Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Ý Nghĩa, Phân Loại Và Cách Giao Dịch - FTV

Trong quá trình giao dịch thì mô hình cái nêm (Wedge Pattern) có tần suất xuất hiện khá cao. Đây là một “dấu hiệu nhận biết” tuyệt vời để vào lệnh giao dịch nhằm nâng cao cơ hội thắng. Tuy nhiên, nó có hình dạng và dấu hiệu nhận biết khá phức tạp, dễ bị nhầm lẫn với mô hình tam giác. Nhằm giúp các nhà đầu tư nhận biết chính xác về mô hình cái nêm cũng như phương pháp đầu tư với mô hình này hiệu quả, FTV sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin sau đây!

Mô hình cái nêm là gì?

Mô hình cái nêm là gì?Mô hình cái nêm là gì?

Mô hình cái nêm (còn gọi là Wedge Pattern) là là dạng mô hình sẽ được xác định bởi 2 đường xu hướng đều hướng cùng về một phía và tạo ra hình dáng giống như một cái nêm.

Nguyên nhân hình thành mô hình cái nêm

Mô hình cái nêm có hình dạng tương tự với mô hình tam giác. Đó là lý do tại sao nhiều nhà đầu tư vẫn thường xuyên nhầm lẫn giữa mô hình này với mô hình tam giác. Thông thường thì cấu tạo của mô hình cái nêm sẽ bao gồm hai đường là hỗ trợ bên dưới, kháng cự bên trên và cùng dốc lên hay dốc xuống hội tụ cùng nhau tại một điểm tạo thành hình cái nêm.

Giá di chuyển trong “nêm” với một biên độ dao động càng ngày càng hẹp. Khi khoảng cách đã được thu hẹp tới một mức độ nào đó thì sẽ xảy ra được một cú breakout theo hướng lên hoặc xuống. Nếu như giá phá vỡ lên trên ta gọi đó là xu hướng tăng, ngược lại khi giá phá vỡ đi xuống thì sẽ gọi là xu hướng giảm.

Ý nghĩa của mô hình cái nêm

Mô hình cái nêm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nhận định và phân tích một xu hướng mới. Khi mô hình cái nêm xuất hiện trên biểu đồ sẽ báo hiệu:

  • Tín hiệu bán tăng, nếu như mô hình cái nêm được hình thành thành một xu hướng giảm và mức giá giảm bên dưới đường hỗ trợ (cộng với độ lệch nhất định có thể)
  • Tín hiệu mua tăng, nếu như mô hình được hình thành bằng một xu hướng tăng và mức giá tăng phía trên đường kháng cự (cộng với một độ lệch nhất định có thể).

Sau khi hình thành mô hình cái nêm giá sẽ tiếp tục có sự dịch chuyển nhất định trong một xu hướng. Trước đó sẽ có ít nhất cùng một khoảng giá nhất định, giống như sự thay đổi của giá từ đầu của xu hướng cho đến khi sẽ xuất hiện wedge.

Phân loại mô hình cái nêm

Mô hình cái nêm được phân làm ba loại chính tương ứng với các tín hiệu khác nhau về xu hướng giá. Cụ thể như sau:

Mô hình nêm tăng (còn gọi là Rising Wedge)

Mô hình nêm tăng (còn gọi là Rising Wedge)Mô hình nêm tăng (còn gọi là Rising Wedge)

Đặc điểm nhận biết của mô hình nêm tăng chính là hai đường hỗ trợ và kháng cự sẽ cùng dốc lên, hội tụ tại một điểm chếch lên so với phần thân. Mô hình này có thể sẽ xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm nhưng khi giá đã bắt đầu breakout khỏi mô hình thì giá sẽ có xu hướng đi ngược lại với hướng của cái nêm.

Hơn nữa, một yêu cầu cần thiết là mức giá phải chạm vào mỗi đường trendline tối thiểu là 2 lần, tức là tổng cộng cần tối thiểu 4 điểm giao nhau.

