Mô Hình OSI Là Gì? Phương Thức Hoạt động Và Chức Năng - Thuận Nhật
Có thể bạn quan tâm
Mô hình OSI là gì? phương thức hoạt động và chức năng của từng tầng trong mô hình OSI sẽ được tổng hợp thông qua bài viết sau đây.
1. Mô hình OSI là gì?
OSI (Open Systems Interconnection Reference Model) tạm được dịch là mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở. OSI là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp là kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng. Mô hình OSI được tạo ra với mục đích cho phép sự tương giao giữa các hệ máy đa dạng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau.
Mô hình OSI được định nghĩa bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế trong tiêu chuẩn số 7498-1. Mô hình này cho phép tất cả các thành phần của mạng hoạt động hòa đồng, bất kể thành phần đó do ai tạo dựng.
2. Vai trò và chức năng của 7 tầng mô hình OSI là gì?
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu khái quát Mô hình OSI là gì? OSI đơn giản là một cấu trúc phả hệ có 7 tầng xác định các yêu cầu cho sự giao tiếp giữa hai máy tính. 7 tầng được sắp xếp theo thứ tự, mỗi tầng sẽ giữ một nhiệm vụ và vai trò riêng như sau.
Tầng 1: Tầng vật lý (Plysical Layer)
Tầng vật lý là tầng thấp nhất trong mô hình dùng để xác định các chức năng, thủ tục về điện, cơ, quang để kích hoạt duy trì và giải phóng các kết nối vật lý giữa các hệ thống mạng. Nói đơn giản thì tầng vật lý định nghĩa tất cả các đặc tả về điện và vật lý cho các thiết bị. Trong đó bao gồm bố trí của các chân cắm, các hiệu điện thế, các đặc tả về cáp nối,…
Các thiết bị tầng vật lý bao gồm Hub, bộ lặp, thiết bị chuyển đối tín hiệu, thiết bị tiếp hợp mạng, thiết bị tiếp hợp kênh máy chủ,…
Chức năng căn bản của tầng vật lý:
- Thiết lập hoặc ngắt mạch kết nối điện với một môi trường truyền dẫn phương tiện truyền thông.
- Tham gia vào quy trình, trong đó các tài nguyên truyền thông được chia sẻ giữa nhiều người dùng.
- Điều chế hoặc biến đổi giữa dữ liệu số của các thiết bị người dùng và các tín hiệu tương ứng được truyền qua kênh truyền thông.
Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer)
Tầng liên kết dữ liệu có chức năng chủ yếu là thực hiện thiết lập các liên kết, duy trì và hủy bỏ các liên kết dữ liệu, kiểm soát lỗi và kiểm soát lưu lượng. Chúng cung cấp các phương tiện có tính chức năng và quy trình để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng, phát hiện và có thể sữa chữa các lỗi trong tầng vật lý.
Tầng liên kết dữ liệu chính là nơi các thiết bị chuyển mạch hoạt động. Kết nối chỉ đượ cung cấp giữa các nút mạng được nối với nhau trong mạng nội bộ.
Điển hình nhất ở tầng này có thể kể đến Ethernet hay còn có các giao thức HDLC, ADCCP dành cho mạng điểm – tới – điểm hoặc mạng chuyển mạch gói và giao thức aloha cho mạng cục bộ,…
Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer)
Tầng mạng cung cấp các chức năng và quy trình cho việc truyền các chuỗi dữ liệu có độ dài đa dạng từ một nguồn tới một đích, thông qua một hoặc nhiều mạng. Trong quá trình này vẫn duy trì được chất lượng dịch vụ từ tầng giao vận yêu cầu.
Tầng mạng chọn đường đi cho các gói tin nguồn tới đích có thể trong cùng một mạng hoặc khác mạng với nhau. Ngoài ra chúng còn có chức năng điều khiển tắc nghẽn khi nhiều gói tin cùng lưu chuyển trên cùng một đường và xảy ra tình trạng tắc nghẽn.
Tầng 4: Tầng giao vận (Transport Layer)
Tầng giao vận cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển dữ liệu từ giữa các người dùng tại đầu cuối. 3 tầng ở dưới là vật lý, liên kết dữ liệu và mạng chỉ phục vụ cho việc truyền dữ liệu giữa các tầng kề nhau trong hệ thống. Tầng giao vận sẽ kiểm soát độ tin cậy của một kết nối được cho trước.
Tầng giao vận thực hiện chia các gói tin lớn thành các gói tin nhỏ trước đi gửi đi và đánh dấu thứ tự cho các gói tin để chúng được chuyển đi theo thứ tự. Chúng còn có nhiệm vụ theo dõi các gói tin và truyền lại các gói bị thất bại. Đây là tầng cuối cùng chịu trách nhiệm về mức độ an toàn trong truyền dữ liệu.
