MẸO HAY GIÚP BẠN ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP TẠI NHÀ - SUNKUN

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và nhồi máu cơ tim vì vậy giữ chỉ số huyết áp của bạn ở mức bình thường là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

  • Nhóm thuốc thường dùng để điều trị tăng huyết áp
  • Những dấu hiệu có thể bạn bị cao huyết áp
  • Vì sao Tỏi đen ổn định huyết áp?

Mẹo hay giúp ổn định huyết áp tại nhà

Mẹo hay giúp ổn định huyết áp

I. Thế nào là huyết áp không ổn định?

Huyết áp không ổn định là tình trạng thay đổi huyết áp lên xuống thất thường của một người. Đặc biệt sự thay đổi này có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn ra liên tục trong một thời gian dài.

Trên thực tế, người bị bệnh huyết áp có thể bị thay đổi huyết áp mỗi ngày thậm chí là thay đổi từng giờ. Tuy nhiên sự thay đổi này là không nhiều và ở mức có thể chấp nhận được.

1. Nguyên nhân khiến huyết áp không ổn định là:

Đầu tiên là sự thay đổi huyết áp đột ngột liên quan rất nhiều đến cảm xúc và trạng thái tâm lý. Đồng thời xuất hiện các cảm giác lo lắng, căng thẳng, sợ hãi hay những cú sốc tâm lý đều có thể khiến huyết áp tăng vọt hoặc tụt nhanh..

Ngoài các nguyên nhân trên thì còn do sử dụng chất kích thích, môi trường sống thay đổi đột ngột. Hay một số tác dụng phụ của thuốc làm ảnh hưởng đến huyết áp khi dùng sai thuốc huyết áp, corticoid...

Trong một số trường hợp huyết áp không ổn định sẽ gây ra một số biến chứng hoặc triệu chứng của một số bệnh như: suy tim, rối loạn thần kinh, cơn đau thắt ngực, sốt cao...

2. Biểu hiện khi huyết áp không ổn định như sau:

  • Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đặc biệt là khi thay đổi tư thế hay thay đổi môi trường đột ngột.
  • Có cảm giác hay ù tai váng đầu.
  • Huyết áp không ổn định khiến mặt đỏ, tim đập nhanh hoặc có thể rối loạn nhịp tim, có thể kèm theo vã mồ hôi.
  • Tình trạng này cho thấy chỉ số huyết áp thay đổi thường xuyên và khó kiểm soát

II. Mẹo hay giúp bạn ổn định huyết áp tại nhà

Có rất nhiều mẹo tự nhiên để giữ cho huyết áp của bạn ở mức bình thường. Những thay đổi đơn giản về chế độ ăn uống lẫn lối sống của bạn cũng là 1 trong các cách tuyệt vời để thực hiện điều này.

1. Tập thể dục nhiều hơn

Hầu hết chúng ta đã nghe điều này rất nhiều lần đúng không? Và chúng ta cũng biết tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc tập luyện thể dục không chỉ ngăn ngừa bệnh tật và kiểm soát trọng lượng cơ thể. Mà khi bạn có một lịch trình tập luyện phù hợp có thể giữ cho huyết áp của bạn cân bằng.

Do đó, bạn nên chọn một môn thể dục mà bạn có thể gắn bó với nó lâu dài. Một số môn thể dục như: đi bộ, đi xe đạp, bơi lội là những lựa chọn tuyệt vời . Mỗi ngày chỉ cần tập luyện 30 phút để ổn định huyết áp của bạn theo hướng tích cực.

2. Giảm cân

Thông thường những người thừa cân cũng có khả năng dẫn đến huyết áp cao. Có rất nhiều loại thực phẩm gây tăng cân chứa nhiều chất natri và chất béo, khiến gia tăng lượng cholesterol không lành mạnh trong cơ thể.

Chính vì vậy giảm cân có thể giúp bạn trở lại mức bình thường. Bạn nên thường xuyên tập thể dục và giảm lượng calo từ chế độ ăn uống sẽ giúp bạn giảm cân thành công, ổn định trọng lượng và huyết áp.

3. Ăn uống lành mạnh

Thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe của bạn theo nhiều cách. Vì vậy, cần bổ xung nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, gồm nhiều trái cây, rau quả cũng như ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sữa ít béo.

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng calo và chất béo đưa vào cơ thể. Đây cũng là một cách để ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc.

Mẹo hay giúp ổn định huyết áp tại nhà

Sử dụng sữa ít béo giúp ônh định uyết áp

4. Điều chỉnh lượng muối

Theo các chuyên gia nguyên cứu cho thấy người Mỹ ăn quá nhiều muối. Tất cả mọi người ăn nhiều muối hơn mức cần thiết. Lượng muối có tác động quan trọng đến huyết áp của bạn. Do đó giảm lượng muối trong cơ thể khi huyết áp của bạn tăng quá cao là cực kỳ quan trọng.

Bên cạnh việc cắt giảm muối trong bữa ăn, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các bữa ăn tại nhà hàng, đồ ăn nhanh, các loại thịt chế biến sẵn, đó là những thực phẩm chứa lượng muối rất cao.

5. Bổ sung kali

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng Kali sẽ giúp ổn định huyết áp của bạn. Vì vậy, sự thiếu hụt kali không có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Trong thực tế, quá ít kali có thể dẫn đến đau tim.

Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều chứa kali, nhưng khoai tây, khoai lang, chuối, rau lá xanh và bí chứa nhiều hơn cả. Nếu bạn vẫn lo lắng vì mình chưa bổ sung đủ, hãy nói chuyện với bác sỹ để có những cách thức bổ sung phù hợp.

6. Ngừng hút thuốc

Mẹo hay giúp ổn định huyết áp tại nhà

Ngừng hút thuốc giúp ổn định huyết áp

Hút thuốc có thể làm tăng huyết áp của bạn. Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen này để có huyết áp tốt hơn. Đồng thời, bỏ thuốc cũng bảo vệ bạn khỏi các vấn đề sức khỏe khác nưa bao gồm cả ung thư phổi và bệnh khí thũng. Nếu bạn không thể cai thuốc, hãy thử các sản phẩm giúp cai thuốc lá.

7. Giảm uống rượu

Một lượng nhỏ rượu mỗi ngày có thể giúp hạ huyết áp, nhưng uống quá nhiều rượu có thể khiến huyết áp tăng cao. Nếu bạn đang dùng thuốc ổn định huyết áp, rượu sẽ cản trở hiệu quả của thuốc. Bạn nên giảm giần số lượng rượu uống mỗi ngày. Bạn có thể xin lời khuyên của bác sĩ nếu không thể tự giảm thói quen uống rượu.

Trên đây là một số mẹo hay giúp ổn định huyết áp rất hiệu quả. Hy vọng sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

TÌM HIỂU THÊM: https://sunkun.vn/news/benh-huyet-ap-cao-va-phuong-phap-dieu-tri-an-toan-hieu-qua_67.html

Từ khóa » Cách Làm Huyết áp Không ổn định