Mô Hình OSI Là Gì? Phương Thức Hoạt động & Chức Năng Của Từng Tầng

Mục lục nội dung

Toggle
  • Mô hình OSI là gì?
  • Mô hình OSI dùng để làm gì?
  • Mô hình osi là chuẩn của tổ chức nào?
  • Mô hình OSI được công bố vào năm nào?
  • Mô hình OSI có mấy tầng?
  • Thứ tự các tầng (layer) của mô hình osi theo thứ tự từ trên xuống là:
  • Chức năng cơ bản của từng tầng trong mô hình OSI
    • Application layer
    • Presentation layer
    • Session layer
    • Transport layer
    • Network layer
    • Datalink layer
    • Physical layer
  • Phương thức hoạt động của mô hình OSI
5/5 - (3 bình chọn)

Mô hình OSI là gì? Các tầng và phương thức hoạt động của mô hình tham chiếu OSI. Trình bày nhiệm vụ và đơn vị dữ liệu giao thức của từng tầng trong mô hình tham khảo OSI.

Mô hình OSI là gì?

Mô hình OSI (Open system interconnection – Mô hình kết nối các hệ thống mở) là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng. Mô hình này được phát triển thành một phần trong kế hoạch OSI (Open Systems Interconnection) do ISO và IUT-T khởi xướng. Nó còn được gọi là Mô hình bảy tầng của OSI.

Mô hình OSI dùng để làm gì?

Mô hình OSI được tạo ra với mục đích là cho phép sự tương giao (interoperability) giữa các hệ máy (platform) đa dạng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Mô hình cho phép tất cả các thành phần của mạng hoạt động hòa đồng, bất kể thành phần ấy do ai tạo dựng. Vào những năm cuối thập niên 1980, ISO đã tiến cử việc thực thi mô hình OSI như một tiêu chuẩn mạng.

Mô hình osi là chuẩn của tổ chức nào?

Mô hình OSI đã được định nghĩa bởi Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization) trong tiêu chuẩn số 7498-1 (ISO standard 7498-1).

Mô hình OSI được công bố vào năm nào?

Được hình thành từ những năm 1970 từ khi mạng máy tính mới xuất hiện, vào thời điểm đó, có đến tận hai mô hình mạng riêng biệt, sau đó chúng đã được gộp chung lại thành một vào năm 1983 và được công bố năm 1984.

Mô hình OSI có mấy tầng?

Mô hình tham chiếu hệ thống mở OSI bao gồm 7 tầng.

Thứ tự các tầng (layer) của mô hình osi theo thứ tự từ trên xuống là:

1.Application layer2.Presentation layer3.Session layer4.Transport layer5.Network layer6.Datalink layer7.Physical layer

Chức năng cơ bản của từng tầng trong mô hình OSI

Application layer

Tầng ứng dụng là tầng gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương trình ứng dụng. Tầng này là giao diện chính để người dùng tương tác với chương trình ứng dụng, và qua đó với mạng.

Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này bao gồm Telnet, Giao thức truyền tập tin FTP và Giao thức truyền thư điện tử SMTP, HTTP, X.400 Mail remote

Presentation layer

Lớp trình diễn hoạt động như tầng dữ liệu trên mạng. lớp này trên máy tính truyền dữ liệu làm nhiệm vụ dịch dữ liệu được gửi từ tầng Application sang dạng Fomat chung. Và tại máy tính nhận, lớp này lại chuyển từ Fomat chung sang định dạng của tầng Application.

Lớp thể hiện thực hiện các chức năng sau:

  • Dịch các mã kí tự từ ASCII sang EBCDIC.
  • Chuyển đổi dữ liệu.
  • Nén dữ liệu để giảm lượng dữ liệu truyền trên mạng.
  • Mã hoá và giải mã dữ liệu để đảm bảo sự bảo mật trên mạng.

Session layer

Tầng Session kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính. Tầng này thiết lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa phương và trình ứng dụng ở xa.

Hỗ trợ hoạt động song công (duplex) hoặc bán song công (half-duplex) hoặc đơn công (Single) và thiết lập các qui trình đánh dấu điểm hoàn thành (checkpointing) – giúp việc phục hồi truyền thông nhanh hơn khi có lỗi xảy ra, vì điểm đã hoàn thành đã được đánh dấu – trì hoãn (adjournment), kết thúc (termination) và khởi động lại (restart).

Mô hình OSI uỷ nhiệm cho tầng này trách nhiệm “ngắt mạch nhẹ nhàng” (graceful close) các phiên giao dịch (một tính chất của giao thức kiểm soát giao vận TCP) và trách nhiệm kiểm tra và phục hồi phiên, đây là phần thường không được dùng đến trong bộ giao thức TCP/IP.

Transport layer

Lớp này thực hiện các chức năng nhận thông tin từ tầng Session chia thành các gói nhỏ hơn và truyền xuống lớp dưới, hoặc nhận thông tin từ lớp dưới chuyển lên phục hồi theo cách chia của hệ phát (Fragmentation and Reassembly).

