Mô Hình Hóa Với Sơ đồ Luồng Dữ Liệu (Data Flow Diagram - DFD)
Có thể bạn quan tâm
Trong công nghệ phần mềm, mô hình hóa dữ liệu (tiếng Anh: Data modeling) là quy trình tạo ra một mô hình dữ liệu cho một hệ thống thông tin bằng cách áp dụng một số kỹ thuật chính thức nhất định.
Mô hình dữ liệu bao gồm các đối tượng dữ liệu và giá trị dữ liệu. Các đối tượng mục (item) và thể loại (category) là các đối tượng cốt lõi trong mô hình dữ liệu, được xác định bởi đối tượng đặc tả (spec). Tập hợp các đối tượng mục là một danh mục (catalog). Đối tượng phân cấp (hierarchy) xác định một hình thức thứ bậc của tập hợp các danh mục.
Mô hình hóa dữ liệu là quá trình tạo ra một mô hình dữ liệu. Khi tạo một mô hình dữ liệu, trước tiên phải xác định dữ liệu, các thuộc tính và mối quan hệ của nó với dữ liệu khác và xác định các ràng buộc hoặc giới hạn đối với dữ liệu. Ví dụ: có thể tạo mô hình dữ liệu cho sản phẩm trong đó thuộc tính nhà cung cấp của mặt hàng sản phẩm liên kết với id nhà cung cấp trong danh mục nhà cung cấp.
Các yếu tố mô hình hóa dữ liệu bao gồm giao diện người dùng (UI User Interface), chuỗi công việc (Workflows) và tìm kiếm (Search).
Quy trình mô hình hóa dữ liệu
Quy trình mô hình hóa dữ liệu. Hình ảnh minh họa cách mô hình dữ liệu được phát triển và sử dụng ngày nay. Một mô hình dữ liệu khái niệm được phát triển dựa trên yêu cầu dữ liệu cho ứng dụng đang được phát triển, có lẽ trong bối cảnh mô hình hoạt động. Mô hình dữ liệu thường bao gồm các loại thực thể, thuộc tính, quan hệ, quy tắc toàn vẹn, và định nghĩa của các đối tượng đó. Sau đó chúng sẽ được dùng như là điểm bắt đầu cho giao diện hoặc thiết kế cơ sở dữ liệu. Nguồn: wiki
Hình ảnh minh họa cách mô hình dữ liệu được phát triển và sử dụng ngày nay. Một mô hình dữ liệu khái niệm được phát triển dựa trên yêu cầu dữ liệu cho ứng dụng đang được phát triển, có lẽ trong bối cảnh mô hình hoạt động. Mô hình dữ liệu thường bao gồm các loại thực thể, thuộc tính, quan hệ, quy tắc toàn vẹn, và định nghĩa của các đối tượng đó. Sau đó chúng sẽ được dùng như là điểm bắt đầu cho giao diện hoặc thiết kế cơ sở dữ liệu.
Mô hình dữ liệu đem lại lợi ích như thế nào.
Nguồn: wiki
Sơ đồ luồng dữ liệu trong tiếng Anh là Data Flow Diagram, viết tắt là DFD.
Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) là một mô hình hệ thống cân xứng cả dữ liệu và tiến trình (progress). Nó chỉ ra cách thông tin chuyển vận từ một tiến trình hoặc từ chức năng này trong hệ thống sang một tiến trình hoăc chức năng khác.
Điều quan trọng nhất là nó chỉ ra những thông tin nào cần phải có trước khi cho thực hiện một tiến trình,
Phân tích luồng dữ liệu của hệ thống
Với sơ đồ BFD, chúng ta đã xem xét hệ thống thông tin theo quan điểm "chức năng" thuần túy. Bước tiếp theo trong quá trình phân tích là xem xét chi tiết hơn về các thông tin cần cho việc thực hiện các chức năng đã được nêu và những thông tin cần cung cấp để hoàn thiện chúng. Công cụ mô hình được sử dụng cho mục đích này là sơ đồ luồng dữ liệu DFD.
