Mèo Thở Khò Khè - Nguyên Nhân, Cách Chăm Sóc Cho Mèo (2020)
Có thể bạn quan tâm
Khi mèo thở khò khè, bạn cần dành sự quan tâm để kịp thời chăm sóc, chữa trị đúng cách cho mèo. Bài viết này sẽ hướng dẫn từng việc cụ thể mà bạn cần làm!
Một số biểu hiện mèo thở khò khè
Khi mèo thở khò khè, cơ thể sẽ có kèm theo những biểu hiện sau đây:
- Mèo có xu hướng hít thở bằng miệng: vì đường mũi có thể bị bí. Khi mèo nghẹt mũi, có thể do viêm mũi, nhiễm trùng hoặc do mèo đã hít nhầm những chất lạ. Thông thường, nghẹt mũi kéo dài là do virus. Virus xâm nhập làm ức chế hệ miễn dịch và khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp.
- Sổ mũi, nghẹt mũi: do các dịch nhầy chảy ra ở mũi, thậm chí còn có mủ. Nếu nước mũi trong suốt, mèo có thể bị dị ứng mũi. Còn dịch nhầy màu vàng/xanh lục thì khả năng đó là dịch mủ.
Bạn cũng cần kiểm tra xem dịch chảy ra từ một hay hai bên mũi. Nếu hai bên, mèo có thể bị nhiễm trùng hay dị ứng. Việc quan sát cần kỳ công bởi vì mèo sẽ liên tục liếm nước mũi.
- Lỗ mũi cần mở rộng hơn khi thở.
- Phải hít mạnh khi thở làm cho bụng và ngực chuyển động.
- Hai chân trước thường cách ra lồng ngực để chừa khoảng không để căng lồng ngực.
- Phần đầu và cổ hơi chúi thấp về phía trước.
- Thở phát ra tiếng.
Khi phát hiện ra một trong những biểu hiện này, bạn nên quan sát xem mèo có bị cũng triệu chứng khác không. Nếu có hơn 2 biểu hiện thì đưa mèo đi khám bác sỹ thú y.
Nguyên nhân khiến mèo thở khò khè
Mèo thở khò khè cũng có thể là do mệt mỏi, vừa vận động xong hay mèo quá béo. Những nguyên nhân này thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, hầu hết những bệnh về đường hô hấp đều dẫn đến biểu hiện thở khò khè. Do đó, bạn không được chủ quan vì có thể mèo đã mắc phải những bệnh này:
- Viêm phổi:
Viêm phổi dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng hô hấp. Khi đường hô hấp bị viêm, mèo dễ dàng bị tổn thương do những yếu tố từ bên ngoài tác động vào.
Mèo có thể thở khò khè do nguyên nhân khác từ việc chảy nước mũi, chảy nước dãi miệng,... Cụ thể, khi mèo ăn thức ăn cho mèo hoặc uống nước mà bị sặc, vô tình nước dãi sẽ lọt vào đường thở. Khi đó, quá trình hô hấp bị cản trở do phế quản hoặc khí quản bị tắc nghẽn nếu không xử lý kịp thời.
- Trong phổi có đờm:
Đờm trong phổi có thể do hoạt động của nội tạng bị rối loạn. Nguyên nhân gián tiếp là do phổi bị phù hoặc viêm làm cho nội tạng xảy ra biến chứng.
- Ung thư:
Mèo thở khò khè cũng có khả năng là do sự xuất hiện của các khối u. Biểu hiện thở khò khè do ung thư thường không quá khác biệt so với các nguyên nhân kia. Bạn nên đưa mèo đi khám thú y càng sớm càng tốt để xác định u lành hay ác tính hoặc đã di căn như thế nào.
Nguyên nhân của việc mèo thở khò khè rất phức tạp và có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do đó, khi mèo thở khò khè kéo dài (không phải do mới vận động mạnh hay mệt mỏi) thì bạn cần đưa đi thú y cho an toàn.
Cách chăm sóc mèo thở khò khè
Bạn nên dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và làm bạn đồng hành giúp mèo vượt qua lúc đau ốm này nhé!
