Mô Hình Kỹ Thuật Nuôi Xen Lúa – Cá Tại Các Tỉnh ĐBSCL
Có thể bạn quan tâm
Với đặc thù địa hình của khu vực, chế độ thủy văn của vùng đồng bằng nên hàng năm các tỉnh ĐBSCL thường có ngập lũ trong khoảng thời gian 3 - 4 tháng. Trên các cánh đồng có độ ngập nước thích hợp việc kết hợp nuôi cá trong mùa lũ là một giải pháp rất hiệu quả để tận dụng thời gian quay vòng sử dụng đất. Mô hình này phù hợp cho các vùng đất bị ngập lũ nông và lũ ngập trung bình hằng năm, nó phù hợp với sự thay đổi đặc điểm lũ đối với các vùng đất dọc theo hai bên bờ sông Hậu và sông Tiền. Khi có sự thay đổi đặc điểm thuỷ văn thì người dân vẫn có cách điều chỉnh mực nước trong ruộng bằng hệ thống cống, bọng và một số trạm bơm nhỏ để kiểm soát nước.
Cho đến nay mô hình này càng ngày càng phổ biến có thể thấy rõ vai trò của chính quyền cũng như các hội ngành, cụ thể chi cục thủy sản tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi nuôi cá đồng thời hỗ trợ toàn bộ giống cá con cho các hộ đã được chọn để nhân rộng mô hình. Hơn nữa, hiện tại đa số người dân cũng nhận thấy được giá trị kinh tế của việc nuôi xen hoặc nuôi luân canh trên ruộng lúa.
Nguyên tắc hỗ trợ và kế thừa dinh dưỡng giữa lúa và cá nên tiêt kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, đồng thời thích ứng tốt trong điều kiện ngập lũ
Đối với cá: Nuôi cá trên ruộng lúa dựa trên nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có như lúa chét, gạ lúa (rạ), các chất hữu cơ chưa phân hủy hết từ các vụ trước đó....nên không tốn chi phí thức ăn. Hơn nữa, nuôi cá với mật độ rất thấp, môi trường thông thoáng, cá không hoặc ít bị bệnh nhiễm bệnh nên không tốn chi phí thuốc phòng trị bệnh.
Đối với lúa: Sau khi nuôi cá, tầng đất canh tác lúa được xáo trộn bởi các loài cá ăn tầng đáy (cá chép) làm tăng độ phì cho đất, trong khi đó các loại cá ăn thực vật khác lại ăn sạch gạ (rạ) lúa nên không cần tốn chi phí cho việc cắt gạ lúa trong giai đoạn chuẩn bị đất canh tác. Vì vậy, khi canh tác lúa có thể giảm chi phí phân bón cũng như các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Yêu cầu để thực hiện mô hình:Đối với các khu vực thâm canh 2 vụ lúa gồm Hè - Thu (tháng 4 - 5 đến 7 - 8) và Đông - Xuân (tháng 11 - 12 đến tháng 2 - 3) thì có thể kết hợp tốt với một vụ cá. Thông thường, cá được thả vào ruộng nuôi sau khi vụ lúa Hè-Thu xuống giống khoảng 1 tháng, và cá được thu hoạch vào đầu vụ hay cuối vụ Đông-Xuân. Ưu điểm căn bản của hệ thống này là thời gian bỏ đồng ruộng giữa hai 2 vụ lúa (trùng với mùa lũ về) có nhiều thức ăn tự nhiên, cá lớn nhanh, giảm thức ăn bổ sung. Tuy nhiên, đối với những vùng ngập lũ sâu thì phải có hệ thống đê/bờ bao đủ cao và vững chắc. Trong mô hình canh tác này thì thành phần loài cá nuôi cũng rất khác nhau tuỳ theo từng hộ nuôi. Những loài cá chính là mè vinh (35 - 40%), rô phi (10 - 15%), chép (15 - 20%), cá khác (10%) và tôm càng xanh (15 - 20%). Mật độ thả dao động từ 1 - 2 con/m2 nếu không cho ăn bổ sung hay 2 - 3 con/m2 nếu có cho ăn bổ sung.
Đối với vùng canh tác 1 vụ lúa và 1 vụ cá thì mô hình này thường áp dụng cho vùng sản xuất lúa dài ngày hay trung ngày và đất bị nhiễm phèn. Cá nuôi kết hợp thường là những loài cá đồng (sặc rằn, trê, lóc...) có tính chịu phèn tốt. Cá thường được nuôi kết hợp vào mùa mưa và thu hoạch cùng với thu hoạch lúa (đầu mùa khô). Ruộng cần có ao nuôi dưỡng cá bố mẹ, khi mùa mưa đến thì cá sinh sản tự nhiên tạo đàn cá con, hay có thể thả cá giống bổ sung vào trong ruộng nuôi. Mô hình này thường năng suất cá không cao nhưng có hiệu quả kinh tế vì các loài cá đồng có giá bán cao hơn cá nuôi. Gần đây, kỹ thuật sản xuất giống các loài cá đồng đã phát triển vì thế việc chủ động thả giống vào ruộng nuôi đã được ứng dụng và cho năng suất cá nuôi cao.