Ý nghĩa của sơ đồ DFD
DFD là công cụ dùng để trợ giúp cho bốn hoạt động chính sau đây của các phân tích viên hệ thống trong quá trình phân tích thông tin:
- Phân tích: DFD được dùng để xác định yêu cầu của người sử dụng
- Thiết kế: DFD dùng để vạch kế hoạch và minh họa các phương án cho phân tích viên hệ thống và người dùng khi thiết kế hệ thống mới
- Biểu đạt: DFD là công cụ đơn giản, dễ hiểu đối với phân tích viên hệ thống và người dùng
- Tài liệu: DFD cho phép biểu diễn tài liệu phân tích hệ thống một cách đầy đủ, súc tích và ngắn gọn. DFD cung cấp cho người sử dụng một cái nhìn tổng thể về hệ thống và cơ chế lưu chuyển thông tin trong hệ thống đó.
Các mức cấp bậc trong sơ đồ luồng dữ liệu
- Sơ đồ ngữ cảnh (Context diagram): đầy là sơ đồ mức cao nhất. Nó cho ra một cái nhìn tổng quát về hệ thống trong môi trường nó đang tồn tại. Ở mức này, sơ đồ ngữ cảnh chỉ có một tiến trình duy nhất, các tác nhân và các luồng dữ liệu (không có kho dữ liệu).
- Sơ đồ mức 0 là sơ đồ phân rã từ sơ đồ ngữ cảnh. Với mục đích mô tả hệ thống chi tiết hơn, sơ đồ mức 0 được phân rã từ sơ đồ ngữ cảnh với các tiến trình được trình bày chính là các mục chức năng chính của hệ thống.
- Sơ đồ mức i (i >= 1) là sơ đồ được phân rã từ sơ đồ mức i-1. Mỗi sơ đồ phân rã mức sua chính là sự chi tiết hóa một tiến trình mức trước. Quá trình phân rã sẽ dừng khi đạt được sơ đồ luồng dữ liệu sơ cấp (khi một tiến trình là một tính toán hay thao tác dữ liệu đơn giản, khi mỗi luồng dữ liệu không cần chia nhỏ hơn nữa.
Sơ đồ DFD của hệ thống quản trị bán hàng
Qui trình xây dựng sơ đồ DFD
Để dễ dàng cho việc xây dựng sơ đồ luồn dữ liệu người ta phải dựa vào sơ đồ chức năng kinh doanh BFD trên nguyên tắc mỗi chức năng tương ứng với một tiến trình, mức cao nhất tương ứng với sơ đồ ngữ cảnh, các mức tiếp theo tương ứng với sơ đồ mức 0, mức 1,...
Nguồn tham khảo:
- http://qcvn109.gov.vn
- wikipedia.org
- https://vietnambiz.vn
Từ khóa » Sơ đồ Dfd Mức 0
-
Sơ đồ DFD Quản Lý Bán Hàng - Chia Sẻ Kiến Thức Điện Máy Việt Nam
-
Sơ đồ Dfd Quản Lý Bán Hàng | Dương Lê
-
Sơ đồ DFD Quản Lý Bán Hàng - F Store
-
Sơ đồ Luồng Dữ Liệu (Data Flow Diagram - DFD) Là Gì? Có ý Nghĩa Gì?
-
Sơ đồ Luồng Dữ Liệu (Data Flow Diagram - DFD) Là Gì? - VietnamBiz
-
Sơ đồ DFD Mức Ngữ Cảnh Sơ đồ DFD Mức 0 Sơ đồ DFD Mức 1 Của ...
-
[PDF] BT2. Phân Tích Chc Năng Nghip V - FIT@MTA
-
Sơ đồ Luồng Dữ Liệu (Data Flow Diagram) Là Gì? Ý Nghĩa Ra Sao?
-
Sơ đồ DFD Ngữ Cảnh | PDF - Scribd
-
Sơ Đồ Ngữ Cảnh Quản Lý Bán Hàng Online, Sơ Đồ Mức Ngữ Cảnh ...
-
Tài Liệu Hướng Dẫn Vẽ Sơ đồ Luồng Dữ Liệu Dfd. - Xemtailieu