khi trưởng thành tại vùng biển có độ sâu là 70m. Nơi sống có nhiệt độ trong khoảng từ  26 - 28 độ C với độ mặn khá cao. Khi trứng đã nở thì ấu trùng tôm vẫn loanh quanh trong mực nước biển này. Khi đến giai đoạn Postlarvae thì tôm sẽ tự bơi vào gần bờ và sống ở tầng đáy của các vùng cửa sông cạn.

Tôm thẻ thường sống ở các khu vực có độ mặn khá cao đó là các khu vực như là dưới đáy biển. Ngoài ra, chúng có thể sống được ở những vùng nước lợ và nước ngọt trong điều kiện là ở dưới đáy nước đó có một độ mặn phù hợp. 

1.2. Các đặc điểm của tôm thẻ

Tôm thẻ là tôm gì và nó đặc điểm như thế nào? Tôm thẻ là loại tôm có lớp vỏ mỏng, màu trắng trong nên khi quan sát bằng mắt thường có thể nhìn thấy được phần thịt và phần nội tạng ở phần đầu tôm. Thân tôm thẻ thường có màu xanh hoặc màu vàng đất nhạt. Tôm thẻ gồm có 6 đốt, râu nó trắng dài và không có gai phụ và chân có màu trắng ngà

Đến mùa sinh sản thì loại tôm này sẽ bắt đầu sinh sản tử tháng 12 đến tháng 4 và các thay đổi còn phụ thuộc vào môi trường sống hiện tại của chúng. Đây là loài tôm đẻ trứng nhưng trứng không nở trong bụng. Trứng tôm sẽ được đẻ ở bên ngoài và nở thành ấu trùng sau đó phát triển thành con tôm. Kích thước của tôm cái sẽ lớn hơn kích thước của tôm đực.

Những đặc điểm chung của tôm thẻ
Những đặc điểm chung của tôm thẻ

2. Tính chất của loại tôm thẻ tại Việt Nam

Tôm thẻ là loại tôm phổ biến được nuôi ở miền Nam nước ta. Loại tôm này chiếm khoảng 90% tại các khu vực nuôi trồng thủy sản ở miền Nam. Đây là loại tôm có đặc điểm sinh học khá đặc trưng nhưng khá dễ nuôi. Tôm thẻ là loại tôm thuộc họ nhiệt đới có thể sống và thích nghi được tại môi trường có nhiệt độ cao và độ mặn cao.

Ở môi trường kiềm thì tôm sú có thể sống được ở độ kiềm trong nước khoảng 150 và độ PH từ 60-80. Để tôm phát triển khỏe mạnh nhất, nhiệt độ nước cần được duy trì ở mức từ 29-35 độ C. Nhiệt độ trong nước thường được điều chỉnh trong khoảng từ 24-35 độ C.

Có thể thấy được loại tôm thẻ có màu trắng đục, trên thân không có đốm vằn. Chân bò của tôm có màu trắng và chân bơi có màu hơi vàng. Trên vành đuôi của tôm thường có màu đỏ nhạt hoặc xanh. Vỏ tôm mỏng và râu của nó thường dài gấp đôi chiều dài thân, có màu đỏ gạch.

Những tính chất của tôm thẻ tại Việt Nam
Những tính chất của tôm thẻ tại Việt Nam

Đây là loại phát triển vô cùng nhanh trong giai đoạn đầu về đặc điểm sinh học. Nó có thể tăng trưởng lên 3 gram với mật độ 100 con trên mét vuông trong vài tuần. Sau đó tôm sẽ phát triển chậm lại khi đạt khối lượng 20 gram và trên 1 tuần chỉ tăng được 1 gram. Loại tôm cái của giống tôm gạch có thể đạt khoảng 100 đến 250 nghìn trứng/con, khối lượng khoảng 30 đến 45 gram.

Tôm thẻ thường lột xác vào ban đêm. Trong khoảng 1 đến 3 tuần thì tôm sẽ lột xác 1 lần. Thời gian lột xác của tôm sẽ có tăng dần hay không sẽ phụ thuộc vào thời gian nuôi. Tôm khi được sinh trưởng vào giai đoạn trung bình thì khoảng 2,5 tuần tôm mới lột xác một lần. Người nuôi tôm cần phải nắm rõ được các đặc điểm sinh học của tôm thì mới có thể khiến cho loài tôm này phát triển tốt. Trong chế biến thì loài tôm này được sử dụng để làm các món như: hấp, luộc, rim,… bởi loại tôm này có vỏ mỏng và có giá thành rẻ hơn tôm sú.

Ngành nuôi tôm ở nước ta hiện nay đang gặp khá nhiều khó khăn bởi vấn đề dịch bệnh gây thiệt hại về kinh tế. Vậy nên cần phải sử dụng các sản phẩm sinh học từ thiên nhiên khi nuôi tôm để tôm được phát triển khỏe mạnh.