  • Rising Wedge xuất hiện trong một xu hướng tăng khi mà giá tại các đỉnh sau cao hơn so với các đỉnh trước. Tuy nhiên độ dốc của đỉnh sau đối với đỉnh trước lại sẽ thấp hơn độ dốc của đáy sau đối với đáy trước, đơn giản là đường kháng cự có độ dốc thấp hơn với đường hỗ trợ.
  • Điều này chứng tỏ khối lượng mua đang dần suy yếu còn khối lượng bán thì đang tăng dần mạnh lên. Đến một thời điểm nào đó, khi mà lực bán đủ mạnh thì giá sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ đi xuống và bắt đầu một xu hướng giảm giá vô cùng mạnh.
  • Ngược lại, nếu như trước khi mô hình nêm tăng được tạo thành là một xu hướng giảm thì khi đó thị trường đang tạm nghỉ sau một đợt giảm giá ngắn hoặc dài hạn. Khi mà lực mua trên thị trường đang khá yếu trong khi bên bán đang lấy đà đẩy mức giá xuống thấp hơn. Đến khi bên bán dồn sức đủ mạnh thì giá sẽ breakout khỏi ngưỡng hỗ trợ và tiếp tục xu hướng đi xuống.

Mô hình nêm giảm (còn gọi là Falling Wedge)

Mô hình nêm giảm (còn gọi là Falling Wedge)Mô hình nêm giảm (còn gọi là Falling Wedge)

Mô hình nêm giảm sẽ bao gồm hai đường kháng cự và hỗ trợ cùng dốc xuống và giao nhau tại một điểm chếch xuống phía bên dưới của mô hình. Đối với mô hình này thì mức giá sẽ phá vỡ theo hướng ngược lại so với hướng dốc của hình cái nêm. Tương tự Rising Wedge thì Falling Wedge cũng có thể được hình thành ở cuối của một xu hướng tăng hoặc giảm giá.

  • Đối với trường hợp nêm giảm xuất hiện sau khi một xu hướng tăng thì hai đường trendline hướng xuống dưới chỉ thể hiện sự tạm ngưng của thị trường. Đây là một thời điểm một số nhà đầu tư sẽ chốt lời khi cảm thấy đã đạt được đến mức sinh lời đúng như kỳ vọng sau một đợt tăng giá mạnh. Khi đó lực bán cũng đã bắt đầu xuất hiện nhưng khá yếu ớt và bên mua vẫn tiếp tục tạo áp lực đẩy mức giá lên. Đến khi lực mua đủ mạnh thì giá sẽ phá vỡ đường kháng cự và tăng lên mạnh mẽ tiếp diễn theo xu hướng tăng ban đầu.
  • Trường hợp nêm giảm xuất hiện sau về một xu hướng giảm dự báo về khả năng giá đảo chiều sẽ xảy ra. Độ dốc đường kháng cự lớn hơn so với độ dốc đường hỗ trợ cho thấy rằng lượng bán đang yếu đi và khi lượng mua tăng đủ mạnh thì giá sẽ breakout khỏi khu vực kháng cự và đảo chiều đi lên, mở đầu cho một xu hướng tăng mạnh mẽ.

Lưu ý rằng, cũng giống như nêm tăng thì mô hình nêm giảm cần phải có tối thiểu 2 điểm tiếp xúc giữa giá cùng với mỗi đường hỗ trợ và kháng cự.

Mô hình nêm mở rộng (còn gọi là Broadening Wedge)

Mô hình nêm mở rộng (còn gọi là Broadening Wedge)Mô hình nêm mở rộng (còn gọi là Broadening Wedge)

Nêm mở rộng chính là một trường hợp khác biệt của mẫu hình cái nêm. Đặc điểm nhận dạng dễ thấy của mô hình này chính là biên độ dao động của giá sẽ mở rộng dần từ trái sang phải. Đường kháng cự và hỗ trợ có thể dốc lên hay dốc xuống mà không rõ xu hướng. Đây là thời điểm cả bên mua và bên bán đều có sự suy giảm. Tức là tín hiệu của một sự đảo chiều và giá có thể chuyển từ giảm sang tăng hay ngược lại.

