Sự Thật Về Ngủ Xuyên đêm ở Trẻ Sơ Sinh - POH

Hiện nay, ngày càng nhiều ba mẹ quan tâm tới chủ đề “trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm” với mong muốn có thể tập cho em bé của mình ngủ dài vào ban đêm, từ đó ba mẹ được nghỉ ngơi đầy đủ ngay cả khi đang nuôi con nhỏ. Vậy việc em bé ngủ xuyên đêm có tốt không? Làm cách nào để trẻ sơ sinh có thể ngủ xuyên đêm? Mởi mẹ theo dõi ngay bài viết sau của POH nhé!

MỤC LỤC

Trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm là gì?

Tầm quan trọng của giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

Một số hiểu nhầm về việc ngủ xuyên đêm

Không có giấc ngủ đêm trọn vẹn, con mất gì?

Khi nào bé ngủ xuyên đêm?

Cách rèn trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm

Một số thắc mắc thường gặp của ba mẹ

Sau thời khắc chào đời thiêng liêng, con đáp xuống thế giới “người khổng lồ” xa lạ với cách giao tiếp duy nhất là tiếng khóc.

Để giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh, ta cần thấu hiểu những nhu cầu cơ bản của một em bé, đây là nền tảng để nuôi dạy một đứa trẻ vui vẻ và hạnh phúc.

Ở thời điểm sơ sinh khởi đầu, tháp nhu cầu của Maslow tương đối đúng với phần lớn các bé. Các ba mẹ cần thỏa mãn từng tầng từ thấp đến cao.

Trong đó, tầng đáy nền tảng thể hiện cơ sở vật chất sinh tồn: con cần được ăn no, môi trường xung quanh thật dễ chịu với nhiệt độ phù hợp. Đặc biệt con cần ngủ đủ để phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm là gì?

Trong giai đoạn sơ sinh, hầu hết các em bé chưa có thói quen sinh hoạt ngày và đêm như người lớn. Một số bé ngủ ngày cày đêm, một số bé ngủ ngắn và thức đêm liên tục. Bên cạnh đó, dạ dày trẻ còn rất bé, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần ăn 2-3 tiếng một lần. Vì vậy hầu như các bé sơ sinh không thể ngủ được liền mạch, mà sẽ thức dậy để ăn. Điều này khiến các bậc cha mẹ phải sẵn sàng túc trực cả ngày lẫn đêm.

Tuy nhiên, có những bé lại được tập “ngủ xuyên đêm” ngay từ nhỏ. Vậy trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm ở đây được hiểu như thế nào?

Với các em bé dưới 2 tháng tuổi, ngủ xuyên đêm được hiểu là khi bé ngủ giấc đêm dài từ 10-12 tiếng mỗi đêm, nhưng có ăn đêm 2-3 lần. Ba mẹ sẽ hỗ trợ các cữ ăn đêm này trong không gian yên tĩnh, tối và không có sự tương tác nào. Sau khi ăn xong, bé ngay lập tức ngủ lại chứ không dậy chơi. Một số bé không tỉnh giấc mà được cho ăn trong mơ (dream feed) để đảm bảo giấc ngủ liền mạch.

Với các bé từ 3 tháng tuổi (cũng có thể sớm hơn), bé có cân nặng trên 6kg thì mẹ có thể cai ti đêm và cho con ngủ xuyên đêm mà không còn hỗ trợ ăn đêm nữa. Lúc này trẻ thực sự ngủ xuyên đêm một mạch 11-12 tiếng.

Một điều cần lưu ý đó là khung giờ đi ngủ đêm của trẻ phải phù hợp với nhịp sinh học. Thông thường, các em bé sẽ bắt đầu ngủ từ 6-8 giờ tối và thức dậy vào 6-8 giờ tối hôm sau (thời gian linh hoạt sớm muộn theo từng ngày và từng em bé). Nếu bé thức quá muộn, ví dụ 11 giờ mới ngủ và ngủ một mạch tới 10 giờ sáng hôm sau thì giấc ngủ này cũng không được coi là ngủ xuyên đêm chất lượng.

Tầm quan trọng của giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

Lợi ích ngủ xuyên đêm

Tại sao trẻ sơ sinh nên ngủ xuyên đêm?

Giấc ngủ là cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngủ nằm tại nấc đầu tiên của tháp nhu cầu Maslow - nhu cầu bản năng và sinh lý: Ngủ - Ăn.

