Mĩ Thuật Lớp 7 Bài 26: Vài Nét Về Mĩ Thuật Ý (I-ta-li-a) Thời Kì Phục Hưng

Mĩ thuật lớp 7 Bài 26: Vài nét về mĩ thuật Ý (I-ta-li-a) thời kì Phục hưng ❮ Bài trước Bài sau ❯

Giải bài tập Mĩ thuật lớp 7 Bài 26: Vài nét về mĩ thuật Ý (I-ta-li-a) thời kì Phục hưng

Với loạt bài soạn, giải bài tập Mĩ thuật lớp 7 Bài 26: Vài nét về mĩ thuật Ý (I-ta-li-a) thời kì Phục hưng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà và soạn môn Mỹ thuật lớp 7 trước khi đến lớp.

Mĩ thuật lớp 7 Bài 26: Vài nét về mĩ thuật Ý (I-ta-li-a) thời kì Phục hưng

Câu 1:Hãy kể các giai đoạn phát triển của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.

Trả lời:

- Giai đoạn đầu tiên (thế kỉ XIV) đánh dấu những bước đi chập chững tìm đường cho xu thế hiện thực mới.

Họa sĩ Xi-ma-buy và học trò của ông Giôt-tô

- Giai đoạn thứ 2 (thế kỉ XV) – tiền Phục hưng: dùng chủ đề tôn giáo và các nhân vật trong Kinh thánh, các nhân vật thần thoại để tái tạo nên khung cảnh hiện thực và con người bấy giờ.

Họa sĩ Ma-dắc-xi-ô, Bốt-ti-xen-li...

- Giai đoạn thứ 3 (thế kỉ XVI) – Phục hưng cực thịnh: nghệ thuật phát triển đỉnh cao sáng tạo về sự cân bằng, trong sáng và hài hòa.

Họa sĩ Le-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en...

Câu 2:Nêu 1 vài đặc điểm của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.

Trả lời:

- Các tác phẩm thường khai thác chủ đề tôn giáo, các nhân vật trong kinh thánh hoặc thần thoại để tạo nên khung cảnh hiện thực và con người đương thời.

- Hình ảnh con người được thể hiện có tỉ lệ cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc, sống động và chân thực.

- Xu hướng nghệ thuật hiện thực ra đời, ngày càng đạt tới đỉnh cao của sự mẫu mực.

Từ khóa » Họa Sĩ Xi-ma-buy