Mô hình nêm mở rộng được tạo thành ở cả đáy của xu hướng giảm giá hay ở đỉnh của xu hướng tăng giá. Nhưng ở thị trường ngoại hối thì nó thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn cuối của xu hướng tăng hơn.

Mô hình cái nêm chuẩn chỉnh là như thế nào?

Cấu tạo của 2 đường xu hướng

Cái nêm sẽ bao gồm có 2 đường xu hướng luôn đồng thời cùng tăng hay cùng giảm xuống. Theo ông Bulkowski, một trong những tác giả rất nổi tiếng về sách mô hình cho rằng, “giá sẽ cần phải chạm vào 2 đường xu hướng này ít nhất là 5 lần”, đồng nghĩa là cần phải có ba điểm trên cùng một đường xu hướng và tối thiểu hai điểm trên đường còn lại.

Nhìn vào thực tế thì nhận định này hoàn toàn đúng theo định nghĩa về những đường xu hướng thì để hình thành nên một đường xu hướng chỉ chỉ cần có 2 điểm nhưng để xác định được chính xác một xu hướng thì phải cần có ít nhất 3 điểm trên đường đó. Vì vậy khi mà giá chạm đến một đường xu hướng đến 3 lần thì đây là dấu hiệu chính xác nhất cho một xu hướng mới sẽ được hình thành có giá trị và biên độ tăng hiệu quả nếu như kết hợp điều này với xu hướng đã diễn ra trước đó khi nêm chưa được tạo thành.

Thời gian tối thiểu để hình thành được mô hình cái nêm

Theo đánh giá chung thì thời gian để một cái nêm hình thành phải cần ít nhất 3 tuần và thường trong quá trình tích lũy cái nêm sẽ không vượt quá 4 hay 5 tháng. Chúng ta có thể nhận thấy, mô hình cái nêm chính là một mô hình dài hạn. Vì thế, một một mô hình cái nêm sẽ được hình thành trước thời gian tiêu chuẩn là 3 tuần thì có thể đây thực sự không hẳn là một cái nêm mà có thể thuộc trong những dạng mô hình khác như mô hình cờ hay mô hình ngắn hạn.

Lưu ý khi đánh giá về mô hình cái nêm

Để tạo nên được một mô hình nêm đạt đúng tiêu chuẩn thì cần phải có những yếu tố sau:

  • Các đỉnh và đáy va chạm vào 2 cạnh của cái nêm càng nhiều lần thì dấu hiệu dự báo sẽ càng chính xác.
  • Các đường xu hướng sẽ phải đồng thuận cùng hướng lên hay hướng xuống.

Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư muốn thực hiện các giao dịch theo kiểu lướt sóng thì không cần thiết phải áp dụng đúng theo quy tắc này mà chỉ cần xác định mức giá chạm tối thiểu 3 điểm cho 2 cạnh của cái nêm thì đã có thể xác định được xu hướng và thực hiện giao dịch. .

Một điểm lưu ý nữa mà chúng ta cần phải nắm đó là mức giá càng chạm ít đi thì mức độ phá vỡ giá hay mô hình đó có thể sẽ không chính xác. Do vậy khi thực hiện những giao dịch có cái nêm bạn nên đánh giá trực quan nhất đồng thời kết hợp cùng với nhiều yếu tố và kỹ năng khác để hạn chế được tối đa những rủi ro nhé.

Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình cái nêm

Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình cái nêmHướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình cái nêm

Để có thể giao dịch hiệu quả cùng với mô hình cái nêm thì điều kiện quan trọng đầu tiên là các bạn cần phải xác định được xu hướng di chuyển của giá trước khi mà mô hình được hình thành. Sau đó bạn sẽ cần vẽ mô hình trên biểu đồ bằng cách nối 2 đỉnh phía trên với nhau để có được đường kháng cự và nối 2 đáy phía dưới với nhau để tạo thành đường hỗ trợ.

