Mô Hình Nêm Là Gì? - Gia Cát Lợi

Mô hình Nêm là tín hiệu một giai đoạn nghỉ của xu hướng hiện tại. Khi mô hình này xuất hiện, nó cho tín hiệu rằng những người giao dịch vẫn còn đang trong giai đoạn quyết định xem sẽ đẩy giá đi đâu. Mô hình Nêm có thể xem là mô hình tiếp diễn hoặc đảo chiều.

1. Mô hình nêm tăng

Mô hình nêm tăng: được tạo ra khi giá đi chếch lệch và nằm giữa một đường hỗ trợ và kháng cự chếch lên. Đường hỗ trợ bên dưới sẽ dốc hơn so với đường kháng cự bên trên. Điều này cho thấy rằng những đáy cao hơn được hình thành nhanh hơn các đỉnh cao hơn. Giá sẽ tạo thành mô hình cái nêm. Với việc giá đang cô đọng lại, chúng ta biết rằng sự bùng nổ đang đến, vì vậy có thể dự đoán một sự phá vỡ ở vùng đỉnh hoặc đáy.

Nếu nêm tăng xuất hiện sau một xu hướng tăng, đó thường là dấu hiệu đảo chiều giảm cho giá. Nếu nêm tăng xuất hiện sau một xu hướng giảm, nó cho tín hiệu về khả năng giảm điểm tiếp. Điều quan trọng là khi bạn phát hiện ra nó, bạn hãy sẵn sàng vào lệnh.

Mô hình nêm tăng

2. Mô hình nêm giảm

Giống như nêm tăng, nêm giảm có thể là một mô hình đảo chiều hoặc tiếp diễn.

Nếu là mô hình đảo chiều, nó được hình thành tại đáy của một xu hướng giảm, thể hiện rằng xu hướng tăng có thể đang đến.

Nếu là một mô hình tiếp diễn, nó sẽ hình thành trong một xu hướng tăng, cho thấy rằng lực tăng sẽ quay trở lại. Không giống như mô hình nêm tăng, mô hình nêm giảm là một mô hình tăng điểm.

Mô hình nêm giảm

3. Cách giao dịch

Để giao dịch với những mô hình này, đơn giản là đặt một lệnh chờ phía trên hoặc phía dưới của mô hình (dựa theo hướng đi của xu hướng trước đó), rồi chọn mục tiêu lợi nhuận bằng ít nhất độ cao của mô hình nêm.

Để quản lý rủi ro, không được quên đặt lệnh dừng lỗ. Một mức dừng lỗ phù hợp có thể được đặt ở khoảng giữa của mô hình.

Ví dụ điển hình mô hình nêm tăng

Mô hình nêm tăng

Mô hình nêm tăng được hình thành khi xu hướng tăng kết thúc. Hãy chú ý cách giá tạo những đỉnh cao mới sẽ chậm hơn nhiều so với việc tạo đáy cao mới.

Bạn thấy giá phá cạnh dưới của nêm tăng rồi chứ?

Điều này có nghĩa nhiều người giao dịch muốn bán hơn là muốn mua. Họ đẩy giá phá gãy đường xu hướng bên dưới, thể hiện rằng xu hướng giảm có thể sẽ bắt đầu. Mục tiêu mà nêm tăng hướng tới bằng khoảng cách độ cao của nêm.

Như vậy, nêm tăng được hình thành sau một xu hướng tăng thường sẽ dẫn đến sự đảo chiều sang giảm. Trong khi một nêm tăng được hình thành trong xu hướng giảm sẽ là dấu hiệu của khả năng giảm điểm tiếp.

Đơn giản hơn, nêm tăng – rising wedge – thường dẫn đến việc giảm điểm, vì vậy, nó được xem là mô hình giảm điểm – bearish chart pattern – .

Ví dụ điển hình mô hình nêm giảm:

Mô hình nêm giảm

Mô hình nêm giảm đóng vai trò là tín hiệu đảo chiều. Sau một xu hướng giảm, giá tạo ra những đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn.

Hãy lưu ý rằng đường nối các đỉnh thì dốc hơn so với đường nối các đáy. Sau khi phá lên mô hình nêm, giá tăng mạnh trở lại với khoảng tăng xấp xỉ bằng độ cao của nêm.

Hãy xem ví dụ khác khi mà nêm giảm đóng vai trò là mô hình tiếp diễn. Khi nêm giảm xuất hiện trong một xu hướng tăng, nó cho tín hiệu rằng xu hướng này sẽ sớm tiếp tục.

Trong trường hợp này, giá cô đọng lại một chút sau một giai đoạn tăng mạnh. Nó giống như việc phe mua đang dừng lại để thở và tuyển thêm người vào phe đánh lên, trước khi đẩy giá tiếp tục tăng và mục tiêu hướng đến sẽ bằng độ cao của nêm giảm

Từ khóa » Cái Nêm Tăng