Phân Biệt Không Chịu Thuế Và Chịu Thuế 0% (Thuế GTGT)
Có thể bạn quan tâm
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Trong quá trình kê khai, hạch toán thuế GTGT thì việc xem xét đến các trường hợp hàng hóa chịu thuế 0% và không chịu thuế là vô cùng quan trọng. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% và không chịu thuế GTGT có điểm chung là không phải mất tiền thuế.
Chính vì điểm giống này khiến nhiều người nhầm lẫn hàng hóa chịu thuế suất 0% và hàng hóa không chịu thuế là một, dẫn đến hiểu sai bản chất của cả hai thuật ngữ này. Sau đây, Luật Thành Đô xin tư vấn về vấn đề này như sau:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, sửa đổi bổ sung năm 2013, 3014, 2016
– Thông tư 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
– Thông tư 26/2015/TT-BTC Hướng dẫn về Thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC về Hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
II. PHÂN BIỆT HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CHỊU THUẾ 0% VÀ KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT
Có thể thấy, điểm giống nhau giữa hàng hóa, dịch vụ thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT đều là doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT cho nhà nước, nhưng mỗi trường hợp lại có đối tượng áp dụng riêng, có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ thuế khác nhau. Ta có bảng so sánh như sau:
Tiêu chí | Thuế suất 0% | Không chịu thuế |
Căn cứ pháp lý | – Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng – Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC | – Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng – Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC – Khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC |
Bản chất | Là các đối tượng vẫn thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. | Là các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy định. |
Đối tượng áp dụng | (1) Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu * Hàng hóa xuất khẩu gồm: +) Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu; +) Hàng hóa bán vào khu phi thuế quantheo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế; +) Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam; +) Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; +) Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật * Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan. (2) Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan (3) Vận tải quốc tế (4) Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu (Trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 3 điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC bao gồm: – Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan; – Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa; – Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; – Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan; – Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0%) | Áp dụng đối với các loại vật tư, hàng hóa, dịch vụ trong các lĩnh vực như: * Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, ví dụ: – Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường – Giống vật nuôi, giống cây trồng – Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp – Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh… * Hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được (ví dụ Máy móc, thiết bị chưa sản xuất được cần nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt…) * Các dịch vụ bảo hiểm (Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng…) * Dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh (ví dụ dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích, dạy học dạy nghề, dịch vụ y tế, dịch vụ thú y…) * Liên quan đến nhân đạo, dịch vụ công cộng ví dụ như: – Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố – Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật… – Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện… * Một số hàng hóa nhập khẩu (trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại…); Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, hàng tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến… * Chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ * Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống. Và một số trường hợp khác theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT và Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC |
Kê khai thuế | Vẫn phải kê khai thuế | Không phải thực hiện kê khai thuế |
Khấu trừ và hoàn thuế | Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế. | Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. |
Ý nghĩa | Ý nghĩa của việc áp thuế suất 0% là để đảm bảo nguyên tắc điểm đến, nhường quyền đánh thuế cho nơi hàng hóa tiêu dùng, đây là sự phù hợp thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế. Đồng thời áp dụng thuế suất 0% cũng giúp khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài… | Quy định các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT là có tác dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề mới có tính an sinh xã hội cao với mục đích đẩy mạnh tiêu dùng trong nước; phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân… |
Bài viết có thể bạn quan tâm: Phân biệt thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng Trường hợp nào không được khấu trừ thuế GTGT đầu nào? |
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề phân biệt hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% và không chịu thuế GTGT. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19001958 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Hàng Không Chịu Thuế Và Thuế Suất 0
-
Phân Biệt Hàng Hóa, Dịch Vụ Chịu Thuế 0% Và Không Chịu Thuế GTGT
-
Phân Biệt Thuế Suất 0% Và Không Chịu Thuế GTGT - Tra Cứu Pháp Luật
-
Cách Kê Khai Hóa đơn Không Chịu Thuế GTGT, Thuế Suất 0%
-
Phân Biệt Không Chịu Thuế, Thuế Suất 0%, Không Tính Thuế GTGT
-
Đối Tượng Chịu Thuế Suất 0% Và Cách Kê Khai Thuế GTGT 0%
-
Miễn Thuế Là Gì? Phân Biệt Thuế Suất 0%, Miễn Thuế Và Không Chịu ...
-
Phân Biệt Thuế Suất 0% Và Không Chịu Thuế GTGT
-
Phân Biệt Hàng Hóa Chịu Thuế 0% Và Không Chịu Thuế - Luật Hồng Thái
-
Những Hàng Hóa, Dịch Vụ Nào Chịu Thuế Suất 0% Thuế GTGT - Việt Luật
-
Phân Biệt Thuế GTGT 0% Và Không Chịu Thuế GTGT - AZLAW
-
Quy Định Đối Tượng Chịu Thuế GTGT 0% Mới Nhất - Kế Toán Lê Ánh
-
Phân Biệt đối Tượng được Miễn Thuế, Hưởng Thuế Suất 0% Và Không ...
-
Phân Biệt Miễn Thuế, Thuế Suất 0%, đối Tượng Không Chịu Thuế GTGT
-
Phân Biệt Không Chịu Thuế, Chịu Thuế 0%, Không Phải Kê Khai Tính ...