Minh Họa Truyện Kiều - Phần Một

  • Bạn đang ở:  
  • Trang Nhà
  • Âm Nhạc
  • Trường Ca
  • Minh Họa Kiều
  • Minh Họa Truyện Kiều - Phần Một

Minh Họa Truyện Kiều - Phần Một

  • In bài này
Chi tiết Phạm Duy Lượt xem: 4834 Phạm Duy(Theo thơ Nguyễn Du)Bố cục, Giai điệu, Tiết điệu của Phạm DuyHoà âm, Phối khí của Duy CườngGiọng hát của Ái Vân, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Quang, Tuấn NgọcGiọng ngâm của Thanh Ngoan (Hà Nội), Ái Vân (San Jose)*Giáo Đầu - PrologueĐoạn này giới thiệu thời gian, không gian và nhân vật. Có tiếng ngâm Kiều theo lối xưa dẫn vào nhạc thời nay, nhạc tráng lệ tạo không khí thời Trung Cổ... Có pha âm sắc của nhạc Trung Quốc bởi vì đây là thời Gia Tĩnh Triều Minh : Rằng Năm Gia Tĩnh Triều Minh(Ngâm)Rằng năm Gia Tĩnh Triều MinhBốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng...(Hát)Rằng năm Gia Tĩnh Triều MinhBốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàngCó nhà Viên Ngoại họ VươngGia tư nghỉ cũng thường thường bực trung...Một trai con thứ rốt lòngVương Quan là chữ nối dòng nho giaĐầu lòng hai ả Tố Nga a a a aThúy Kiều là chị y ýEm là Thúy y ý y VânMai cốt cách, tuyết tinh thầnMai cốt cách, tuyết tinh thầnMỗi người một vẻ mười phân vẹn mười...Vân xem trang trọng khác vờiKhuôn trăng đầy đặnNét người nở nang á a à aHoa cười ngọc thốt đoan trangMây thua nước tócTuyết nhường mầu da á a à a...Kiều lại càng sắc sảo, lại càng mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơnLàn thu thủy, nét xuân sơnLàn thu thủy, nét xuân sơnHoa ghen vì thua thắmLiễu hờn vì kém xanh.Một hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một, tài đành họa hai...PHẦN MỘT - Kiều Gặp Đạm TiênPhần này mở đầu với bài Ngày Xuân Con Én Đưa Thoi, nhạc vẫn còn vẻ tráng lệ của đoạn giáo đầu vừa rồi, nhưng nó còn là nhạc diễn tả cảnh mùa Xuân tươi đẹp, có tiếng chim hót, có đàn én bay ngang trời, có nắng của ba mươi ngày cuối Xuân soi trên cánh đồng cỏ non xanh ngát...Ngày Xuân Con Én Đưa ThoiNgày XuânCon én đưa thoiCon én đưa thoiXuân tới Xuân luiNhư én bay ngang trời.Trời XuânBa tháng Xuân vuiÁnh sáng Xuân soiSoi sớm ban maiSoi suốt trong ngày y y y ỳ y vui...Cỏ nonXanh ngát xanh lơXanh ngát xanh lơXanh tới bao laXanh tới nơi chân ý y trời...Cành lêCành lê trắng điểmCành lê trắng điểmMột vài bông hoaMột vài bông hoa...Bài số 3, Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba diễn tả cảnh đông người đi tảo mộ... Vợ chồng con cái, người thường thì đi bộ, người sang thì đi võng, đi ngựa... Nhạc trữ tình, vui tươi, hứng khởi...Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba(Ngâm)Thanh Minh trong tiết tháng baLễ là tảo mộ hội là đạp thanhGần xa nô nức yến oanhChị em sắm sửa bộ hành chơi ý Xuân...(Hát)Thanh Minh trong tiết tháng baLễ là tảo mộHội là đạp thanhGần xa nô nức yến oanhChị em sắm sửa bộ hành chơi ý Xuân...Dập dìu tài tử y ýDập dìu giai nhân ý yNgựa xe như nước ư ứÁo quần như nêm ừ ư...MUSICThanh Minh trong tiết tháng baLễ là tảo mộHội là đạo thanhGần xa nô nức yến oanhChị em sắm sửa bộ hành chơi ý Xuân...Dập dìu tài tử y ýDập dìu giai nhân ý yNgựa xe như nước ư ứÁo quần như nêm ừ ư...Ba đoạn nhạc vừa rồi mới chỉ là nhạc tả cảnh. Bây giờ tới đoạn số 4, Ngổn Ngang Gò Đống Kéo Lên, tôi thấy phải chuyển qua nhạc tả tình. Nhạc bây giờ mang thêm lãng mạn tính, tạo không khí âm u của cảnh gò mả... Đây đó, người ta đốt nhang, đốt tiền giấy... Khói bay, tro bay... Nhạc bình minh, nhạc buổi trưa của các đoạn trước bây giờ chuyển qua nhạc buổi chiều, tạo một chút nao núng trong lòng người nghe... Xin chú ý tới tiếng đàn đoản, đàn tranh.Ngổn Ngang Gò Đống Kéo Lên(Ngâm)Ngổn ngang gò đống kéo lênThoi vàng, thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.