Nghệ Thuật Chạm Khắc Gỗ Thời Lê Qua Các Bức Chạm Gỗ Tại Bảo Tàng ...
Có thể bạn quan tâm
Bảo tàng tỉnh Bắc Giang hiện sưu tầm một số bức chạm khắc gỗ thời Lê thế kỷ XVIII rất có giá trị và đã giới thiệu tại khu trưng bày thường xuyên:
1. Bức chạm Chèo thuyền bắt cò
Bức chạm chèo thuyền bắt cò
Đây là bức chạm được sưu tầm tại Đình Nội, xã Việt Lập, huyện Tân Yên, một ngôi đình đẹp thời Lê (thế kỷ XVIII). Số kiểm kê: 1770/240, còn tương đối nguyên vẹn. Bức chạm có chiều dài 85cm, chiều rộng là 35cm. Được chạm trên chất liệu gỗ lim, theo lối chạm lộng, đục kênh, bong, trong khung hình chữ nhật có chốt để gắn lên các kết cấu kiến trúc của đình làng. Đồ án trang trí trên bức chạm này miêu tả cảnh con cò mổ con trai, con trai cặp vỏ giữ chặt mỏ con cò lại, nhân thế, ông lão đánh chài bèn chèo thuyền ra bắt cả đôi. Theo điển tích Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi, người nghệ nhân xưa muốn nhắc nhở chúng ta khi làm bất cứ việc gì đều phải suy nghĩ chu đáo, xem xét toàn diện, cân đo lợi hại, Nếu không, sẽ là “bạng duật tương trì”. Đây là bức chạm đẹp, điển tích hay, có ý nghĩa giáo dục và tính nhân văn cao. Nghệ thuật chạm tuy thô phác song rất có hồn mang phong cách điển hình nghệ thuật chạm khắc gỗ thời Lê (nửa đầu thế kỷ XVIII).
2. Bức chạm Vừa đánh, vừa đàm
Bức chạm vừa đánh vừa đàm
Đây cũng là bức chạm được sưu tầm tại Đình Nội, xã Việt Lập, huyện Tân Yên. Số kiểm kê: 1770/240, còn tương đối nguyên vẹn. Bức chạm có chiều dài 90cm, chiều rộng là 42cm. Được chạm trên chất liệu gỗ lim, theo lối chạm bong kênh, trong khung hình chữ nhật có chốt để gắn lên các kết cấu kiến trúc của đình làng. Bức chạm miêu tả cảnh hai quan viên ngồi uống rượu với nhau nhưng sau lưng mỗi vị quan này lại có hai võ sĩ cầm kiếm đứng ngay bên cạnh. Nét mặt của hai người mỗi người một vẻ song đều đăm chiêu suy tính. Hai võ sĩ thì trong tư thế sẵn sàng nghênh chiến. Người xưa gọi bức chạm này là vừa đánh vừa đàm, với ngụ ý răn dạy con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải giữ được bình tĩnh, dùng lời nói, bàn bạc để đi đến thống nhất sẽ có được thành công. Nét chạm của nghệ nhân dân gian xưa đơn giản, không chau chuốt, chỉ phác họa thô sơ, chấm phá song nhìn toàn thể, bức chạm lại rất có hồn, sống động, lột tả được thần thái và ý tưởng của người nghệ nhân.