Đưa đến thú y
Sau khi đưa mèo đến bác sĩ, họ sẽ cho bạn hướng dẫn cách chăm sóc mèo đúng như tình trạng bệnh của mèo. Thông thường, bác sĩ sẽ cho mèo dùng kháng sinh để điều trị. Bạn cần cho mèo uống thuốc đúng liều lượng để chữa trị hiệu quả nhất.
Bổ sung nước
Nếu mèo bị mất nước hay điện giải, bạn cần cho mèo bổ sung nước uống. Nghiêm trọng hơn, có thể đưa đến bác sĩ để tiêm tĩnh mạch.
Dắt mèo đi dạo
Thời gian này, bạn cần tránh để mèo vận động mạnh cũng không nên để các boss chỉ nằm một chỗ. Tốt nhất là bạn vẫn vui chơi nhẹ nhàng với mèo và cho mèo đi dạo.
Dọn ổ mèo cho khô thoáng, ấm áp
Ổ của mèo cũng cần loại bỏ yếu tố ẩm ướt và đảm bảo giữ ẩm. Do đó, bạn nên chọn những góc nào thông thoáng, xa chỗ ẩm thấp, có nước. Nếu được thì nên cho cả mèo và ổ phơi nắng sáng mỗi ngày.
Xông hơi cho mèo
Để mèo thở thuận lợi hơn, bạn có thể xông hơi để mèo. Tiếp xúc với hơi nước ấm giúp dịch nhầy trong mũi mèo lỏng hơn, dễ dàng chảy ra ngoài.
Bạn có thể dùng các máy xông hơi rồi nhỏ vài giọt tinh dầu dành cho mèo. Hoặc có thể cho mèo xông hơi trong phòng tắm đóng kín cửa rồi mở nước nóng. Lưu ý, xông hơi chứ không cho mèo tiếp xúc trực tiếp với nước.
Mỗi lần xông hơi khoảng 10 phút. Duy trì 2 lần/ngày thì mèo sẽ sớm hết nghẹt mũi.
Vệ sinh mũi
Một điều không thể bỏ qua khi mèo thở khò khè đó là vệ sinh mũi cho mèo. Việc này giúp loại bỏ những bụi bẩn ở phần mũi. Bạn nên làm 1 - 2 lần/tuần là tốt nhất.
Đầu tiên, bạn lấy bông tăm loại nhỏ thấm nước cho ẩm rồi lau lỗ mũi cho mèo. Nếu tình trạng nặng thì có thể thao tác 1 - 2 ngày/lần.
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Không gian sạch sẽ, ít bụi bẩn và ẩm mốc luôn tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp. Nhà sạch sẽ hạn chế bụi li ti bay vào mũi trong lúc hít thở. Nhờ đó, đường thở cũng ít vi khuẩn, vi trùng hơn. Cả chủ và mèo đều sẽ hô hấp tốt hơn.
Tuy là động vật nhưng khi mèo thở khò khè cũng khó chịu như chính chúng ta. Đừng bỏ qua bất kỳ bệnh tình nào của mèo nhé!
Từ khóa » Khè Mèo
-
ĐIỀU GÌ KHIẾN MÈO KHÈ?
-
Khè "khè" Mèo Con (mèo đực Ghét Mèo Con) - Khế Thúi - YouTube
-
Khè! Một Con Mèo Ma Giáo !! - YouTube
-
Tại Sao Mèo Lại Khè Và Lè Lưỡi
-
Vì Sao Bỗng Nhiên Mèo Hung Dữ Với Chủ Và Những Con Mèo Khác ...
-
Chia Sẻ Cách để 2 Con Mèo Cũ Và Mới Làm Quen Với Nhau | Pet Mart
-
17 Kiểu Ngôn Ngữ Và Hành Vi Của Mèo Thường Ngày | Pet Mart
-
ĐIỀU GÌ KHIẾN MÈO KHÈ?CÁCH GIAO TIẾP VỚI MÈO
-
Cách Nhận Biết Nguyên Nhân Khi Mèo Thở Khò Khè - Fusion Group
-
Mèo Thở Khò Khè Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Cách điều Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Mèo Thở Khò Khè Do đâu? Cách Chữa Mèo Thở Khò Khè Nhanh Hết
-
Mèo Thở Khò Khè - Nguyên Nhân, Cách Chăm Sóc Cho Mèo
-
Mèo Thở Khò Khè Là Dấu Hiệu Của Phù Phổi?