(Hát)Ngổn ngang gò đống kéo lênThoi vàng vó rắc ứ ưTro tiền giấy... bayTà tà bóng ngả về tâyChị em thơ thẩn y ýGiang tay ra vềBước dần theo ngọn tiểu khêLần xem phong cảnh y ýCó bề thanh thanhNao nao dòng nước uốn quanhNhịp cầu nho nhỏ o óNhịp cầu nho nhỏ o óCuối gềnh bắc ứ ngangBây giờ là đoạn số 5, Sè Sè Nấm Đất Bên Đường, và là nhạc sầu tê tái... Kiều buồn trước một ngôi mộ vô chủ... Vương Quan kể cho chị nghe chuyện đời Đạm Tiên, khi xưa là một ca nhi nổi danh tài sắc, làm say đắm biết bao khách làng chơi. Nhưng kiếp nàng là kiếp hồng nhan, kiếp mong manh, kiếp hoa nửa chừng xuân thoắt gẫy cành... chết đi rồi thì không còn ai nhớ tới nữa. Chú ý : đoạn này dùng tiếng đàn đáy và tiếng phách của HÁT Ả ĐÀO...Sè Sè Nấm Đất Bên Đường(Ngâm)Sè sè nấm đất bên đườngRầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh(Hát)Sè sè nấm đất bên đườngRầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanhRằng sao trong tiết thanh minhMà đây hương khói vắng tanh thế mà ?Vương Quan xin dẫn gần xaĐạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhiNổi danh tài sắc một thìXôn sao ngoài ngõ thiếu gì yến oanhKiếp hồng nhanCó mong manhNửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hươngRồi một ngàyCó người khách ở viễn phươngXa nghe cũng nức tiếng nàng, về chơiThuyền tình vừa ghé tới nơiThì đà trâm gẫy bình rơi từ bao giờBuồng không lạnh ngắt như tờDấu xa ngựa đã rêu lờ mờ xanh...Khóc than !Rồi lễ tang !Bụi hồng !Một nấm mồ !Này này là nấm mồNày này là nấm mộ...Trải bao thỏ lặn ác tàẤy mồ vô chủ ai mà viếng thăm ?(Kiều khóc thút thít)Đoạn số 6, Đau Đớn Thay Phận Đàn Bà là cảnh trước mả Đạm Tiên, Kiều khóc than cho số phận tài hoa bạc mệnh. Nhạc chua xót, nhạc đau thương...Đau Đớn Thay Phận Đàn BàSẵn mối thương tâmĐần đầm châu saSẵn mối thương tâmĐần đầm châu sa...Đau đớn thayPhận đàn bàLời rằng bạc mệnhCũng là lời chungPhũ phàng chi ?Bấy hoá công ?Ngày xanh mòn mỏiMá hồng phôi phaSống làm vợ khắp người taKhéo thay chết xuống làm ma không chồngNào người phượng chạ loan chungNào người tiếc lục tham hồng là ai ?Đã không kẻ đoái người hoàiSẵn đây ta kiếm một vài nén hươngGọi là gặp gỡ giữa đườngHọa là người dưới suối vàng biết cho...Đoạn số 7, Một Vùng Cỏ Áy Ác Tà. Kiều khấn vái trước mộ Đạm Tiên rồi rút trâm, viết trên cây, bốn câu thơ ba vần. Bốn câu thơ này không có trong truyện Kiều. Chúng tôi đã đọc nhiều bài thơ Vịnh Kiều của nhiều văn nhân kim cổ và bây giờ phóng tác ra bốn câu để Nàng Kiều viết ra, vào lúc này, tặng cho người tài hoa mệnh bạc là Đạm Tiên... Thúy Vân và Vương Quan khuyên chị đừng dư nước mắt khóc người đời xưa... Nhạc nhanh nhẹn nhưng vẫn mang mầu sắc u hoài...Một Vùng Cỏ Áy Ác TàMột vùng cỏ áy ác tàGió hiu hiu thổi một và bông lauRút trâm cài sẵn mái đầuVạch da cây vịnhVạch da cây vịnhBốn câu ba vần.(Tiếng người đọc thơ)Hồng nhan lắm gian truânTài hoa là mệnh bạcSuối vàng xương dẫu nátMây bạc vẫn còn vương(Hát)Hồng nhan lắm gian truânTài hoa là mệnh bạcSuối vàng xương dẫu nátMây bạc vẫn còn vươngChị cũng nực cườiÔ hay ! Chị cũng nực cườiKhéo dư nước mắtÔ hay ! Khéo dư nước mắtKhóc người đời xưa.Hồng nhan tự nghìn xưaCái điều bạc mệnhCó chừa ai đâu ?Nỗi niềm tưởng đến mà đauThấy người nằm đóBiết sau thế nào ?Chị nói làm saoÔ hay! Chị nói làm saoMột lời là mộtChị ơi ! Một lời là mộtVận vào khó nghe.