Bước cuối cùng và cũng là bước then chốt, đó là chúng ta cần phải xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời dựa theo mỗi dạng của mô hình.

Để các bạn hình dung rõ hơn, FTV sẽ chia sẻ chi tiết từng bước giao dịch cụ thể với mô hình cái nêm.

  • Bước 1: Xác định được điểm vào lệnh

Có hai cách để bạn có thể xác định điểm vào lệnh, hãy tham khảo và lựa chọn ra cách phù hợp nhất với mình để áp dụng nhé.

– Cách 1: Vào lệnh tại điểm mà giá bắt đầu break out (phá vỡ).

Cụ thể, bạn vào lệnh giao dịch khi giá đã bắt đầu phá vỡ mức kháng cự đối với mô hình nêm giảm và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ đối với mô hình cái nêm tăng.

– Cách 2: Chờ nến xác nhận xuất hiện ngay sau nến phá vỡ và sau đó bạn vào lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa của nến xác nhận này.

Nếu như là mô hình cái nêm tăng thì nến xác nhận sẽ là nến giảm. Ngược lại, với mô hình cái nêm giảm thì nến xác nhận sẽ là nến tăng.

Cách này được khuyến khích sử dụng đối với những nhà đầu tư mới. Mặc dù mức sinh lời không nhiều được như cách 1 nhưng lại an toàn và có độ rủi ro thấp hơn.

Lưu ý: Trong quá trình giao dịch, nhà đầu tư nên kết hợp mô hình nêm với những công cụ phân tích kỹ thuật khác để xác nhận được tín hiệu đảo chiều như: mô hình nến đảo chiều, chỉ báo kỹ thuật…

  • Bước 2: Xác định được điểm cắt lỗ và chốt lời

– Cắt lỗ: Bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ tại điểm nằm phía trên đỉnh cao nhất đối với mô hình cái nêm tăng. Còn đối với mô hình nêm giảm thì các bạn đặt cắt lỗ ở điểm nằm phía dưới đáy gần nhất so với điểm đặt lệnh.

– Chốt lời: Nếu như mô hình xảy ra đúng thì giá sẽ tăng hoặc giảm với lực ít nhất bằng với chiều rộng của cái nêm. Do vậy điểm chốt lời lý tưởng là cần cách điểm phá vỡ bằng độ rộng của nêm.

Kết luận

Mô hình cái nêm là một mô hình cực kỳ quan trọng mang tính quyết định trong việc xác định được xu hướng giá trong tương lai. Hiện nay hầu hết các nhà đầu tư đều áp dụng quy tắc mô hình cái nêm vào chiến lược giao dịch của mình và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc áp dụng và nhận biết được mô hình cái nêm thế nào cho đúng thì không phải một ai cũng nắm rõ. Hy vọng, với những chia sẻ trên chúng tôi đã giúp cho bạn hiểu sâu và rõ hơn về mô hình cái nêm, cũng như biết cách sử dụng nó đúng lúc và hợp lý để mang về được nhiều lợi nhuận cũng như hạn chế được tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam

Thị trường chứng khoán hiện nay đang thu hút được nhiều nhà đầu tư bởi mức lợi nhuận hấp dẫn. Nếu như bạn đang muốn thử sức mà chưa có kinh nghiệm thì hãy liên hệ ngay đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được hỗ trợ nhanh nhất. Tại đây các bạn sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn phương pháp đầu tư và phòng ngừa rủi ro hiệu quả.

Xem thêm:

  • Mô hình lá cờ (Flag) là gì? Đặc điểm và cách giao dịch
  • Mô hình 2 đỉnh là gì? Hướng dẫn giao dịch với mô hình 2 đỉnh

Từ khóa » Cái Nêm Hướng Xuống