Nhiệm vụ quan trọng nhất của lớp vận chuyển là đảm bảo chuyển số liệu chính xác giữa hai thực thể thuộc tầng Session (end–to–end control). Để làm được việc đó, ngoài chức năng kiểm tra số tuần tự phát, thu, kiểm tra và phát hiện, xử lý lỗi, lớp vận chuyển còn có chức năng điều khiển lưu lượng số liệu để đồng bộ giữa thể thu và phát và tránh tắc ngẽn số liệu khi chuyển qua lớp mạng.

Ngoài ra, nhiều thực thể lớp phiên có thể trao đổi số liệu trên cùng một kết nối lớp mạng (multIPlexing).

Network layer

Nhiệm vụ của lớp mạng là đảm bảo chuyển chính xác số liệu giữa các thiết bị cuối trong mạng. Để làm được việc đó, phải có chiến lược đánh địa chỉ thống nhất trong toàn mạng. Mỗi thiết bị cuối và thiết bị mạng có một địa chỉ mạng xác định. Số liệu cần trao đổi giữa các thiết bị cuối được tổ chức thành các gói (Packet) có độ dài thay đổi và được gán đầy đủ địa chỉ nguồn (source address) và địa chỉ đích (destination address).

Lớp mạng đảm bảo việc tìm đường tối ưu cho các gói dữ liệu bằng các giao thức chọn đường dựa trên các thiết bị chọn đường (Router). Ngoài ra, lớp mạng có chức năng điều khiển lưu lượng số liệu trong mạng để tránh xảy ra tắc nghẽn bằng cách chọn các chiến lược tìm đường khác nhau để quyết định việc chuyển tiếp các gói số liệu.

Datalink layer

Lớp này đảm bảo việc biến đổi các tin dạng bit nhận được từ lớp dưới (vật lý) sang khung số liệu, thông báo cho hệ phát kết quả thu được sao cho các thông tin truyền lên cho tầng Network không có lỗi.

Các thông tin truyền ở tầng Physical có thể làm hỏng các thông tin khung số liệu (frame error). Phần mềm mức hai sẽ thông báo cho mức một tryền lại các thông tin bị mất/lỗi.

Đồng bộ các hệ có tốc độ xử lý tính khác nhau, một trong những phương pháp hay sử dụng là dùng bộ đệm trung gian để lưu giữ số liệu nhận được. Độ lớn của bộ đệm này phụ thuộc vào tương quan xử lý của các hệ thu và phát.

Physical layer

Là tầng thứ nhất trong bảy tầng Mô hình OSI, tầng này chịu trách nhiệm ứng đối với các đòi hỏi về dịch vụ từ Datalink Layer.

Chức năng và dịch vụ chính mà tầng vật lý giải quyết là:

Thiết lập hoặc ngắt mạch kết nối điện (electrical connection) với một phương tiện truyền thông (transmission medium)

Tham gia vào quy trình mà trong đó các tài nguyên truyền thông được chia sẻ hiệu quả giữa nhiều người dùng. Chẳng hạn giải quyết tranh chấp tài nguyên (contention) và điều khiển lưu lượng

Điều biến (modulation), hoặc biến đổi giữa biểu diễn dữ liệu số (digital data) của các thiết bị người dùng và các tín hiệu tương ứng được truyền qua kênh truyền thông (communication channel)

Phương thức hoạt động của mô hình OSI

Mỗi tầng trong mô hình OSI, có hai phương thức hoạt động chính được áp dụng đó là: phương thức hoạt động có liên kết (connection–oriented) và không có liên kết (connectionless).

Mô hình OSI là gì? Phương thức hoạt động & chức năng của từng tầng
Mô hình OSI là gì? Phương thức hoạt động & chức năng của từng tầng

Với phương thức có liên kết, trước khi truyền dữ liệu cần thiết phải thiết lập một liên kết logic giữa các thực thể cùng lớp (layer). Còn với phương thức không có liên kết, thì không cần lập liên kết logic và mỗi đơn vị dữ liệu trước hoặc sau đó.

Phương thức có liên kết, quá trình truyền dữ liệu phải trải qua 3 giai đoạn theo thứ tự:

  • Thiết lập liên kết: hai thực thể đồng mức ở hai hệ thống thương lượng với nhau về tập các tham số sẽ được sử dụng trong giai đoạn sau.
  • Truyền dữ liệu: dữ liệu được truyền với các cơ chế kiểm soát và quản lý.
  • Hủy bỏ liên kết: giải phóng các tài nguyên hệ thống đã cấp phát cho liên kết để dùng cho các liên kết khác.

So sánh 2 phương thức hoạt động trên, chúng ta thấy rằng phương thức hoạt động có liên kết cho phép truyền dữ liệu tin cậy, do nó có cơ chế kiểm soát và quản lý chặt chẽ từng liên kết logic. Nhưng mặt khác, nó lại khá phức tạp và khó cài đặt. Ngược lại, phương thức không liên kết cho phép các PDU được truyền theo đường khác nhau để đi đến đích, thích nghi với sự thay đổi trạng thái của mạng, song lại trả giá bởi sự khó khăn gặp phải khi tập hợp các PDU để di chuyển tới người sử dụng.

Hai lớp kề nhau có thể không nhất thiết phải sử dụng cùng một phương thức hoạt động, mà có thể dùng hai phương thức khác nhau.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?Không

Từ khóa » Các Mô Hình Osi