MẸO HAY KHIẾN CON NGỦ XUYÊN ĐÊM, KHÔNG QUẤY KHÓC

MẸO HAY KHIẾN CON NGỦ XUYÊN ĐÊM, KHÔNG QUẤY KHÓC

Bạn có thể nghĩ rằng bạn nên để cho con ngủ thoải mái khi con mới chào đời, nói chung là ăn ngủ theo nhu cầu của bé. Nhưng mẹ có biết nếu huấn luyện trẻ em ăn/ngủ theo một thời gian biểu cụ thể sẽ giúp con ăn/ngủ khoa học hơn và giúp cho cuộc sống của cả gia đình cũng dễ dàng hơn. Nếu bạn bắt tay vào việc rèn con ngủ từ 6 tuần trở đi, thì đến khi bé sáu tháng, chắc chắn bé sẽ có thể ngủ xuyên đêm.

Muốn con ngủ qua đêm, hãy huấn luyện trẻ sớm. Cụ thể là bạn có thể luyện tập thói quen ngủ của con bắt đầu từ 6-8 tuần tuổi.

be-ngu-ngon

Giấc ngủ đêm – cần ngủ sâu

Trẻ ngủ vào ban đêm sẽ có sự phát triển trí não và thể chất rất tốt, tốt hơn so với việc bé ngủ ngày. Do đó, mẹ nên tập để bé có thể ngủ lâu, ngủ sâu hơn vào ban đêm. Nếu ban ngày bé ngủ quá nhiều, mẹ đừng ngại mà hãy đánh thức bé dậy nếu bé ngủ quá lâu.

Giúp bé xác định sự khác biệt giữa ngày và đêm

Trẻ sơ sinh không thể phân biệt được ngày và đêm, bởi bé đã quen với lịch trình trong bụng mẹ: hầu hết thời gian của bé là để ngủ. Để bé có thể ngủ giấc ngắn vào ban ngày và ngủ giấc sâu vào ban đêm thì mẹ cần dạy cho con nhận ra sự khác biệt giữa hai giai đoạn: đêm và ngày. Bằng cách nào ư? Hãy làm cho ngày của bé đầy ánh sáng và âm thanh thú vị, ngay cả khi trẻ ngủ. Khi đêm xuống, hãy cố gắng ngăn chặn không để bất kỳ tiếng ồn hay ánh sáng nào làm phiền bé. Khi màn đêm buông xuống, bạn nên giữ cho ngôi nhà của mình yên tĩnh, kéo rèm lại, tắt tivi để bé cảm thấy sự khác biệt.

Thói quen trước khi đi ngủ

Đây là một “tín hiệu” cho bé thấy bé cần phải đi ngủ.Mẹ hãy bắt đầu bằng cách tắm nước nóng và cho con chơi với một quả bóng một cách nhẹ nhàng để bé bình tĩnh lại và chuẩn bị cho giấc ngủ đêm.

Mẹ hãy mặc cho con bộ đồ ngủ mềm mại và ấm cùng rồi đặt bé vào trong phòng ngủ có ánh sáng mờ, không âm thanh ồn ào.

Mẹ hãy đọc một câu chuyện hoặc hát với một giọng nói mềm mại nhẹ nhàng trước khi đặt con vào giường cũi cùng món đồ chơi con yêu thích. Đồ chơi dễ thương này sẽ có mùi hương của bé, giúp bé cảm thấy an tâm và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Mẹ hãy tắt đèn, hoặc mở đèn ngủ có ánh sáng mờ để bé cảm thấy an toàn.Mẹ đừng quên để hôn con trước khi đi ngủ.

Nếu trẻ khóc thì sao?

Một số người tin rằng bé khóc là tốt, khóc là một hành vi hết sức bình thường của bé. Khi khóc, bé sẽ nhận biết chính mình: con thấy sợ, con muốn mẹ, con đói hay con không muốn một mình… Nhưng muốn huấn luyện con ngủ ngoan, mẹ phải nỗ lực rất lớn để không bị tiếng khóc của con chi phối.

Bạn có thể bị cám dỗ bởi tiếng khóc của con mình, như vậy, công cuộc huấn luyện sẽ không cho kết quả tốt.

Do đó nếu em bé bắt đầu khóc khi bạn nhẹ nhàng rời khỏi phòng, bạn không nên bế bé lên ngay mà hãy rời đi, sau đó phải quay trở lại một lần nữa vỗ về bé khoảng 5-10 phút, sau đó tiếp tục tạm biệt con và bước ra ngoài. Hãy lặp lại điều này cho đến khi em bé ngủ

Mỗi người mẹ và mỗi đứa trẻ có một cách khác nhau để cảm thấy hài lòng về việc ăn ngủ. Đừng căng thẳng nếu nỗ lực của bạn trong việc rèn con ngủ xuyên đêm không hiệu quả. Có rất nhiều người mẹ phải đối mặt với niềm thương con, rồi sự quở trách của người lớn trong nhà khi áp dụng cách rèn con ngủ này. Một số mẹ đầu hàng sớm, chấp nhận ăn ngủ theo lịch tự nhiên của con. Một số mẹ thành công sau khi mẹ và con cùng khóc sưng cả mắt. Bất cứ lựa chọn nào cũng phải đánh đổi, nên đừng bao giờ chỉ trích khi người mẹ này bắt con ngủ riêng, người mẹ kia cho con ngủ cùng; hoặc em bé này vì sao ngủ ngoan xuyên đêm, em bé kia cứ lục đục cả đêm và rất khó ngủ…

Nên cố gắng kiên nhẫn và cố gắng nhiều cách khác nhau để rèn con ngủ phù hợp với con mình.

Từ khóa » Cách Rèn Luyện Trẻ Sơ Sinh Ngủ Xuyên đêm