Nguyên Nhân Huyết áp Không ổn định

Bạn cho rằng tuổi tác chính là lý do dẫn đến các căn bệnh liên quan đến huyết áp và tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh sẽ càng lớn? Trên thực tế, người trưởng thành vẫn có nhiều khả năng mắc bệnh huyết áp bởi bệnh lý phát sinh còn do rất nhiều yếu tố khác nữa. Hãy cùng NESFACO tìm hiểu các nguyên nhân huyết áp không ổn định để có hướng phòng bệnh hiệu quả.

Mục lục bài viết

Huyết áp không ổn định là như thế nào?

Huyết áp không ổn định

NGUYÊN NHÂN HUYẾT ÁP KHÔNG ỔN ĐỊNH LÀ GÌ?
Huyết áp không ổn định kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng sức khỏe

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch khi được bơm từ tim đến các cơ quan để thực hiện quá trình trao đổi chất. Trên thực tế, huyết áp thường không cố định mà sẽ thường xuyên biến đổi trong ngày, thậm chí trong giờ. Tuy nhiên, sự thay đổi chỉ số huyết áp là rất bé và là một tình trạng bình thường của cơ thể.

Trong khi đó, “Huyết áp không ổn định” để mô tả tình trạng thay đổi chỉ số huyết áp một cách bất thường và vượt ra khỏi phạm vi cho phép. Theo đó, huyết áp có thể thay đổi đột ngột tại một thời điểm hoặc thay đổi trong thời gian dài theo chiều hướng tăng dần hoặc giảm dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Biểu hiện huyết áp không ổn định

Khi mất cân bằng về huyết áp, cơ thể sẽ có những biểu hiện như đau đầu, choáng váng, cảm thấy ù tai và dễ bị chảy máu cam. Mặt đỏ bừng, thân nhiệt tăng, tim đập nhanh hơn và có thể cảm thấy khó thở, tức ngực, vã mồ hôi. Ở nhiều tình huống nặng hơn, người bị cao huyết áp còn dễ bị ngất xỉu hoặc bị tê cứng bộ phận cơ thể. Diễn biến kéo dài không được xử lý rất dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim, tổn thương thành mạch và tăng cao nguy cơ nhồi máu cơ tim.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

  • Các chứng bệnh ở tuyến yên thường gặp nhất hiện nay
  • Đo huyết áp bằng tay nào và tư thế đo thế nào để kết quả chính xác?

Những nguyên nhân huyết áp không ổn định

Huyết áp tối ưu của cơ thể là 120/80mmHg nhưng chỉ số này có thể thay đổi nếu bị tác động bởi những nguyên nhân sau:

  • Tăng huyết áp có thể bị di truyền do có mối liên hệ với những bệnh về tim mạch
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích như: bia, rượu hoặc sử dụng nước tăng lực, thuốc lá, chè, cà phê,…rất dễ gây ra chứng cao huyết áp. Trong đó, thuốc lá yếu tố độc hại nhất, không chỉ dễ làm tăng huyết áp mà còn tích tụ nhiều nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.
  • Căng thẳng kéo dài do quá tải công việc, áp lực cuộc sống, lo lắng, buồn rầu, sốc tâm lý…
  • Nhiệt độ, khí hậu môi trường xung quanh thay đổi đột ngột trở nên quá nóng hoặc quá lạnh khiến cơ thể không kịp thích ứng.
Dùng chất kích thích – Nguyên nhân huyết áp không ổn định
  • Do chứng rối loạn thần kinh thực vật
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc trong điều trị
  • Huyết áp thay đổi còn có thể là biểu hiện di chứng từ bệnh tim mạch, sốt, rối loạn thần kinh,…
  • Lịch trình làm việc thường xuyên thay đổi dẫn đến rối loạn giấc ngủ

Sự ảnh hưởng khi huyết áp không ổn định kéo dài

Sự biến đổi thất thường của chỉ số huyết áp sẽ dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim, cụ thể là tim đập nhanh hơn, chậm hơn không như bình thường. Khi tình trạng trên kéo dài rất dễ gây ra chứng suy tim, gây tổn thương mạch máu, khiến mạch máu kém đàn hồi. Không những thế, chứng cao huyết áp còn dễ làm tăng nguy cơ mắc phải tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim thậm chí là đột quỵ tăng gấp đôi nguy cơ. Điều này vừa dễ để lại những di chứng cho sức khỏe vừa dễ nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Cách hạn chế nguyên nhân huyết áp không ổn định

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có tác động lớn đến việc phòng tránh hoặc cải thiện bệnh liên quan đến huyết áp. Theo đó, người mắc bệnh nên tránh ăn mặn, hạn chế các món chứa quá nhiều dầu mỡ, chiên xào hay quá cay nóng. Trong các bữa ăn nên bổ sung nhiều rau xanh như cải, súp lơ, rau dền,…và trái cây có ích cho chứng huyết áp như: thơm, cà chua, bơ, việt quất, lựu, chuối, cam quýt,…Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung các sản phẩm từ thiên nhiên để hỗ trợ bệnh cao huyết áp

Tập luyện thể thao mỗi ngày

Tập luyện thể thao giúp cải thiện huyết áp

Tập luyện thể thao mỗi ngày rất có ích trong việc cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh huyết áp. Tuy nhiên, nên chọn lựa những bài tập vừa sức, tránh vận động quá mạnh hoặc với cường độ cao. Đặc biệt, những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, thiếu máu não,..càng nên chú ý đến vấn đề này.

Tránh sử dụng chất kích thích

Thuốc lá, rượu bia hay các sản phẩm nước tăng lực là những loại chất kích thích phổ biến nhất kéo theo nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Sử dụng quá thường xuyên dễ làm tăng cao huyết áp và các căn bệnh khác liên quan đến tim mạch, tiểu đường,…Do đó, nên hạn chế tối đa việc say xỉn trong các buổi tiệc tùng đồng thời bỏ thói quen dùng thuốc lá.

Khám sức khỏe theo định kỳ

Đối với người có bệnh huyết áp, nên sử dụng những thiết bị như đồng hồ theo dõi huyết áp để thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, nên thăm khám định kỳ tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh nhằm có giải pháp xử lý thích hợp.

Kết luận

Như vậy, nguyên nhân huyết áp không ổn định có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau và chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế tối đa bằng việc thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thể thao hợp lý. Bên cạnh đó, có thể cải thiện bệnh trạng bằng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn, không gây tác dụng phụ như APHARIN từ NESFACO.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

Từ khóa » Cách Làm Huyết áp Không ổn định