Mèo Thở Khò Khè Do đâu? Cách Chữa Mèo Thở Khò Khè Nhanh Hết
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Một số biểu hiện mèo thở khò khè
- Hít thở bằng miệng
- Mèo bị nghẹt mũi, sổ mũi
- Một số dấu hiệu khác
- Tại sao mèo thở khò khè? Một số nguyên nhân chính khiến mèo bị khó thở
- Hen suyễn
- Do viêm phổi
- Mèo bị ung thư
- Dị vật
- Mèo bị dị ứng
- Cần làm gì khi mèo thở nhanh khò khè?
- Đưa mèo tới bác sĩ thú y
- Bổ sung nước cho mèo
- Vệ sinh nơi ở của mèo
- Vệ sinh mũi mèo
Mèo thở khò khè là một tình trạng phổ biến thường gặp ở các “quàng thượng” có sức đề kháng yếu. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mèo con thở khò khè là gì? Hãy cùng Chợ Tốt đi tìm kiếm câu trả lời ở ngay bài viết dưới đây!
Một số biểu hiện mèo thở khò khè
Dưới đây là một số biểu hiện khi mèo hít thở khò khè bạn nên tham khảo.
Hít thở bằng miệng
Biểu hiện phổ biến nhất khi mèo bị thở khò khè là mèo hít thở bằng miệng do đường mũi bị bí. Bởi vì mèo bị nghẹt mũi có thể do bị nhiễm trùng, viêm mũi.
Khi virus xâm nhập gây ức chế hệ miễn dịch sẽ tạo điều kiện giúp vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp khiến cho việc thở của mèo trở nên khó khăn và gấp gáp hơn rất nhiều.
Mèo bị nghẹt mũi, sổ mũi
Nếu có nước mũi trong suốt chảy ra khi thở thì có thể mèo bị dị ứng mũi. Còn nếu là dịch nhầy màu vàng hoặc màu xanh thì có thể là do dịch mủ, khả năng cao là mèo có vật thể lạ trong mũi hoặc bị chấn thương trong. Vì mèo hay liếm nước mũi nên bạn cần quan sát thật kỹ để xác định được liệu nước mũi màu gì để đưa đi khám kịp thời.
Một số dấu hiệu khác
Ngoài những biểu hiện trên thì một số dấu hiệu khác cho thấy mèo đang gặp phải tình trạng thở khó khăn có thể kể tới như:
- Lỗ mũi mở rộng khi thở;
- Hít thở mạnh khiến bụng và ngực mèo cũng có sự chuyển động;
- Đầu và cổ hơi chúi thấp về phía trước trông mèo vô cùng mệt mỏi;
- Khi thở phát ra tiếng.
Tại sao mèo thở khò khè? Một số nguyên nhân chính khiến mèo bị khó thở
Mèo thở khò khè là bệnh gì luôn là thắc mắc chung của rất nhiều người nuôi mèo. Khi thấy thú cưng của mình gặp phải tình trạng này, nhiều người vô cùng lo lắng và loay hoay đi tìm nguyên nhân.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng khò khè thường gặp ở mèo. Trong đó một số nguyên nhân chính có thể kể tới như.
Hen suyễn
Hen suyễn là một tình trạng phổ biến thường gặp ở mèo và các loài động vật có vú khác. Và đây có thể là nguyên nhân gây ra chứng khó thở ở mèo hoặc mèo con của bạn. Tình trạng khò khè kéo dài có thể có nghĩa là chú mèo của bạn đang lên cơn hen suyễn.
Mèo bị hen suyễn là tình trạng các phế quản nhỏ bị hẹp lại do viêm nhiễm mãn tính/cấp tính. Bệnh gây trở ngại cho việc trao đổi không khí và từ đó ảnh hưởng đến việc hô hấp của mèo.
Bệnh dẫn đến sự thu hẹp của đường hô hấp và gây ra tình trạng khó thở, đặc biệt là khi thở ra. Và triệu chứng phổ biến nhất là khó thở, thậm chí là mèo thở khò khè khi ngủ.
Do viêm phổi
Bệnh viêm phổi sẽ khiến suy giảm chức năng hô hấp của mèo. Khi đường hô hấp bị viêm, mèo sẽ dễ dàng bị tổn thương bởi những yếu tố bên ngoài hơn. Hoặc mèo thở khó khăn có thể là do chảy nước dãi miệng, chảy nước mũi, …
Mèo bị ung thư
Một khối u nào đó xuất hiện cũng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thở khò khè ở mèo. Thông thường, biểu hiện của việc thở khò khè ở mèo là do ung thư. Để yên tâm nhất, bạn nên đưa mèo đến cơ sở thú ý trong thời gian sớm nhất để xác định xem đó là u ác tính hay u lành, liệu đã di căn như thế nào.
Dị vật
Trong quá trình ăn uống, việc nước hoặc thức ăn vô tình lọt vào đường thở của mèo là hiện tượng không phải hiếm gặp. Khi đó, quá trình hô hấp của mèo sẽ bị cản trở do phế quản hoặc khí quản bị tắc nghẽn. Từ đó gây ra tình trạng thở khò khè. Và nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe của mèo.