Nhu cầu sinh lý ở tầng dưới cùng thể hiện nhu cầu được ăn và ngủ ở trẻ sơ sinh

Bé trải qua hơn 70% thời gian trong ngày để ngủ. Giấc ngủ dài vào ban đêm là sự nối tiếp của nhiều chu kỳ REM và NREM, giúp đào thải nơron thần kinh đã sử dụng trong ngày, tái tạo tế bào não, các tế bào thần kinh được nhân bản khi ngủ sâu và các kỹ năng cơ bản (lẫy, bò, ngồi, đứng) được tập luyện - đây là những kỹ năng sinh tồn cho con sau này.

Chu kỳ REM (giấc ngủ động) còn là lúc con ghi nhớ, học nhanh và hiệu quả nhất mà không một lúc nào khác có thể sánh kịp.

Khi ngủ một giấc ngủ dài, thư gãn và phục hồi, trẻ sẽ bình tĩnh tiếp nhận cái mới từ môi trường và đặc biệt là ăn tập trung hơn, lâu hơn và có hiệu quả cả về lượng và chất.

Hơn thế nữa ngủ tiêu tốn ít năng lượng hơn vì thức ăn được hoàn toàn phục vụ vào việc tạo dựng tế bào, chứ không phải để đốt cháy cho các hoạt động thể chất. Do đó, có rất nhiều em bé ăn ít, ngủ nhiều mà vẫn tăng cân và chiều cao.

Có nên cho bé ngủ xuyên đêm?

Hormone tăng trưởng HGH của người do tuyến yên tại não tiết ra ở lứa tuổi trẻ sơ sinh mạnh mẽ nhất vào lúc ngủ, khoảng 2 giờ sau khi vào giấc là giai đoạn 3 (giai đoạn ngủ NREM) của chu kỳ ngủ. Nên để kích thích sự tiết hormone HGH thì ngủ sớm và ngủ đủ là điều kiện tiên quyết.

Với người lớn, ngủ đơn giản chỉ là để nghỉ ngơi và phục hồi thần kinh, nhưng ở trẻ em, đó lại là quá trình các bé học kỹ năng, tích luỹ trí nhớ và phát triển cả về thể chất lẫn trí não.

Vậy nên, với trẻ sơ sinh nếu không tỉnh dậy khóc đòi bú thì trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm là không sao cả và không ảnh hưởng gì đến trẻ, thậm chí đây còn là cơ hội vàng để con nhận được hormone HGH đậm đặc một cách đầy đủ nhất.

Trẻ sơ sinh ăn đêm có tốt không?

Con ngủ đêm không sâu, ngủ ngày cày đêm sẽ bỏ lỡ cơ hội đón nhận hormon tăng trưởng chỉ tiết ra vào lúc bé ngủ sâu vào ban đêm. Khi dậy ăn đêm, giấc ngủ của trẻ sẽ không liền mạch, tăng nguy cơ sâu răng khi ngậm bình sữa vào ban đêm.

Tuy nhiên có những em bé có cân nặng dưới 5.5 kg hoặc 6kg mà ngày ăn tốt, ăn đêm xong ngủ lại luôn thì không bắt buộc phải cai đêm, mà khi ấy con cần ăn đêm để đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng.

Còn có những em bé với cân nặng trên 6kg, ngày ăn nhởn nhơ không hiệu quả, đêm dậy nhiều lần đòi ngậm ti thì việc cai ăn đêm là thực sự cần thiết. Thực tế đã từng có em bé 18 tháng tuổi, đêm ngủ lúc 22h và dậy ăn 3 lần.

Ban ngày mẹ đi làm. Tối đến chỉ thức pha sữa và ru con ngủ là hết đêm. Ba ngán ngẩm cảnh con quấy khóc nên ôm gối sang phòng khác ngủ, bỏ mặc hai mẹ con chăm nhau.

Cuộc sống gia đình rất mệt mỏi. Sau khi em bé được hướng dẫn cai ti đêm thì lần đầu tiên mẹ bé được ngủ liền một giấc 6 tiếng từ sau khi sinh con. Cuộc sống gia đình vui tươi trở lại.

Để biết có nên cai ti đêm cho trẻ hay không mời ba mẹ tham khảo bài viết sau: Có nên cai ti đêm cho trẻ và những điều cần biết

Trẻ dưới 6kg ngủ xuyên đêm?