Ỏ đây âm khí nặng nềChị ơi ! Bóng chiều đã ngả a aDặm về còn xa...Đây là đoạn quan trọng nhất của Phần Một, đoạn số 8 mang tên Dễ Hay Tình Lại Gặp Tình... Bởi vì Kiều vốn là một người tình thì Nàng phải gặp một người tình khác là Đạm Tiên... cho nên hồn ma sẽ xuất hiện. Nhạc từ hiện thực chuyển qua nhạc siêu thực, có thể nghe ra hơi khói, hơi gió, vết chân hồn ma trên thềm rêu phủ...Dễ Hay Tình Lại Gặp Tình(Ngâm)Những đấng tài hoaThác là thể phách còn là tinh anh...(Hát)Những đấng tài hoaThác là thể pháchCòn là tinh anhDễ hay tình lại gặp tìnhChờ xem ắt thấyHiển linh bây giờ.... . . . . .Nói chẳng kịp thưaPhút đâu trận gióCuốn cờ tới ngayÀo ào đổ lục rung câyỎ trong dường cóHương bay ít nhiều .... . . . . .Đè chừng ngọn gió lần theo, gió lần theoDấu giầy từng bướcIn rêu rành rành...Đoạn số 9 sau đây mang tên Gốc Cây Lại Vạch Một Bài Cổ Thi sẽ cho thấy: Để tạ tấm lòng tri kỷ của Nàng Kiều, Đạm Tiên đã xuất hiện rồi biến đi... khiến Kiều hồn thơ lai láng, lại vạch trên cây một bài thơ nữa... Chúng tôi cũng dựa vào nội dung Truyện Kiều mà đưa ra bốn câu thơ khác...Gốc Cây Lại Vạch Một Bài Cổ ThiHữu tình ta lại gặp taChớ nề u hiển mới là chị emMới là chị em.Đã lòng hiển hiện cho xemTạ lòng nàng lại nối thêm vài lờiLòng thơ lai láng bồi hồiGốc cây lại vạchMột bài cổ thiMột bài cổ thi...(Đọc thơ)Đóa hồng mơn mởn đầu cànhTrời làm giông tốTan tành kiếp hoaTrăm năm trong cõi người taChữ tài chữ mệnhKhéo là ghét nhau(Hát)Đóa hồng mơn mởn đầu cànhTrời làm giông tốTan tành kiếp hoaTrăm năm trong cõi người taChữ tài chữ mệnhKhéo là ghét nhauKhéo là ghét nhau...Cảnh chiều với ba chị em định ra về, thì chợt thấy từ xa, trên lưng ngựa, Kim Trọng lỏng tay cương và đang đi tới... Trong đoạn số 10 mang tên Dùng Dằng Nửa Ỏ Nửa Về này, nhạc trở lại tính chất nhạc đồng quê, êm ả, nhẹ nhàng như lúc đầu...Dùng Dằng Nửa Ỏ Nửa VềDùng dằng nửa ở nửa vềNhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gầnTrông chừng thấy một văn nhânLỏng tay buông khấu bước lần dậm băngĐề huề lưng túi gió trăngTheo lưng có một vài thằng cỏn conTuyết in sắc ngựa câu giònCỏ hoa mầu áo nhuộm non da trờiNẻo xa mới tỏ mặt ngườiKhách đã xuống ngựaKhách đã xuống ngựaTới nơi tự tình.Đoạn số 11, Chàng Vương Quen Mặt Ra Chào là sự xuất hiện của Kim Trọng... Chàng Kim xuống ngựa... Vương Quan chào bạn... Hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân khép mình dưới hoa...Chàng Vương Quen Mặt Ra ChàoChàng VươngQuen mặt ra chàoKhép nép bên hoaKhép nép bên hoa hai KiềuNgười đâuQuanh quất đâu xaHọ Kim tên TrọngVốn nhà trâm anhTrộm ngheThơm nức hương lânMột nền đồng tướcKhóa Xuân hai KiềuThật may !Giải cấu tương phùngGiải cấu tương phùngGặp tuần đố láThoả lòng tìm hoaThoả lòng tìm hoa...Phần Một sẽ kết thúc với đoản khúc số 12, Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E... với tiếng sét ái tình nổ ra giữa người quốc sắc, kẻ thiên tài là Thúy Kiều và Kim Trọng...Tình Trong Như ĐãBóng hồng nhác thấy nẻo xaXuân lan thu cúcMặn mà cả haiNgười quốc sắcKẻ thiên tàiTình trong như đãMặt ngoài còn eChập chờn cơn tỉnh y ýChập chờn cơn mê ê êRốn ngồi chẳng tiện y ýDứt về chỉn khôn.MusicBóng tà như giục cơn buồnKhách đà lên ngựaNgười còn nghé theoDưới cầu nước chẩy trong veoBên cầu tơ liễu y ýBóng ý chiều thướt tha...* * *Bố cục âm nhạc trong Phần Một của Minh Họa Truyện Kiều được chia ra ba hành điệu :- Hành Điệu Một là những hành âm của cuộc du Xuân, khoan thai, trong sáng rồi cuốn nhanh như tiếng cười giòn giã, biểu hiện một thời Xuân của đời Kiều...

- Hành Điệu Hai là sự hoang mang, nghẹn ngào... biểu hiện những xúc động đầu đời về thân phận mình khi Kiều gặp hồn ma Đạm Tiên.- Hành Điệu Ba là sự trở lại nhạc đề một, tươi sáng, lưu loát... khi Kim Trọng xuất hiện ở cuối cuộc du Xuân.

Trong thi phẩm KIM VÂN KIỀU của Nguyễn Du, đây là phần duy nhất có phong vị cuộc sống tươi vui trọn vẹn. Chúng tôi đã cố gắng diễn dịch ra bằng âm nhạc.Phạm Duy1998Nguồn: phamduy.com

Tiểu Sử & Tác Phẩm

  • Tiểu Sử Nhạc Sĩ Phạm Duy
  • Tiểu Sử Tự Viết
  • Danh Sách Tác Phẩm
  • Danh Sách Tác Phẩm Theo Vần
  • Danh Sách Theo Thẻ
  • Danh Sách Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt

Tài Liệu

  • Bài Nhạc
  • Tập Nhạc
  • E-Books
  • Hình Ảnh

Youtube Videos

  • 100 Năm Phạm Duy
  • Duy Quang
  • Thái Hiền

Trường Ca

  • Con Đường Cái Quan
  • Mẹ Việt Nam
  • Bầy Chim Bỏ Xứ
  • Minh Họa Kiều
  • Hàn Mặc Tử

Trang Web

  • Về PhamDuy.com
  • Chi Tiết Về Bản Quyền
  • Hướng Dẫn

Biên Tập

  • Về Ban Biên Tập
  • Từ Ban Biên Tập

Liên Kết

  • PhamDuy2010.com
  • DuyCuong.com

Đăng Nhập

  • Quên mật khẩu?
  • Quên tên đăng nhập?

Từ khóa » Thúy Kiều Viếng Mộ đạm Tiên