Tầng 5: Tầng phiên (Session Layer)
Tầng phiên giữ nhiệm vụ kiểm soát các phiên hội thoại giữa các máy tính. Cho phép người sử dụng trên các máy khác nhau thiết lập, duy trì, đồng bộ phiên truyền thông giữa họ với nhau hoặc kết nối giữa những trình ứng dụng địa phương và trình ứng dụng ở xa.
Tầng phiên sử dụng thẻ bài Token để truyền dữ liệu, đồng bộ hóa và hủy bỏ liên kết trong các phương thức truyền đồng thời hay luân phiên. Hỗ trợ các hoạt động song công và bán song công hoặc đơn công. Thiết lập các quy trình đánh dấu điểm hoàn thành giúp việc phục hồi truyền thông nhanh hơn khi xảy ra lỗi.
Tầng 6: Tầng trình diễn (Presentation Layer)
Tầng trình diễn hoạt động như tầng dữ liệu trên mạng, giải quyết các vấn đề liên quan đến các cú pháp và ngữ nghĩa của thông tin được truyền. Tầng này trên máy tính truyền dữ liệu làm nhiệm vụ dịch dữ liệu được gửi từ tầng ứng dụng sang định dạng chung. Và tại máy tính nhận, lại chuyển từ định dạng chung sang định dạng của tầng ứng dụng.
Các chức năng được thực hiện tại tầng trình diễn:
- Dịch mã ký tự từ ASCII sang EBCDIC.
- Chuyển đổi dữ liệu.
- Nén dữ liệu để giảm lưỡng dữ liệu truyền trên mạng
- Mã hóa và giải mã dữ liệu, đảm bảo sự bảo mật.
Tầng 7: Tầng ứng dụng ( Application Layer )
Tầng ứng dụng là tầng gần với người sử dụng nhất, giúp xác định giao diện giữa người dùng và môi trường OSI. Cung cấp phương tiện cho người dùng truy cập vào các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương trình ứng dụng.
Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này gồm có HTTP, Telnet, FTP,…
3. Các phương thức hoạt động trong mô hình OSI
Hai loại giao thức được sử dụng trong mô hình OSI là giao thức hướng liên kết và giao thức không liên kết.
Giao thức hướng liên kết (Connection – Oriented)
- Khi truyền dữ liệu đi, trước đó các thực thể đồng tầng trong hai hệ thống sẽ được thiết lập một liên kết logic.
- Các dữ liệu được tiến hành trao đổi và thương lượng về tập các tham số được sử dụng trong giai đoạn truyền dữ liệu, cắt/hợp dữ liệu, liên kết,… để tăng độ tin cậy và an toàn trong quá trình trao đổi dữ liệu.
Giao thức không liên kết – Connectionless
Dữ liệu được truyền độc lập trên các tuyến khác nhau và chỉ có trai đoạn duy nhất truyền dữ liệu.
Bài viết trên đã tổng hợp cái các kiến thức tổng quát nhất về mô hình OSI, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về mô hình OSI là gì?
>>> Tham khảo: Mô hình Dropshipping là gì? Ưu điểm và nhược điểm
Từ khóa » Các Mô Hình Osi
-
Mô Hình OSI – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mô Hình OSI Là Gì? Chức Năng Của Các Tầng Giao Thức ...
-
Mô Hình OSI Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng Của 7 Tầng OSI - Vietnix
-
Mô Hình OSI Là Gì? Phương Thức Hoạt động & Chức Năng Của Từng Tầng
-
Mô Hình OSI Là Gì? Các Giao Thức Trong Mô Hình OSI | BKHOST
-
Mô Hình Osi Là Gì? Và Các Lớp Của Mô Hình Này
-
Mô Hình OSI Là Gì? Chức Năng Chính Của 7 Tầng Trong Mô Hình OSI
-
Tìm Hiểu Mô Hình OSI Là Gì? So Sánh Mô Hình OSI Và TCP/IP
-
Tìm Hiểu đặc điểm 2 Mô Hình Truyền Thông OSI Và TCP/IP
-
Tìm Hiểu Về Mô Hình OSI (Kiến Thức Mạng Phần 17)
-
Mô Hình OSI Là Gì? Các Lớp Trong Mô Hình OSI Liên Kết Như Thế Nào?
-
Mô Hình OSI: Một Cách Nhìn Dễ Hiểu - Bkaii
-
7 Tầng Trong Mô Hình OSI Là Gì? (Open Systems Interconnection)