Có nhiều mẹ thắc mắc việc trẻ dưới 6kg ngủ xuyên đêm, con không dậy ăn đêm nữa mà ngủ một lèo đến sáng. Điều này là không sao cả nếu con ngủ tốt, hoặc con đã được dreamfeed hoặc ăn ban ngày hiệu quả, con có sức khỏe bình thường và không ở trong tình trạng thiếu cân khẩn cấp.

Tuy nhiên thông thường rất hiếm trường hợp bé dưới 6kg ngủ được xuyên đêm 11-12 tiếng. Nếu mẹ có ý định cai ti đêm cho con thì hãy chờ cho đến khi con được 6 hoặc 6.5 kg nhé!

Bé trên 6kg ngủ xuyên đêm?

Bé trên 6kg ngủ xuyên đêm là hoàn toàn bình thường. Lúc này con đã có khả năng tích trữ đủ năng lượng để có thể ngủ một giấc trọn vẹn 11-12 tiếng mỗi đêm.

Một số hiểu nhầm về việc ngủ xuyên đêm

Nuôi con là cả một quá trình đầy những thử thách và bỡ ngỡ, ai sinh con ra cũng đều phải học cách để làm cha mẹ.

Vậy nên hãy cùng tìm hiểu một số hiểu lầm về việc ngủ xuyên đêm để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh của mình ba mẹ nhé.

Con tự bỏ ăn đêm, ba mẹ đánh thức cho ti đêm trở lại do sợ con đói

Khi em bé sinh ra thì bản năng không bao giờ để mình đói. Đói em sẽ đòi ăn, vì dạ dày nhỏ nên em phải ăn thường xuyên, do đó các giấc ngủ của em không dài. Giấc ngủ của các em là một chu kỳ 45 phút bao gồm 25 phút ngủ sâu và 20 phút ngủ nông.

Trong quãng thời gian ngủ nông, nếu đói em bé sẽ dậy và đòi ăn ngay. Do đó em không bao giờ để mình đói quá 25 phút đâu. Đây là bản năng tự nhiên. Không một đứa trẻ nào có thể nhịn đói.

Nhiều ba mẹ có con đạt cân nặng trên 6kg và con tự bỏ ăn đêm lại không tin vào bản năng tự nhiên này của con mà thấy con ngủ đêm dài lại đánh thức con dậy ti đêm dẫn tới giấc ngủ của con bị gián đoạn không cần thiết. Các ba mẹ nên tôn trọng quy luật tự nhiên của con mình nhé.

Có một lưu ý ba mẹ nên nhớ là khi con được trên ít nhất 5.5 kg, lý tưởng 6kg mà bỏ ăn đêm thì mới không cho ăn lại, còn dưới 5.5 kg mà bỏ ăn đêm thì cần cho ăn trong mơ - dreamfeed.

Ba mẹ quá quan tâm đến ăn mà bỏ qua tầm quan trọng của giấc ngủ

Nhiều ba mẹ quá quan tâm đến ăn mà bỏ qua tầm quan trọng của giấc ngủ mà không biết rằng ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng ngủ kém sẽ gây ra những ảnh hưởng về thể chất, tinh thần, tình cảm, hành vi và nhận thức ở con.

Một số mẹ lại quá cứng nhắc trong việc cho con bú, cho con ăn mà gây ra những sự ức chế không cần thiết cho cả hai mẹ con. Cứ đến giờ ăn lại cố ép con ăn thêm thìa sữa, cái bánh.

Điều này tạo thành thói quen xấu và gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, có hại về lâu về dài tới con. Trẻ bị ép ăn sẽ đánh mất nhu cầu tự nhiên của mình.

Không có giấc ngủ đêm trọn vẹn, con mất gì?

Khi không có một giấc ngủ đêm trọn vẹn, con mất đi những gì? Mời ba mẹ cùng tìm hiểu qua những thông tin đầy đủ và chi tiết dưới đây.

Con sẽ bỏ lỡ cơ hội đón nhận hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng HGH ở người tiết ra trong hai hoạt động thể chất: một là khi cơ thể hoạt động thể dục thể thao nhưng việc tiết HGH qua thể thao tương đối hạn chế ở lứa tuổi sơ sinh. Thứ hai là HGH tiết ra mạnh mẽ nhất là trong giấc ngủ, khoảng 2 giờ sau khi vào giấc.

Theo các nghiên cứu khoa học về quá trình tiết HGH trong lúc ngủ thì HGH chỉ tiết ra duy nhất ở giai đoạn 3 (giai đoạn ngủ sâu NREM) của chu kỳ ngủ.