3. Bức chạm Long ổ
Bức chạm long ổ
Được sưu tầm tại chùa Bo Giầu, xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang. Số kiểm kê: 1774/244, còn tương đối nguyên vẹn. Bức chạm có chiều dài 90cm, chiều rộng là 42cm. Được chạm trên chất liệu gỗ lim, theo lối chạm lộng, đục thủng. Gồm 2 phần đế và thân bức chạm. Đế bức chạm dài hình chữ nhật, được đục thủng, tinh xao trang trí hoa văn cúc dây cách điệu và kỷ hà. Thân bức chạm đục 2 con rồng trong tư thế quấn vào nhau, 2 đầu vươn ra 2 bên đăng đối, mồm há hết cỡ. Thân rồng có vẩy, lộ rõ phần ức và cổ. Mắt rồng lồi, sừng vươn lên trông rất oai phong dữ tợn. Râu và bờm cùng phần đuôi rồng vút lên quấn vào nhau trông rất mềm mại, uyển chuyển. Toàn bộ phần thân của 2 con rồng xoắn vào nhau trong tư thế vừa ẩn, vừa hiện được trang trí kết hợp bằng các hoa văn mây ám tinh xảo. Toàn bộ bức chạm được phủ một lớp sơn đen bóng. Có thể nói đây là một bức chạm đẹp, hoàn hảo, được tạo tác tinh xảo chứng tỏ bàn tay của nghệ nhân xưa đã phải rất công phu để làm ra nó.
4. Bức chạm Ba tiên cưỡi rồng
Được sưu tầm tại Đình Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa. Số kiểm kê: 1760/230, còn tương đối nguyên vẹn. Bức chạm có chiều dài 140cm, chiều rộng là 20cm. Được chạm trên chất liệu gỗ, theo lối chạm lộng, đục thủng mang phong cách chạm khắc thời Lê (thế kỷ XVIII). Trang trí bức chạm miêu tả hình tượng rồng với tư thế bay lượn, râu, bờm rồng uốn lượn mềm mại. Trên thân rồng lộ rõ ba cô tiên cưỡi rồng với trang phục lộ rõ đầu búi tó, mặt trái xoan, cổ cao, mặc xiêm y dịu dàng. Đây là bức chạm rất độc đáo trong Nghệ thuật chạm khắc gỗ.
Bức chạm ba tiên cưỡi rồng
Chạm khắc gỗ trong các ngôi đình cổ Bắc Giang có rất nhiều và hiện đang được lưu giữ bảo tồn ở các di tích trong tỉnh. Song để đến và chiêm ngưỡng thực tế tại di tích thì không phải ai cũng có thời gian và điều kiện. Chính vì vậy, những hiện vật chạm khắc gỗ thời Lê tại Bảo tàng tỉnh sẽ là những tài liệu, hiện vật quý, độc đáo cho khách tham quan nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc gỗ và các giá trị lịch sử- văn hóa thời Lê trên vùng đất Bắc Giang./.
Đỗ Tuấn Khoa
Từ khóa » Nghệ Thuật điêu Khắc Và Chạm Khắc Trang Trí Thời Lê
-
Tìm Hiểu Chạm Khắc Trang Trí Thời Lê Của Việt Nam - Thiết Kế Nhà Gỗ
-
Bài 2. Sơ Lược Về Mĩ Thuật Thời Lê (từ Thế Kỉ XV đến đầu Thế Kỉ XVIII)
-
Nghệ Thuật điêu Khắc Và Chạm Khắc Trang Trí Thời Lê - 123doc
-
Kiến Trúc Và Nghệ Thuật Chạm Khắc Qua Một Số Di Tích Thời Lê - Nguyễn
-
[Mĩ Thuật 8] Bài: Mĩ Thuật Thời Lê (từ Thế Kỉ XV đến đầu Thế Kỉ XVIII)
-
Hay Kể Thềm Một Số Tác Phẩm điêu Khắc Và Chạm Khắc Trang Trí Tiêu ...
-
Điêu Khắc Thời Lê Sơ (1428 – 1527) - TaiLieu.VN
-
TTMT Sơ Lược Về Mĩ Thuật Thời Lê (từ Thế Kỉ XV đến đầu Thế Kỉ XVII)
-
Một Số Tác Phẩm điêu Khắc Và Chạm Khắc Trang Trí Thời Lê - Học Tốt
-
[Top Bình Chọn] - Chạm Khắc Trang Trí Thời Lê - Trần Gia Hưng
-
Điêu Khắc đá Thời Lê- Trịnh ở Từ Vũ Họ Trương Và Cung Chí Nguyên