Miệng Cười Buốt Giá Chân Không Giày Thương Nhau Tay Nắm Lấy ...

HOC24

Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Đóng Đăng nhập Đăng ký

Lớp học

  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1

Môn học

  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Đạo đức
  • Tự nhiên và xã hội
  • Khoa học
  • Lịch sử và Địa lý
  • Tiếng việt
  • Khoa học tự nhiên
  • Hoạt động trải nghiệm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật

Chủ đề / Chương

Bài học

HOC24

Khách Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Lớp 9
  • Ngữ văn lớp 9
  • Văn bản ngữ văn 9

Chủ đề

  • Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà
  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két)
  • Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
  • Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ
  • Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh- Phạm Đình Hổ
  • Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô gia văn phái
  • Truyện Kiều- Nguyễn Du
  • Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du
  • Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du
  • Mã Giám Sinh mua Kiều- Nguyễn Du
  • Thúy Kiều báo ân báo oán- Nguyễn Du
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- Nguyễn Đình Chiểu
  • Lục Vân Tiên gặp nạn
  • Đồng chí- Chính Hữu
  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật
  • Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận
  • Bếp lửa- Bằng Việt
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
  • Ánh trăng - Nguyễn Duy
  • Làng - Kim Lân
  • Lặng lẽ Sa Pa -Nguyễn Thành Long
  • Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
  • Cố hương - Lỗ Tấn
  • Những đứa trẻ - M.Go-rơ-ki
  • Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi
  • Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm
  • Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới- Vũ Khoan
  • Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. -- H.Ten
  • Con cò- Chế Lan viên
  • Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải
  • Viếng lăng Bác- Viễn Phương
  • Sang thu- Hữu Thỉnh
  • Nói với con- Y Phương
  • Mây và sóng- Ta-go
  • Bến quê- Nguyễn Minh Châu
  • Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê
  • Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang- Đi-phô
  • Bố của Xi-mông -- Mô-pa-xăng
  • Con chó bấc- G.Lân đơn
  • Tôi và chúng ta- Lưu Quang Vũ
Đồng chí- Chính Hữu
  • Lý thuyết
  • Trắc nghiệm
  • Giải bài tập SGK
  • Hỏi đáp
  • Đóng góp lý thuyết
Hãy tham gia nhóm Học sinh Hoc24OLM Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài Chọn lớp: Tất cả Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chọn môn: Tất cả Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Âm nhạc Mỹ thuật Gửi câu hỏi ẩn danh Tạo câu hỏi Hủy

Câu hỏi

Hủy Xác nhận phù hợp Vũ Nhung
  • Vũ Nhung
24 tháng 5 2017 lúc 20:03

Phân tích 2 hình ảnh:

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu 3 0 Khách Gửi Hủy Bồ Công Anh Bồ Công Anh 25 tháng 5 2017 lúc 19:31

Bạn lọc từ khổ này ra nhé!

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

Với một loạt câu thơ có hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ của người lính. Những người chiến sĩ ấy phải vượt qua những lần “sốt run người” hay “từng cơn ớn lạnh” của căn bệnh sốt rét ác tính. “Anh với tôi” như hình ảnh những người lính cùng nhau san sẻ với nhau những bệnh tật, thiếu thuốc men, thiếu quân trang, quân dụng. Từ “biết” thể hiện sự đồng cảm, cho thấy họ luôn cảm nhận được nỗi đau bệnh tật của nhau và nhận ra hình ảnh mình trong bạn. Hình ảnh sóng đôi “áo anh rách vai”, “quần tôi có vài mảnh vá” đã nói lên sự gian khó trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tuy thiếu thốn, “chân không giày” và phải đương đầu với cái chết nhưng họ vẫn “miệng cười buốt giá”, lạc quan, cùng nhau vượt qua những khó khăn. Nụ cười ấy là nụ cười lạc quan, yêu đời tuy là trong mùa đông giá lạnh, trong gian khổ, khó khăn, một nụ cười gợi lên sự cảm động và thán phục của những con người xem thường cực nhọc, nguy hiểm. Với âm điệu dàn trải theo mạch cảm xúc, tá giả đã cho thấy sức mạnh, động lực để họ có thể lạc quan, vượt qua gian khổ thiếu thốn chính là tình cảm của họ. Họ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, bàn tay nóng ấm tình người sưởi ấm họ trong đêm giá rét. Bàn tay ấy không chỉ biểu hiện cho sự yêu thương, đoàn kết và cảm thông mà còn là những lời động viên nhau vượt qua thử thách, niềm tin vào tương lại độc lập, tự do.