Mèo bị dị ứng
Cũng giống như con người, mèo của bạn có thể bị dị ứng. Phấn hoa, nấm mốc, thậm chí là khói thuốc lá có thể gây kích ứng đường hô hấp của mèo. Từ đó dẫn tới hiện tượng mèo thở khò khè cùng với các triệu chứng đi kèm khác.
Hoặc chỉ đơn giản nếu trong miệng mèo có mắc phải sợi tóc hay một vật gì đó cũng có thể khiến cho hơi thở của chúng khác hơn so với bình thường.
Cần làm gì khi mèo thở nhanh khò khè?
Đưa mèo tới bác sĩ thú y
- Ho hoặc âm thanh nghẹn ngào có kèm theo thở khò khè;
- Mặc dù không có vật cản nào trong miệng nhưng mèo vẫn tiếp tục thở khò khè, thậm chí thở khò khè ngay cả khi ngủ;
- Thở khò khè liên tục trong một thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm;
- Lừ đừ, không ăn uống được;
- Thở nhanh hoặc nặng,…
Nếu thú cưng của bạn liên tục thở khò khè hoặc có bất kỳ triệu chứng nào kèm theo ở trên, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ thú y. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng thở khò khè sẽ quyết định liệu đó sẽ là một cuộc kiểm tra theo lịch trình hay là một cuộc thăm khám khẩn cấp.
Khi đưa mèo đến bác sĩ thú ý, bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc mèo nhỏ đúng cách. Trong trường hợp mèo gặp phải tình trạng nặng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để nhanh chóng giải quyết dứt điểm được tình trạng thở khò khè ở mèo.
Bổ sung nước cho mèo
Thở gấp gáp, thở khò khè cũng có thể khiến cho chú mèo của nhà bạn bị mất nước. Chính vì vậy ngay lúc này, bạn nên bổ sung thêm nước cho mèo ngay lập tức. Tuy nhiên khi cho mèo uống nước cần phải cẩn thận bởi chú mèo có thể bị sặc nước bất kỳ lúc nào.
Nếu nghiêm trọng hơn và mèo không chịu uống nước, hãy đưa chúng đến ngay phòng khám thú y để được tiêm tĩnh mạch hoặc được xử lý bằng các phương pháp điều trị riêng biệt.
Vệ sinh nơi ở của mèo
Một nơi ở không được vệ sinh thường xuyên, có nhiều mùi khó chịu cũng có thể ảnh hưởng tới đường hô hấp của mèo. Và cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc mèo thở có tiếng khò khè. Vệ sinh nơi ở để loại bỏ được vi khuẩn, mùi hôi khó chịu và giữ được sự thông thoáng là điều bạn rất cần làm ngay lúc này.
Vệ sinh mũi mèo
Trong mũi mèo sẽ luôn có những bụi bẩn rất cần được vệ sinh. Chính vì vậy bạn nên vệ sinh mũi của mèo khoảng 1-2 tuần/lần. Cách vệ sinh mũi cho mèo vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng bông tẩm nước sau đó thấm và lau sạch vào mũi mèo.
Trong trường hợp mèo bị bệnh hô hấp nặng, việc lau mũi thường xuyên từ 1-2 ngày/lần cũng giúp mèo dễ chịu hơn và nhanh chóng giải quyết dứt điểm tình trạng khò khè.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục khi mèo thở khò khè mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ ở bài viết thực sự có ích cho chú mèo nhà bạn. Và ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu mua bán mèo thì đừng quên truy cập ngay vào Chợ Tốt!
Từ khóa » Khè Mèo
-
ĐIỀU GÌ KHIẾN MÈO KHÈ?
-
Khè "khè" Mèo Con (mèo đực Ghét Mèo Con) - Khế Thúi - YouTube
-
Khè! Một Con Mèo Ma Giáo !! - YouTube
-
Tại Sao Mèo Lại Khè Và Lè Lưỡi
-
Vì Sao Bỗng Nhiên Mèo Hung Dữ Với Chủ Và Những Con Mèo Khác ...
-
Mèo Thở Khò Khè - Nguyên Nhân, Cách Chăm Sóc Cho Mèo (2020)
-
Chia Sẻ Cách để 2 Con Mèo Cũ Và Mới Làm Quen Với Nhau | Pet Mart
-
17 Kiểu Ngôn Ngữ Và Hành Vi Của Mèo Thường Ngày | Pet Mart
-
ĐIỀU GÌ KHIẾN MÈO KHÈ?CÁCH GIAO TIẾP VỚI MÈO
-
Cách Nhận Biết Nguyên Nhân Khi Mèo Thở Khò Khè - Fusion Group
-
Mèo Thở Khò Khè Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Cách điều Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Mèo Thở Khò Khè - Nguyên Nhân, Cách Chăm Sóc Cho Mèo
-
Mèo Thở Khò Khè Là Dấu Hiệu Của Phù Phổi?