Kết quả, về mặt kinh tế, mô hình lúa cá giúp tăng lợi nhuận cho nông dân so với chỉ độc canh cây lúa. Kết quả điều tra trong các năm 2005 – 2010, cho thấy 100% hộ nuôi có lãi, bình quân lãi thêm từ nuôi cá từ 8-12 triệu đồng/ha/năm.
Về mặt xã hội, tận dụng được thời gian nông nhàn, giải quyết việc làm, tối ưu hóa sử dụng đất nông nghiệp.
Hiệu quả trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH,mô hình Lúa - Cá được thực hiện cơ bản trên khu hệ sinh thái nước ngọt, mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, cung cấp đa dạng sản phẩm lúa, cá nên giảm rủi ro về thị trường. Thích ứng khá tốt đối với những biến động về thời tiết và chế độ thủy văn. Đây là mô hình canh tác thích hợp đối với vùng sinh thái nước ngọt, ngập trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long... Cụ thể:
Ruộng lúa: Thích ứng với điều kiện BĐKH như, nước biển dâng, lũ lụt, cụ thể ruộng lúa có vai trò và chức năng sau: (1) ruộng lúa là nơi chứa và trữ nước không lồ tránh hoặc giảm ngập lụt cho khu vực lớn, bảo vệ cơ sở hạ tầng, nhà cửa và các nguồn sinh kế khác của người dân. (2) cung cấp môi trường sống cho các loài cá và các loài sinh vật thủy sinh góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Cá:Kết hợp nuôi cá trong ruộng lúa giúp cải thiện môi trường sinh thái ruộng lúa. Cá có thể ăn một số loại côn trùng có hại và trực tiếp hoặc gián tiếp làm hạn chế cỏ dại trong ruộng nên nông dân ít sử dụng thuốc sâu, thuốc cỏ cho lúa.
Qua thực tiễn triển khai các tỉnh ĐBSCL thời gian qua có thể thấy, mô hình được thực hiện đồng loạt vì phụ thuộc chính vào điều kiện ngập lũ của khu vực, thống nhất và chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá trong cộng đồng. Đến nay, mô hình được cải thiện bằng nhiều cách như: (i) tăng diện tích và đào sâu hơn các mương bao chứa cá, có thể nuôi lưu giữ cá tránh việc thu hoạch đồng loạt làm giá thành cá giảm. Theo ý kiến của một vài người dân và cán bộ ngành thì thu hoạch cá sau khi triển khai vụ Đông xuân khoảng 1,5 tháng thì giá cá sẽ cao hơn; (ii) dùng lưới để phân ranh giữa các ruộng nuôi của các hộ khác nhau, thay vì trước đây người dân thường đắp cao và cố định bờ bao.
Tuy nhiên, do trước đây, người thông thường người dân thả cá nuôi vào tháng 3, 4 (âm lịch), Trong những năm gần đây, nước lũ thường đến muộn, cá thả muộn hơn vào tháng 6, 7 (âm lịch) nên năng suất cá không cao vì phải thu hoạch sớm để canh tác lúa Đông xuân khoảng tháng 8, 9. Mô hình này đòi hỏi đầu tư giống lớn và sạch. Thời tiết thay đổi và thời vụ thay đổi trong khi kỹ thuận còn đơn thuần cũng có thể là một trở ngại. Công trình nuôi không giữ được nước khi hết mùa lũ và khi trữ cá chờ giá.
Từ khóa » Trồng Lúa Kết Hợp Nuôi Cá
-
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa – Tăng Năng Suất, Cải ...
-
Làm Giàu Nhờ Mô Hình Nuôi Cá Lúa Kết Hợp - YouTube
-
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Lúa Hữu Cơ Kết Hợp Nuôi Cá
-
Kỹ Thuật Nuôi Xen Canh Cá - Lúa
-
Lưu ý Thực Hiện Mô Hình Nuôi Cá - Lúa – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
-
Đồng Tháp: Hiệu Quả Trồng Lúa Hữu Cơ Kết Hợp Nuôi Cá
-
Trồng Lúa Nước Kết Hợp Nuôi Cá Là Mô Hình đã được Biết ... - Facebook
-
Nuôi Cá + ốc + Trồng Lúa: 1 Vốn 4 Lời Mà Cực Dễ Làm - PVCFC
-
Mô Hình Sản Xuất Kết Hợp Cá – Lúa | Tôm Vàng
-
Mô Hình Kết Hợp Nuôi Cá – Lúa – Những Kỹ Thuật Cần Lưu ý - Tép Bạc
-
Những Lưu ý Khi Nuôi Cá Trong Ruộng Kết Hợp Trồng Lúa
-
Nuôi Cá Ruộng Lúa Trong Mùa Mưa - Những điểm Cần Lưu ý
-
Kết Hợp Lúa - Cá - Sen Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao