Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Phân Loại Nêm Tăng Và Nêm Giảm - Tiền Ảo 247
Có thể bạn quan tâm
Như những bài viết trước, tienao247 đã thông tin đến mọi người các mô hình trong phương pháp kỹ thuật. Trong đó, mô hình cái nêm được đánh giá là một trong những mô hình phổ biến. Mô hình cái nêm bao gồm hai dạng chính là nêm tăng và nêm giảm. Mỗi dạng sẽ có những đặc điểm nổi trội riêng. Sau đây là những đặc điểm để nhận biết cũng như áp dụng một cách hiệu quả nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng tienao247 nhé!
Mục lục
- Mô hình cái nêm là gì?
- Cấu tạo của mô hình nêm
- Cách hình thành nên mô hình cái nêm
- Phân biệt cái nêm tăng và cái nêm giảm
- Đặc điểm của cái nêm tăng
- Đặc điểm của cái nêm giảm
- Mô hình cái nêm dạng tiêu chuẩn
- Lưu ý trong mô hình cái nêm
- Một số câu hỏi liên quan về nêm hướng lên và nêm hướng xuống
- Kết luận
Mô hình cái nêm là gì?
Mô hình cái nêm là một mô hình tạo nên từ hai đường xu hướng. Trong đó, cả hai đường đều cùng hướng về một phía. Hình dáng tạo ra tương tự như cái nêm.
Cấu tạo của mô hình nêm
Mô hình là được tạo ra từ hai đường xu hướng chính. Đường nằm ở phần trên của mô hình được xem là đường kháng cự. Đường nằm dưới sẽ được gọi là đường hỗ trợ mô hình. Các dốc được tạo ra thường có hướng dốc lên hoặc là dốc đi xuống.
Trong đó, độ dốc sẽ là yếu tố để phân biệt giữa cái nêm so với những mô hình khác. Ngoài ra, chiều hướng của dốc cũng là yếu tố dự đoán phần giá ở sau. Giá trị ở sau mô hình có thể được nâng lên cao, vượt mức đường cổ. Hoặc cũng có thể, giá trị dự đoán là xuống thấp ở mức đóng cửa. Tất cả đều phụ thuộc chủ yếu vào các đường dốc kết hợp với các đường xu hướng.
Cũng từ việc thay đổi chiều xu hướng mà hình thành nên hai loại mô hình nhỏ. Mô hình cái nêm tăng và mô hình cái nêm giảm. Mô hình nêm tăng hình thành khi hai đường xu hướng được đẩy lên trên. Ngược lại, mô hình nêm giảm khi hai đường xu hướng trỏ xuống.
Tóm lại, mô hình nêm sẽ có phần chính là hai đường xu hướng và một vùng giá nằm giữa hai xu hướng này. Tuy nhiên, ở giữa mô hình là vùng hình chữ nhật sẽ ngang với giao động của các mức giá. Kết quả sẽ tạo nên hai đường song song với nhau. Các mức giá sẽ được đẩy theo dạng sóng, có nghĩa là giữa các đỉnh đáy sẽ thấp lại dần. Hoặc ngược lại các đỉnh đáy sẽ tăng dần lên tùy theo từng loại mô hình.
Cách hình thành nên mô hình cái nêm
Mô hình cái nêm là mô hình được hình thành sau một thời gian tích lũy giá. Tức là so với mô hình chữ nhật thay vì tạo thành các đường song song. Đối với mô hình cái nêm thì tạo ra từ các đáy lên xuống như những bước sóng. Các đỉnh đáy có thể tăng dần lên hoặc là giảm dần xuống. Vì vậy, để nhận biết được mô hình không phải quá khó. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải có kiến thức về mô hình trước khi tham gia đầu tư.
Phân biệt cái nêm tăng và cái nêm giảm
Trong mô hình cái nêm sẽ chia ra thành hai loại chính là nêm tăng và nêm giảm. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm cũng như dự đoán riêng. Cùng tìm hiểu thông tin sau đây:
Đặc điểm của cái nêm tăng
Đối với mô hình cái nêm tăng, khi breakout khỏi mô hình thì sẽ theo xu hướng giảm. Mặc dù trước đó, mô hình được dựng lên từ hai đường chính hướng lên là đường kháng cự và đường trợ dốc. Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau đó, các mức giá dần co lại. Các cạnh của mô hình dần bị thu nhỏ, phần đáy được nới rộng hơn. Nhìn tổng quát, mô hình có hình cái nêm hướng lên phía trên.
Điều này cho thấy rằng, bên phía người mua đang yếu thế hơn. Cũng như không tạo ra được nhiệt để nâng mức giá lên cao để phần đỉnh và đáy cao hơn.
Ngược lại với đó, nếu trước đó xu hướng giảm và vẫn tạo ra phần đỉnh thấp hơn. Cho thấy rằng phe mua hiện tại đã bị bên phe bán áp đảo. Các giai đoạn của nêm đã hình thành cũng tương ứng với kéo theo đà giảm.
Một điểm khá thú vị đối với mô hình nêm này là khi phá vỡ khỏi mô hình nêm; xu hướng sẽ giảm. Nhưng với mô hình theo hướng đảo chiều giảm thì lại không mạnh bằng mô hình nêm tăng giá.
Đặc điểm của cái nêm giảm
Tương tự như đối với mô hình cái nêm tăng, mô hình này cũng được tạo bởi hai đường xu hướng đi xuống dưới.
Thay vì như với cái nêm tăng, đường xu hướng sẽ đi lên. Thì ở mô hình này, hai đường kháng cự và đường trợ dốc lại hướng xuống dưới. Trong khi đó, đường xu hướng lại bị nhốt và có chiều hướng giảm dần giữa hai đường đó. Điều này cũng thể hiện là các nhà đầu tư hiện tại cũng đang khá phân vân. Khi quan sát thời gian, có thể nhận thấy đường xoắn ốc của nêm càng giảm lại. Đây cũng là lúc mà phần đáy được tạo ra một lúc càng cao hơn.
Từ đây có thể hiểu được, thời điểm này bên phía người bán đang tìm cách để bứt phá khỏi phần cạnh nêm. Từ đó nếu trong khả năng có thể xảy ra, phần breakout có thể bị đánh bật ra xa.
Ngoài ra, với mô hình nêm giảm như này thì xu hướng sẽ có sức bật xa hơn. Đường xu hướng cũng sẽ tăng mạnh hơn rất nhiều lần so với mô hình đảo chiều.
Mô hình cái nêm dạng tiêu chuẩn
Từ những thông tin trên có thể hiểu, mô hình cái nêm sẽ gồm hai đường xu hướng chính. Và tất nhiên hai đường này cần phải tỷ lệ thuận cùng nhau, có thể cùng hướng lên hoặc là cùng hướng xuống dưới.
Mô hình nêm cũng rất dễ bị nhầm lẫn với mô hình cây cờ. Trong khi cây cờ sẽ có một đường hướng lên, nhưng đường còn lại sẽ tỷ lệ nghịch.
Theo như Bulkowski là chuyên gia trong phân tích mô hình. Ông cũng là tác giả của những cuốn sách về phân tích mô hình nổi tiếng. Bởi vì đường xu hướng đang bị nhốt giữa hai đường kháng cự và độ dốc. Vì vậy, để có được mô hình hoàn chỉnh thì giá phải chạm được vào những đường xu hướng này tối thiểu năm lần. Có nghĩa là ít nhất 3 điểm chạm vào một trong hai đường kháng cự hoặc độ dốc, và hai điểm sẽ chạm vào đường còn lại.
Theo lý thuyết thì đây sẽ là mô hình đúng và hoàn chỉnh. Theo như định nghĩa được đưa ra thì phải bao gồm 2 đường kẻ song song đi kèm với xu hướng. Đồng thời, sẽ cần ít nhất là ba điểm để xác định được rõ ràng xu hướng đó.
Vì vậy, khi đường giá đã chạm vào một trong hai kháng cự hoặc trợ dốc chứng tỏ mô hình đã hình thành. Từ đó, các giá trị sẽ tăng hoặc giảm nếu như kết hợp cùng với những xu hướng của nêm khi hình thành.
Lưu ý trong mô hình cái nêm
Lưu ý trong mô hình cái nêm cần nhớ là: Khi đã xác nhận được đúng mô hình và xu hướng. Các phần giá đã chạm nhiều lần nhưng vẫn chưa có được breakout, chứng tỏ rằng xu hướng hiện tại đang rất mạnh và cứng cáp. Cũng từ đó, nếu như có thể phá vỡ được để bứt phá thì đường xu hướng sẽ đi rất sâu và rất xa.
Và dù ở dạng nêm nào đi chăng nữa, khi nối các đường xu hướng này lại với nhau thì đỉnh và đáy đều theo đúng như công thức. Mô hình nêm tăng khi các đỉnh và các đáy sẽ ở vị trí cao hơn. Còn ngược lại, mô hình giảm tạo nên các đỉnh và đáy thấp hơn.
Một điều lưu ý ở mô hình đây nữa là thời gian để hình thành mô hình sẽ được giới hạn. Thông thường các điểm chạm giá thực hiện trong khoản 3 tuần; và không được kéo dài quá 5 tháng kể từ thời điểm ban đầu.
Nếu như thời gian xảy ra mô hình thấp hơn 3 tuần. Thì có thể đó là mô hình cờ mà không phải mô hình cái nêm. Bởi vì cái nêm thuộc loại những mô hình dài hạn nên thời gian hoàn thành cũng cần đáp ứng đủ yêu cầu.
Đối với những nhà giao dịch đầu tư lướt sóng thì không cần quy tắc này. Các mức chạm giá chỉ cần khoảng 2 đến 3 điểm với cạnh nêm là đã có thể giao dịch được.
Tuy nhiên, điều lưu ý ở mô hình này là giá chạm cạnh càng ít thì khả năng mô hình giả càng cao. Cho nên là trong quá trình đầu tư, nếu mức giao dịch đã đủ lợi nhuận. Nhà đầu tư nên cân nhắc để chốt lệnh hoặc kết hợp cùng với các yếu tố khác để hạn chế khả năng rủi ro thấp nhất có thể.
Một số câu hỏi liên quan về nêm hướng lên và nêm hướng xuống
Bởi vì mô hình này cũng xem như là mô hình có độ phức tạp mang tính tương đối. Vì vậy, sẽ thường có những thắc mắc liên quan đến mô hình. Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến mô hình.
- Mô hình nêm là có thể là mô hình cái nêm hướng lên hoặc mô hình cái nêm hướng xuống.
- Hai xu hướng trong mô hình sẽ cùng nhau hướng lên hoặc cùng nhau đi xuống.
- Mô hình thường xuất hiện khi có những sự kiện đặc biệt liên quan. Một số sự kiện hay xảy ra cái nêm như thông tin về lãi suất hay cái đại diện lên báo cáo. Thời điểm đó, các nhà đầu tư sẽ theo dõi và đợi giá breakout để lựa chọn lệnh.
- Tuy nhiên, những giao dịch thường có khả năng rủi ro khá cao. Đối với những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm nên đánh mức giá thấp trước. Sau thời gian tìm hiểu thật kỹ mới bắt đầu với khối lượng lớn hơn.
>>>Xem thêm:
- Chỉ số ROS là gì?
- Sóng Elliott là gì?
Kết luận
Trên đây là những thông tin về mô hình cái nêm mà tienao247 đã tổng hợp. Hy vọng bài viết đã có ích với nhà đầu tư trong những giao dịch về Forex. Cái nêm là mô hình đánh giá là phổ biến và thường xuyên xuất hiện. Đặc biệt với hai loại chính là mô hình cái nêm tăng và mô hình cái nêm giảm.
Vì vậy, đối với cá nhân nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ về cấu tạo của mô hình. Những cách để phân biệt với các mô hình thông thường khác. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến mô hình, hãy để lại thắc mắc để được giải đáp sớm nhất nhé!
Thông tin: tienao247.com
Từ khóa » Cái Nêm Tăng
-
Mô Hình Cái Nêm - Đặc điểm Nhận Dạng & Cách Giao Dịch - Tradervn
-
Mô Hình Nêm Là Gì? - Gia Cát Lợi
-
Mô Hình Nêm (Wedge) Tăng Và Giảm
-
[CHI TIẾT] Cách Giao Dịch Mô Hình CÁI NÊM - WEDGE
-
Mô Hình Cái Nêm - Phân Loại Và Cách Giao Dịch Hiệu Quả - TraderForex
-
Mô Hình Cái Nêm Tăng Và Cách ứng Dụng Vào Giao Dịch - Finashark
-
Mô Hình Cái Nêm - WEDGE: Bí Quyết Nhận Dạng Và Giao Dịch Với ...
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì Và Cách Giao Dịch Với Mô Hình Này
-
Bài 31 Mô Hình Giá Cái Nêm - Wedges - Forex Pro Center
-
Những điều Cần Nắm Về Mẫu Hình Cái Nêm Trong Giao Dịch Chứng ...
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Cách Xác định Và Giao Dịch Chuẩn Xác
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Hướng Dẫn Cách Phân Tích Và đầu Tư
-
Mô Hình Cái Nêm (Wedge) - Bí Quyết Nhận Dạng Và Giao Dịch Hiệu ...