Bên cạnh đó HGH ở trẻ em đạt ngưỡng đỉnh ở khoảng 9 - 11 giờ tối và từ sau nửa đêm quá trình tiết HGH giảm dần và gần sáng thì hầu như rất ít hoặc không tiết nữa.

Từ 4 giờ 30 sáng là HGH và cả melatonin đều biến mất khỏi cơ thể, vì thế nhiều em bé dậy sớm hoặc ngủ rất nông ở giai đoạn này.

HGH ở trẻ em đạt ngưỡng đỉnh ở khoảng 9 - 11 giờ tối (Nguồn ảnh: Hachun Lyonet)

Vậy nên nếu không có giấc ngủ đêm trọn vẹn con sẽ bỏ lỡ cơ hội đón nhận hormone tăng trưởng chỉ tiết ra vào lúc bé ngủ sâu giấc vào ban đêm.

Hướng dẫn bé ngủ xuyên đêm từ sớm, con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn, mời ba mẹ tham khảo POH Easy One

Gia đình thay phiên nhau trông đêm, rất mệt mỏi

Trong cuốn “Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến” và app POH tác giả Hà Chũn có đề cập đến hiện tượng “Đứa trẻ gây đổ vỡ”. Đây là cách nhìn thực tế và rõ ràng: việc có con sẽ làm mối quan hệ gia đình trở nên khó khăn hơn.

Đó là nguy cơ cặp đôi bị chia rẽ, ly thân trong khoảng 2 năm đầu đời của đứa trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là sự mất tự do của ba mẹ và cú sốc của trách nhiệm và cách hành xử.

Theo cách nuôi truyền thống, em bé không có nếp sinh hoạt ổn định, ti vặt ngủ vặt, thức đêm nhiều lần, mẹ kiệt sức, tâm trạng bất ổn. Ông bà, bố mẹ thay phiên nhau trông đêm rất mệt mỏi, hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng.

Có rất nhiều bà mẹ tâm sự rằng từ khi sinh con ra chưa bao giờ có được một giấc ngủ trọn vẹn. Nhiều bà mẹ sau sinh chỉ ngủ được khoảng 2 tiếng mỗi lần, điều đó đủ để hình dung việc nuôi con chưa bao giờ là dễ dàng.

Tuy nhiên, nếu con có một lịch sinh hoạt ổn định, phù hợp, con biết khi nào mình được ăn, được hoạt động, cần đi ngủ và có một giấc ngủ đêm dài.

Em bé thoải mái, vui tươi, ít quấy khóc, người mẹ có thời gian chăm sóc bản thân. Mẹ nghỉ ngơi hồi sức sau hành trình vượt cạn vất vả. Mẹ nghỉ ngơi tăng cường chất và lượng sữa mẹ.

Suy cho cùng, để chăm sóc con tốt nhất thì chính bản thân người mẹ cũng cần được nghỉ ngơi hợp lý. Một người mẹ mệt mỏi, cáu gắt, thiếu ngủ sẽ không thể chăm sóc con tốt được.

Giúp con ăn no ngủ đủ & mẹ có thời gian chăm sóc bản thân cùng POH Easy One

Khi nào bé ngủ xuyên đêm?

Giấc ngủ đêm dài nên là mục tiêu ba mẹ cần hướng tới dù nuôi con theo cách nào. Nếu con không ở dạng thiếu cân khẩn cấp, mẹ có thể để bé ngủ đêm dài tối đa mà không cần gọi bé dậy ăn.

Nhiều bé sơ sinh có thể ngủ dài 4 giờ không ăn. Ở 4 tuần có thể ngủ 6 giờ không ăn và thậm chí nhiều bé 8 tuần có thể ngủ cả đêm dài 12 giờ mà không cần dậy ăn. Điều này là hoàn toàn có thể nếu mẹ kết nối và đáp ứng nhu cầu ăn ngủ trong ngày và đêm của bé.

Bảng dưới đây thể hiện rõ số giờ thức ngủ ở trẻ sơ sinh, mời các ba mẹ cùng tham khảo:

Ba mẹ chắc đã hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ ở trẻ và vai trò của việc ngủ xuyên đêm, giờ thì việc cần làm là khi khả năng thể chất của con có thể tích lũy đủ năng lượng thì ba mẹ hãy tự tin để trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm nhé.

