Miễn Thuế Là Gì? Phân Biệt Thuế Suất 0%, Miễn Thuế Và Không Chịu ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Miễn thuế là gì?
  • 2 2. Phân biệt thuế suất 0%, miễn thuế và không chịu thuế:
  • 3 3. Ý nghĩa xác định miễn thuế, thuế suất 0%,và không chịu thuế:

1. Miễn thuế là gì?

Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Có thể hiểu thuế GTGT là thuế đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ khi còn là nguyên liệu thô cho đến khi ra thành phẩm và đến giai đoan phân phối đến tay người tiêu dùng. Điều đặc biệt là thuế GTGT được tính trên giá trị tăng thêm của  mỗi giai đoạn. Và tổng số thuế GTGT thu được sẽ tính trên số thuế giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Miễn thuế là Không áp dụng nghĩa vụ nộp thuế đối với đối tượng nộp thuế do thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định. Đối tượng được miễn thuế là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế nhưng thỏa mãn điều kiện được miễn thuế.

Thuế GTGT là một trong những sắc thuế lớn và quan trọng trong hệ thống thuế của nước ta. Về mặt lý thuyết đây là loại thuế có tính khoa học rất cao, có khả năng tạo ra công bằng trong việc thu thuế, thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động, hạ giá thành để cạnh tranh thuận lợi ở trong và ngoài nước, điều quan trọng hơn nữa là thuế GTGT có thể khắc phục được nhược điểm thu trùng lắp của thuế doanh thu trước đây.

Thuế GTGT đóng góp phần lớn giá trị trong kế hoạch thu thuế của ngành thuế, điều đó nói lên vai trò quan trọng của nó trong hệ thống thuế của nước ta hiện nay. Về mặt thực tế, trải qua thực tiễn áp dụng thuế GTGT cũng nảy sinh nhiều khó khăn vướng mắc cần giải quyết như: vấn đề hóa đơn, khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT,… Tuy đã được sửa đổi, bổ sung và giải quyết được phần nào những vướng mắc trên song so với nhiệm vụ và yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay để Luật thuế GTGT ngày càng hoàn thiện và phù hợp với tình hình kinh tế nước ta.

Trong các quy định về thuế GTGT có 3 khái niệm mà mọi người hay nhầm lẫn đó là thuế suất 0%, miễn thuế và không chịu thuế. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0%, miễn thuế và không chịu thuế GTGT đều có điểm tương đồng là không phải mất tiền thuế. Chúng ta hãy cùng nhau đi phân biệt thuế suất 0%, miễn thuế và không chịu thuế trong thuế GTGT theo quy định của pháp luật thuế GTGT.

2. Phân biệt thuế suất 0%, miễn thuế và không chịu thuế:

Tiêu chí Thuế suất 0% Miễn thuế Không chịu thuế
Đối tượng

Theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC thuế suất  0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau:

– Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài…

– Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa…

– Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

Theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC đối tượng không chịu thuế GTGT gồm:

– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác..

Những loại vật tư, hàng hoá dùng cho các lĩnh vực như: Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh.

Diện chịu thuế Vẫn thuộc diện đối tượng chịu thuế

Vẫn thuộc diện đối tượng chịu thuế

Không phải đối tượng chịu thuế

Khấu trừ và hoàn thuế Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào cho hàng hóa và dịch vụ chịu thuế suất GTGT 0% Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào cho hàng hóa và dịch vụ được miễn thuế Không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào nên phải tính vào nguyên giá của hàng hóa dịch vụ hoặc chi phí kinh doanh
Kê khai thuế GTGT Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải kê khai thuế GTGT vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải kê khai thuế GTGT vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không phải thực hiện kê khai thuế GTGT vì không thuộc đối tượng chịu thuế.

Ý nghĩa Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài. Có khả năng tạo ra công bằng trong việc thu thuế, thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động.

Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước. Hạ giá thành để cạnh tranh thuận lợi ở trong và ngoài nước, Có khả năng tạo ra công bằng trong việc thu thuế, thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến quản lý. Khuyến khích doanh nghiệp phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước. Tăng năng suất lao động, hạ giá thành để cạnh tranh thuận lợi ở trong và ngoài nước, có khả năng tạo ra công bằng trong việc thu thuế.