Chúc bạn học tốt! ~~ hihi

Đúng 1 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Đỗ Ngọc Thoa Đỗ Ngọc Thoa 26 tháng 5 2017 lúc 20:24

em tham khảo nhé:

Hai hình ảnh "Miệng cười buốt giá/Chân không giày" và "Thương nhau tay năm lấy bàn tay" gần như đã đúc kết trọn vẹn tư tưởng của toàn bộ bài thơ.

Hình ảnh thơ đã lột tả những thiếu thốn " chân không giày" và những gian khổ mà các anh bộ đội phải trải qua khi ở chiến trường trong thời kì kháng chiến chống Pháp.Đó là những khó khăn chung của tình hình nước ta lúc bấy giờ.Nhà thơ đã nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh nó một cách chân thực chứ không hề né tránh.Nhưng khắc họa những khó khăn, gian khổ ấy không phải để làm nhụt chí, làm nản lòng quân, mà qua đó để làm nổi bật lên tinh thần kiên cường, bất khuất trước khó khăn gian khổ của người lính trong bài thơ nói riêng và toàn thể dân tộc ta nói chung.Đối mặt với những khó khăn ấy, sự chịu đựng nó và kiên cường trước nó đã là rất khó, nhưng cái cách mà những người lính trong bài thơ dùng để ứng phó với hoàn cảnh thật đặc biệt. Các anh vẫn mỉm "cười".Sự mỉm cười xua tan đi những khó khăn gian khổ, sự mỉm cười như tiếp thêm tinh thần chiến đấu cho các anh.Đặc biệt hơn, nó phản ánh một truyền thống. một tinh thần của dân tộc đó là "sự lạc quan", luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, dù có ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Sự thiếu thốn ấy, tinh thần lạc quan ấy chính là điểm chung gắn kết những con người lại với nhau.Tinh thần lạc quan tiếp thêm động lực chiến đấu cho họ, để họ vững tin mà chắc tay súng. Còn những khó khăn, gian khổ đã kéo họ đến gần bên nhau hơn.Hình ảnh "Tay nắm lấy bàn tay" là một hình ảnh hoán dụ để chỉ sự xích lại gần nhau, trao cho nhau hơi ấm của tình đồng chí, truyền cho nhau sức mạnh trước những khó khăn, khốc liệt của cuộc chiến.Họ "thương nhau" và sẵn sàng cùng nhau vào sinh ra tử.Thật hiếm có một đội quân nào mà những người lính lại có thể gắn bó, thắm thiết, chứa chan tình nghĩa đến vậy.Và nếu có, thì quả thực đội quân ấy mang trong nó một sức mạnh vô giá.Sự khó khăn, thiếu thốn và gian khổ của cuộc chiến dường như làm tỏa sáng lên tình đồng chí, đồng đội và tinh thần lạc quan chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù.

Đấy là vài ý kiến của cô.Em có thể tham khảo những chỗ khác nữa nhé

Chúc các em thi tốt

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Nguyễn Văn Nhật Nguyễn Văn Nhật 30 tháng 5 2019 lúc 13:14

Ngắn gọn dễ hiểu )))

Không chỉ thấu hiểu, cảm thông, các anh còn sẻ chia những thiếu thốn, gian lao và niềm vui bên chiến hào chiến đấu:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Rét run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Đoạn thơ với bút pháp hiện thực, hình ảnh sóng đôi đối xứng “anh – tôi”, “áo anh – quần tôi” tạo được sự gắn kết của những người đồng chí luôn kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ bên nhau. Trong thiếu thốn, các anh đã cùng chia sẻ ốm đau bệnh tật, cũng trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, cùng chia sẻ những thiếu thốn về vật chất, bằng niềm lạc quan “miệng cười buốt giá”, bằng tình yêu thương gắn bó “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hình ảnh “miệng cười buốt giá” gợi nụ cười lạc quan bừng lên trong giá lạnh xua tan đi sự khắc nghiệt của chiến trường. Các anh nắm tay nhau để chuyền cho nhau hơi ấm, để động viên nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Thật hiếm khi thấy cái bắt tay nào nồng hậu đến vậy!

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Các câu hỏi tương tự Adu vip
  • Adu vip
27 tháng 7 2021 lúc 19:07

Viết đoạn văn quy nạp, cảm nhận vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội trongba dòng thơ sau:

“Miệng cười buốt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu 0 0 Nguyễn Đức An
  • Nguyễn Đức An
3 tháng 10 2021 lúc 20:49

Nhà thơ gợi tả những điều khó khăn đó nhằm mục đích gì? Hình ảnh "miệng cười buốt giá" và "tay nắm lấy bàn tay" cho em hiểu gì về tình đồng đội của các anh? Hãy nêu cảm nhận của em về điều đó bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức diễn dịch. Đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và thán từ

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu 0 0 Đỗ Ngọc Huy
  • Đỗ Ngọc Huy
9 tháng 1 2022 lúc 13:02

"Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay."

Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn (10 câu) theo cách lập luận Tổng - phân - hợp để làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia với người đồng đội.

Các bạn giúp mình bài này với, cảm ơn các bạn nhiều!

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu 1 0 TRẦN NGÔ NGỌC ÁNH
  • TRẦN NGÔ NGỌC ÁNH
17 tháng 11 2021 lúc 19:39 “Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo.”(Chính Hữu - Đồng chí, Ngữ Văn 9, tập một) a. Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm. (2,0 điểm)b. Tìm 1 trường từ vựng và nêu nghĩa tường từ vựng đó. (không tính các từ đã in đậm) (1,0 điểm)Đọc tiếp

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

 

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

(Chính Hữu - Đồng chí, Ngữ Văn 9, tập một)

 

a. Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm. (2,0 điểm)

b. Tìm 1 trường từ vựng và nêu nghĩa tường từ vựng đó. (không tính các từ đã in đậm) (1,0 điểm)

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu 0 0 Linh Anh
  • Linh Anh
22 tháng 12 2021 lúc 10:21 Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vừng trán ướt mồ hôi.Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay.                       ( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)1. Chỉ ra những hình ảnh thực và thủ pháp sóng đôi trong đoạn thơ trên ? Bằng hình ảnh và thủ pháp ấy đã mang lại hiệu quả gì ?2. Nêu nội dung chính của khổ thơ trên? 3. Cảm nhận của em về những câu thơ trên ?Mng giúp mình với ạ mình cần gấp . Camon mng n...Đọc tiếp

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vừng trán ướt mồ hôi.Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay.                       ( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)1. Chỉ ra những hình ảnh thực và thủ pháp sóng đôi trong đoạn thơ trên ? Bằng hình ảnh và thủ pháp ấy đã mang lại hiệu quả gì ?

2. Nêu nội dung chính của khổ thơ trên? 

3. Cảm nhận của em về những câu thơ trên ?

Mng giúp mình với ạ mình cần gấp . Camon mng nhìu ạ !

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu 0 1 Nguyễn Xuân Kiên
  • Nguyễn Xuân Kiên
28 tháng 10 2021 lúc 21:10

Cảm nhận về đoạn thơ:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần anh có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tai nắm lấy bàn tay.

 

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 

Đầu súng trăng treo.

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu 1 1 Phạm Hồ Bảo
  • Phạm Hồ Bảo
4 tháng 5 2020 lúc 16:30 Trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu có đoạn: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. ( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) 1. Theo em, từ “biết” trong câu thơ “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh” có ý nghĩa gì? 2. Hình ảnh “Miệng cười buốt giá” gợi cho em nhớ đến hình ảnh nào trong một bài thơ ở chương trình Ngữ văn 9. Ghi lại câu thơ...Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu có đoạn:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Theo em, từ “biết” trong câu thơ “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh” có ý nghĩa gì?

2. Hình ảnh “Miệng cười buốt giá” gợi cho em nhớ đến hình ảnh nào trong một bài thơ ở chương trình Ngữ văn 9. Ghi lại câu thơ chứa hình ảnh đó, nêu tên tác giả, tác phẩm. Hình ảnh “Miệng cười buốt giá” và hình ảnh thơ em vừa ghi giúp em hiểu gì về vẻ đẹp, phẩm chất của người lính cách mạng?

Giúp mk vs

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu 0 0 DINH HUY TRAN
  • DINH HUY TRAN
13 tháng 10 2021 lúc 19:28

dàn ý khái quát phân tích đoạn thơ: "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày ... tay nắm lấy bàn tay"

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu 0 0 Trường Giang Võ Đàm
  • Trường Giang Võ Đàm
11 tháng 12 2017 lúc 12:27

cảm nhận của em về đoạn thơ

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Đồng chí- Chính Hữu 4 0

Khoá học trên OLM (olm.vn)

  • Toán lớp 9
  • Ngữ văn lớp 9
  • Tiếng Anh lớp 9
  • Vật lý lớp 9
  • Hoá học lớp 9
  • Sinh học lớp 9
  • Lịch sử lớp 9
  • Địa lý lớp 9

Khoá học trên OLM (olm.vn)

  • Toán lớp 9
  • Ngữ văn lớp 9
  • Tiếng Anh lớp 9
  • Vật lý lớp 9
  • Hoá học lớp 9
  • Sinh học lớp 9
  • Lịch sử lớp 9
  • Địa lý lớp 9

Từ khóa » Hình ảnh Miệng Cười Buốt Giá Gợi Lên điều Gì