[Mĩ Thuật 8] Bài: Mĩ Thuật Thời Lê (từ Thế Kỉ XV đến đầu Thế Kỉ XVIII)

MĨ THUẬT THỜI LÊ

(từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)

I. Vài nét về bối cảnh lịch sử

Sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, nhà Lê đã xây dựng một nhà nước phong kiến hoàn thiện với nhiều chính sách tiến bộ, tạo nên một xã hội thái bình, thịnh trị.

II. Sơ lược về mỹ thuật thời Lê

1. Nghệ thuật kiến trúc

a. Kiến trúc cung đình.

- Nhà Lê cho tu sửa lại kinh thành Thăng Long ngoài ra nhà Lê còn cho xây dựng khu cung điện Lam Kinh tại (Thanh Hóa) quê hương nhà Lê.

b. Kiến trúc tôn giáo.

+ Nho giáo:Nhà Lê đề cao Nho giáo nên cho xây dựng miếu thờ Khổng Tử và trường dạy Nho học.

+ Phật giáo: Đến thời Lê Trung Hưng nhiều ngôi chùa được sửa chữa và xây dựng mới như: chùa Keo, chùa Thiên Mụ, chùa Mía, chùa Thầy…

2. Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí.

a. Nghệ thuật điêu khắc.

- Tượng hình người, thú được tạc nhiều và gần với nghệ thuật dân gian. Tượng rồng tạc nhiều ở các thành, bậc điện, các bia đá.

- Tượng Phật bằng gỗ được tạc rất tinh tế đạt đến chuẩn mực như: Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, La hán, Quan Âm thiên phủ…

b. Chạm khắc trang trí.

- Thời Lê có nhiều chạm khắc trên đá ở các bậc cửa, bia đá với nét uyển chuyển, rõ ràng.

- Ở các đình làng có nhiều bức chạm khắc gỗ miêu tả cảnh sinh hoạt của nhân dân rất đẹp về nghệ thuật.

3. Nghệ thuật Gốm.

- Gốm thời Lê kế thừa những tinh hoa của Gốm thời Lý, Trần. Phát triển được nhiều loại men quý hiếm như: Men ngọc, hoa nâu, men trắng, men xanh… đề tài trang trí rất phong phú mang đậm nét dân gian hơn nét cung đình.

III. Đặc điểm của mỹ thuật thời Lê.

Mỹ thuật thời Lê kế thừa những tinh hoa của mỹ thuật thời Lý, Trần, vừa mang tính dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, đạt đến đỉnh cao về nội dung lẫn hình thức thể hiện.

Từ khóa » Nghệ Thuật điêu Khắc Và Chạm Khắc Trang Trí Thời Lê