3. Ý nghĩa xác định miễn thuế, thuế suất 0%,và không chịu thuế:

Nhận thức được tầm quan trọng của thuế suất 0%, miễn thuế và không chịu thuế trong thuế GTGT đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và để được bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật thuế GTGT tại doanh nghiệp ngày càng được nâng cao cũng như phát huy vai trò của nó. Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về đối tượng chịu thuế suất 0%, đối tượng miễn thuế và đối tượng không chịu thuế trong pháp luật thuế GTGT cần đánh giá thực trạng pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay qua thực tiễn thực hiện tại các công ty, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thuế GTGT và nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật thuế GTGT tại các doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật thuế GTGT quy định thì hàng hóa dịch vụ chịu thuế thuế suất 0% và miễn thuế đều là đối tượng nộp thuế và là đối tượng chịu thuế. Trong khi hàng hóa dịch vụ không chịu thuế lại không phải là đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT.

Đối tượng nộp thuế GTGT với thuế suất là 0% hoặc miễn thuế là thể nhân hoặc pháp nhân có trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước, bao gồm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT. Thực tế thì người tiêu dùng cuối cùng mới là người nộp thuế GTGT nhưng do phần thuế GTGT đã được tính vào giá thành sản phẩm nên thực chất người bán là người thu khoản thuế này, sau đó người bán sẽ kê khai và nộp số thuế GTGT này và Ngân sách nhà nước. Như vậy, đặc điểm là loại thuế gián thu được thể hiện rõ ở khâu này và người bán hàng hóa, dịch vụ sẽ đóng vai trò là người nộp thay số thuế GTGT cho người tiêu dùng.

Đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất là 0% hoặc miễn thuế là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT. Điều đó có nghĩa là đối tượng chịu thuế GTGT quy định đối tượng chịu thuế gồm hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trên thị trường: hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, do tính chất của sản phẩm và tiêu dùng ở nước ta hiện nay, mặt khác để nâng đỡ và khuyến khích phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực, Luật thuế GTGT có quy định một số loại hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT.

Thuế suất Giá trị gia tăng là 0% khi ban hành một đạo luật, việc lựa chọn hệ thống thuế suất có ý nghĩa quan trọng. Khi ban hành Luật thuế GTGT, quy định về phương pháp tính thuế GTGT cho hàng hóa dịch vụ có thuế suất 0% hoặc hàng hóa dịch vụ được miễn thuế, thuế GTGT được thu qua mỗi khâu của quá trình sản suất kinh doanh. Việc xác định số thuế GTGT nộp qua mỗi khâu phải dựa trên điều kiện thực tế của chủ thể kinh doanh, đồng thời đáp ứng nhu cầu thu đúng, thu đủ thuế vào NSNN. Dựa trên đối tượng tính thuế là phần chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào tương ứng, phương án khả thi xác định số thuế phải nộp là tính theo phần thuế chênh lệch qua các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông còn gọi là phương pháp khấu trừ thuế hoặc tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm phát sinh do chủ thể nộp thuế tạo ra còn gọi là phương pháp trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm. Các phương án khác chỉ đúng về lý thuyết mà không có điều kiện thực tế. Pháp luật Việt Nam ghi nhận và quy định phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, có đối tượng chịu thuế rất lớn, chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ, số thuế GTGT phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau, là loại thuế có tính trung lập cao.

Pháp luật thuế giá trị gia tăng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, nộp thuế, quản lý và quyết toán thuế GTGT.

Việc phân biệt thuế suất 0%, miễn thuế và không chịu thuế trong thuế GTGT giúp việc thực hiện pháp luật thuế GTGT hoạt động đúng mục đích của các chủ thể nhằm thực hiện các quy định của các chủ thể nhằm thực hiện hóa của các quy định của pháp luật thuế GTGT đã được ban hành như đăng ký, kê khai, tính thuế…

Từ khóa » Hàng Không Chịu Thuế Và Thuế Suất 0