Mô Hình SMART Là Gì? Xác Định Nguyên Tắc SMART Trong Kinh ...

Sự khác nhau giữa mô hình OKR và Mục tiêu SMART

Sự khác nhau giữa mô hình OKR và Mục tiêu SMART

OKR và Mô hình SMART khác nhau, cụ thể:

Bản chất của OKR

OKR là Objective and Key Results – Mục tiêu và Kết quả then chốt.  Đây là mô hình quản lý chiến lược được áp dụng tại nhiều công ty.

Mô hình OKR gồm hai yếu tố:

Mục tiêu: đại diện cho đích đến của nhân viên/công ty. Mục tiêu này cần rõ ràng, không bao gồm số đo lường cụ thể.

Kết quả then chốt: Có nhiều hơn một kết quả then chốt, xác định dựa trên đo lường, đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. Cách thức là yếu tố trong mô hình OKR, nó trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để tôi đi đến đích?”. Nó là các hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng.

Giống nhau

Sự giống và khác nhau OKR với SMART
So sánh OKR với SMART

Cả mô hình OKR và nguyên tắc SMART đều là mô hình quản trị mục tiêu, cùng hướng tới thành công đạt được của mục tiêu đó.

Mô hình OKR cũng hội tụ đủ những yếu tố giống như mô hình SMART, cụ thể:

– Đều có tính cụ thể trong việc xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng, kết quả.

– Đều có tính đo lường để đánh giá tiến độ. Các kết quả then chốt của mô hình OKR đều có các chỉ số đánh giá.

– Mô hình OKR giống mô hình SMART là dựa trên thời gian, nguồn lực để định mức tính khả thi cho doanh nghiệp.

– Mô hình OKR được sắp xếp theo thứ tự cao dần để đảm bảo đúng tiến độ phát triển, liên quan các hoạt động.

– Về mặt thời gian, OKR cũng đặt ra thời hạn nhất định, thường từ 1 quý – 1 năm tùy doanh nghiệp.

Khác biệt

Khác biệt giữa nguyên tắc SMART và Mô hình OKR là OKR có những mục tiêu được tạo theo từng tầng, thời gian kéo dài lâu hơn và đi cùng với tầm nhìn dài hạn của công ty.

Mô hình SMART thường dễ nhớ, dễ sử dụng và phù hợp cho các cá nhân xác định mục tiêu cho chính mình. Như vậy, mô hình OKR phù hợp cho quản trị doanh nghiệp với mục tiêu và kết then chốt hơn, giúp cho dễ dàng thiết lập và theo dõi hoạt động toàn bộ các phòng ban, nhân sự.

Ứng dụng nguyên tắc SMART trong nghệ thuật quản lý nhân sự

Với lãnh đạo

Nguyên tắc SMART thường được ứng dụng trong nghệ thuật quản lý nhân sự với mục đích là giúp các nhà lãnh đạo tìm ra cách quản lý quỹ thời gian của nhân viên tốt nhất.

Trong từng ấy thời gian, theo ngày/tháng/năm, họ biết cách điều phối ra sao để tận dụng thời gian của nhân viên cho hiệu quả, phát huy tối đa năng lực của nhân viên.

Về phía người lãnh đạo, sau khi áp dụng mô hình SMART trong kinh doanh họ sẽ xây dựng được hệ thống, quy trình làm việc rõ ràng, phân quyền cho đội ngũ hợp lý và giao cho nhân viên quyền chủ động.

Làm thế nào để nhân viên không bị quá tải? Làm thế nào để không xâm lấn thời gian cá nhân của nhân viên? Nhờ mục tiêu SMART, nhà quản lý giúp nhân viên thúc đẩy hiệu quả công việc với các hoạt động rõ ràng, thời gian cụ thể, tránh đi nhầm hướng.

Với nhân viên

Áp dụng mô hình SMART  trong kinh doanh giúp nhân viên có thể tự xác lập mục tiêu cá nhân của mình sao cho vừa phù hợp với bản thân, vừa đóng góp vào con đường chung của cả doanh nghiệp. Thông qua nhận định năng lực làm việc của chính mình, xây dựng được kế hoạch hành động, nhân viên sẽ hiểu rõ bản thân cần làm gì, làm như thế nào, quản lý thời gian ra sao để có kết quả tốt nhất.

Từ khóa » Thiết Lập Mục Tiêu Smart Là Gì