Một số em bé đã đủ điều kiện để ngủ xuyên đêm nhưng chưa có cơ hội được trải nghiệm thì ba mẹ hãy cai ti đêm để con có giấc ngủ trọn vẹn.

Với những bé tự cai ti đêm thì ba mẹ nên để bé ngủ, ba mẹ không cần gọi dậy để ăn vì bản năng con sẽ không bao giờ để mình bị đói.

Cách rèn trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm

Ý nghĩa của việc ngủ xuyên đêm là không cần bàn cãi. Ngủ xuyên đêm không chỉ giúp con học cách ăn no, ăn hiệu quả ban ngày mà còn là tiền đề cho một lịch sinh hoạt ổn định.

Một em bé ngủ đủ giấc sẽ vui vẻ, hoạt bát và hạnh phúc hơn em bé mệt mỏi cáu kỉnh do thiếu ngủ. Đồng thời em bé ngủ xuyên đêm cũng đồng nghĩa với việc lớn trong lúc ngủ nhiều nhất và tốt nhất.

Dưới đây là kinh nghiệm cai ti đêm của mẹ Mì Tôm, ba mẹ có thể tham khảo:

Trì hoãn cữ ăn, gộp 2 cữ thành còn 1 cữ ăn

Bé Mì Tôm dậy ăn đêm lúc 10 giờ và 2 giờ sáng. Trước tiên mẹ trì hoãn cữ 10 giờ, tức là khi con dậy đòi ăn mẹ hỗ trợ con ngủ thêm tầm 30 phút đến 1 tiếng. Sau con đòi gay gắt thì mẹ cho ăn.

Cữ thứ 2 mẹ Mì Tôm thường cho con ăn khi con tỉnh tùy vào nhu cầu của con. Cứ thế mỗi ngày cố gắng trì hoãn thêm 30 - 60 phút ở cữ 10 giờ thì tầm 2, 3 hôm sau Mì Tôm ăn đêm vào lúc khoảng 0h sáng.

Vậy thì đến 2 giờ mà bé có ọ oẹ tỉnh theo thói quen nhưng do bạn mới ăn lúc 0h nên mẹ Mì Tôm chắc chắn bạn không đói. Mẹ vỗ, cho ti giả hỗ trợ bé ngủ lại. Vậy là đã gộp 2 bữa thành 1 rồi. Sáng ra Mì Tôm ăn 1 hơi hết 220ml trong khi trước đó chỉ ăn 150ml. Quá trình này kéo dài 1 tuần.

Cắt hoàn toàn ăn đêm

Mì Tôm duy trì ăn một cữ đêm đến khi bạn dần chuyển lịch sinh hoạt E4 và mẹ bạn thấy ngày bạn ăn kém hiệu quả thì lên kế hoạch cắt hoàn toàn ăn đêm.

Mẹ giảm dần lượng sữa trong bình đến khi còn 30ml thì cắt hẳn. Trước đó Mì tôm thường ăn 150ml vào cữ đêm.

  • Hôm đầu tiên, mẹ giảm còn 120ml, theo thói quen bạn ăn hết xong vẫn còn thòm thèm lại đòi thêm nhưng mẹ dỗ cho ngủ lại. Mỗi ngày mẹ giảm 30ml.
  • Đến ngày thứ 4 mẹ cắt hẳn ăn đêm. Mì Tôm cũng không dậy đòi ăn nhưng đến gần sáng có dậy khóc nhưng mẹ hỗ trợ ngủ lại đến sáng dậy ăn một bình đầy 260ml, ăn xong cười toe toét.

Đấy là ví dụ nhà bạn Mì Tôm, các ba mẹ hãy quan sát con để lựa chọn phương pháp phù hợp với gia đình mình. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, mẹ tham khảo bài viết Hướng dẫn phương pháp EASY cho mẹ mới bắt đầu.

Tuy nhiên, em bé của bạn là một cá thể riêng biệt. Mẹ có thể đi tham khảo nhiều nơi, nhiều mẹ đã áp dụng thành công nhưng vẫn không thể giúp con mình ngủ xuyên đêm và cai ti đêm thành công. Hãy để POH giúp bạn bằng cách tham gia POH Easy (0-1 tuổi) nhé!

Một số thắc mắc thường gặp của ba mẹ

Trẻ 1 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có sao không?