3. Có thể phân biệt tôm thẻ và tôm sú như thế nào?

Tôm thẻ là tôm gì và phân biệt như thế nào với tôm sú? Bạn có thể phân biệt tôm thẻ và tôm sú khi dựa vào một số đặc điểm ở dưới đây:

Tôm sú có vỏ dày màu xanh, nâu, đỏ, xám. Lưng tôm có màu xen kẽ giữa màu xanh, đen hoặc vàng. Chiều dài tối đa của tôm sú là 36cm và tôm cái sẽ lớn hơn tôm đực. Còn tôm thẻ có vỏ mỏng hơn màu trắng, chân màu trắng và dáng thon dài nhỏ hơn tôm sú. Ở bụng của tôm thẻ có  6 đốt với rãnh bụng hẹp, có khi không có. Tôm sú có giá thành cao hơn tôm thẻ bởi tôm thẻ dễ nuôi và thời gian xuất ra thị trường nhanh nên có giá thành thấp hơn tôm sú. Dựa vào sự phù hợp về vấn đề tài chính bạn có thể lựa chọn mua loại tôm phù hợp.

Bạn có thể lựa chọn các loại tôm thẻ hoặc tôm sú dựa vào những đặc điểm riêng. Phần thịt tôm của các loại đều rất ngon và có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn.

Người ta thường sử dụng tôm thẻ để chế biến các món kho, món rim và món canh bởi phần vỏ của nó mỏng nên có thể bóc tách được một cách dễ dàng để gia vị có thể thấm sau vào bên trong. Còn tôm sú thường được sử dụng trong các món nướng, lẩu và hấp vì vỏ dày nên sẽ giữ được vị ngọt của tôm trong quá trình nấu chín.

Đây là một trong những loại hải sản có chứa ít calo nhưng chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như: lượng Protein dồi dào, Vitamin B12, Canxi, Omega – 3, Selen ngăn ngừa ung thư,…

Loại tôm có chứa nhều dưỡng chất
Loại tôm có chứa nhều dưỡng chất

4. Gợi ý cách lựa chọn tôm

4.1. Lựa chọn tôm biển và tôm nuôi

Tôm thẻ là tôm gì có thể lựa chọn tôm thế nào? Thịt của tôm biển thường chắc và ngọt hơn tôm nuôi. Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho con người vì nó đem lại được nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Ở tôm biển có lượng vitamin, canxi,  sắt, photpho,...chứa hàm lượng cao. Các loại tôm biển hiện nay như: tôm he, tôm sắt, tôm hùm,... thường có giá thành cao nhưng thịt của nó lại ngọt và chắc hơn so với tôm nuôi.

Tôm nuôi được bán với giá rẻ hơn tôm biển bởi nó có kích thước nhỏ hơn. Hiện nay lượng tôm nuôi chiếm rất nhiều ở nước ta bởi giá thành của nó tương đối phù hợp và giá của nó cũng không quá cao như tôm biển.

Lựa chọn các loại tôm phù hợp
Lựa chọn các loại tôm phù hợp

4.2. Lưu ý khi chọn mua tôm tươi

Dù bạn có lựa chọn giữa tôm biển hay tôm nuôi thì các loại tôm đều sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn một lượng dinh dưỡng lớn. Để có thể đảm bảo được vấn đề sức khỏe đối với gia đình của mình thì bạn nên lựa chọn mua các loại tôm tươi. Bạn không nên lựa chọn những con tôm đã bị chảy nhớt bên ngoài vỏ.

Khi chọn tôm, bạn hãy dùng tay để  ấn lên phần vỏ tôm sau đó di chuyển ngón tay từ phía trước ra phía sau và ngược lại để xem xem có sạn dưới ngón tay và tôm có bị nhớt hay dính vào nhau không. Nếu như vậy thì tôm sẽ không còn được tươi nữa.

Bạn có thể lựa chọn tôm bằng cách quan sát xem chân của tôm có còn gắn chặt vào phần thân tôm không, nếu như còn gắn chặt thì bạn có thể lựa chọn.

Bạn hãy lựa chọn mua những con tôm khi thịt của nó còn sống và săn chắc. Không nên mua những loại tôm mà phần chân đã chuyển sang màu đen bởi đó là dấu hiệu cho tôm không còn tươi nữa. 

Để có thể lựa chọn được tôm ngon và an toàn thì bạn nên lựa chọn nơi mua và cung cấp tôm uy tín. Bạn hãy mua ở nơi chuyên cung cấp các thực phẩm sạch về hải sản để có thể được kiểm định về chất lượng nhé!

Những lưu ý về cách lựa chọn mua tôm
Những lưu ý về cách lựa chọn mua tôm

Trên đây là các thông tin mà bài đọc đã cung cấp về về tôm thẻ. Hy vọng với những thông tin này bạn đọc đã có thể hiểu được tôm thẻ là tôm gì và biết cách lựa chọn tôm sao cho phù hợp để chế biến.

Từ khóa » Tôm Lớp Nuôi