Trẻ sơ sinh từ 0-6 tuần thường sẽ có nhu cầu ngủ ngày 3 giấc 2 tiếng, 1 giấc 40 phút. Đêm ngủ 10-12h. Nếu con không ở tình trạng thiếu cân khẩn cấp, mẹ có thể để bé ngủ đêm dài tối đa mà không cần gọi bé dậy ăn.

Nhiều bé từ sơ sinh có thể ngủ dài 4 giờ không ăn, ở 4 tuần có thể ngủ 6 giờ không ăn, ba mẹ hãy tôn trọng nhu cầu tự nhiên của con.

Bé 2 tháng ngủ xuyên đêm có tốt không?

Lúc ngủ là lúc con phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Ở mốc 2 tháng tuổi, trẻ có sự phát triển vượt trội về nhận thức và nghe nhìn. Con có nụ cười thực thụ đầu tiên của mình, các kỹ năng phối hợp chuyển động của con cũng phát triển.

Mời ba mẹ tham khảo Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Giấc ngủ dài vào ban đêm là sự nối tiếp của nhiều chu kỳ REM và NREM, giúp đào thải nơ - ron thần kinh đã sử dụng trong ngày, tái tạo tế bào não, là sân chơi để con học kỹ năng vận động - một kỹ năng sinh tồn cho con sau này. Do đó bé đã ngủ xuyên đêm thì mẹ cực kỳ may mắn.

Ở mốc 8 tuần tuổi, nếu con có cân nặng trên 5,5kg (lý tưởng là 6kg) có thể ngủ cả đêm dài 12 giờ mà không cần dậy ăn. Điều này là hoàn toàn có thể nếu mẹ kết nối và đáp ứng nhu cầu ăn ngủ trong ngày và đêm của bé.

Có nên đánh thức bé 3 tháng dậy bú đêm?

Ở mốc 3 tháng tuổi, nhiều em bé đang trong quá trình học lẫy. Con hì hục học suốt cả đêm ngày, thậm chí có bé quên ăn để tập kỹ năng. Thời điểm này thường con sẽ biếng ăn sinh lý.

Nhiều ba mẹ thấy con ăn kém, ăn ít ban ngày, thay vì giãn cữ, cắt ăn đêm thì đêm lại đánh thức con dậy để ăn bù. Con ăn thụ động, sử dụng phản xạ mút mát lúc ngủ để bù cho con vài chục ml sữa ban ngày.

Việc này này vô tình ngắt mạch ngủ của con, làm con giảm cơ hội lớn trong lúc ngủ. Bộ máy tiêu hóa đáng lẽ ra được nghỉ ngơi, nay lại phải hoạt động để tiêu hóa thức ăn.

Con ăn ngày lại càng kém hiệu quả và vòng luẩn quẩn ăn ngủ lại bắt đầu. Cho nên nếu con ngủ, hãy tôn trọng nhu cầu của con và không cần đánh thức con dậy để ăn đêm.

Trẻ 4 tháng ngủ xuyên đêm

Càng lớn, con càng có khả năng tốt hơn trong việc tích lũy năng lượng khi thức để chuẩn bị cho một giấc ngủ đêm dài. Khoảng 4 tháng, dạ dày của con phát triển và lớn hơn nhiều.

Điều này có nghĩa là con có thể ăn nhiều sữa hơn chỉ trong một lần bú, vậy nên con không cần ăn nhiều bữa như trước nữa.

Bắt đầu từ khoảng thời gian này, nhiều ông bố bà mẹ thường xuyên thiếu ngủ cuối cùng cũng có thể nghỉ ngơi.

Từ khoảng 4 tháng, thói quen ngủ của con đã bắt đầu ổn định, nhiều bé đã có thể ngủ suốt đêm không cần dậy ăn. Đặc biệt là những bé được bố mẹ định hướng theo lịch sinh hoạt cụ thể, nhất quán ngay từ lúc mới sinh.

Như vậy giấc ngủ dài có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự tồn tại và phát triển của trẻ sơ sinh. Các nhà khoa học về giấc ngủ cũng luôn khuyến khích trẻ sơ sinh ngủ đủ và tốt nhất là có giấc ngủ dài 11-12 tiếng mỗi đêm.

Vậy làm thế nào để giúp con ngủ xuyên đêm? Bí kíp giúp các mẹ POH Easy One giúp con ngủ 11-12 tiếng thật dễ dàng là gì? Mời ba mẹ tham khảo POH Easy ngay hôm nay nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo

Từ khóa » Cách Rèn Luyện Trẻ Sơ Sinh Ngủ Xuyên đêm