Mục Tiêu SMART Là Gì? Ví Dụ Thực Tế Về Mục Tiêu SMART Trong Kinh ...

Bạn kinh doanh chỉ vì “cao hứng” , trót “đâm lao thì phải theo lao” hay thật sự nghiêm túc vì một mục tiêu cụ thể? Và làm thế nào để tránh “lạc lối” so với mục tiêu kinh doanh ban đầu? Đúng như cái tên của mình, mục tiêu SMART sẽ giúp bạn tỉnh táo và “thông minh” hơn khi bắt tay vào kinh doanh. Vậy, mục tiêu SMART là gì?

Giới thiệu về mục tiêu SMART

Mục tiêu SMART là gì?

Mục tiêu SMART có thể hiểu là một mô hình thông minh, giúp bạn định hình và nắm giữ được mục tiêu của mình trong tương lai. Những mục tiêu này cần được lên kế hoạch và thiết lập một cách chỉn chu, rõ ràng và cụ thể. Áp dụng mục tiêu SMART, bạn có khả năng đạt được các mục tiêu cao hơn. Bởi vì lúc này bạn đã biết chính xác điều gì cần thực hiện, cách thức tiến hành cũng lên kế hoạch cụ thể để hoàn thành chúng.

Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu SMART giúp các doanh nghiệp, các Marketer dễ dàng thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và phù hợp của những mục tiêu đã đặt ra.

Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định mục tiêu tiếp thị phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau. Song song đó, SMART cũng giúp doanh nghiệp nhận ra ưu và nhược điểm kịp thời để kịp thời hoàn chỉnh trong quy trình kinh doanh, thúc đẩy doanh thu tăng mạnh.

muc-tieu-smart-la-gi

Lợi ích khi áp dụng mục tiêu SMART trong doanh nghiệp

Tối ưu, cụ thể hóa các mục tiêu

Cụ thể hóa mục tiêu bằng những chỉ số đo lường cụ thể, có tính khả thi trong thực tế, các nhà quản lý sẽ đánh giá đúng tiến trình thực hiện. Bức tranh mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được phác hoạ rõ ràng và sắc nét hơn.

Tăng khả năng phù hợp, chính xác của mục tiêu

Khi đáp ứng đủ các tiêu chí của mục tiêu SMART, doanh nghiệp có thể loại bỏ được những hạn chế còn tồn đọng, bỏ đi những mục tiêu không phù hợp với sự phát triển của công ty. Từ đó, toàn thể doanh nghiệp, từng cá nhân sẽ có một định hướng chính xác, rõ ràng sự phù hợp và mức độ ưu tiên đối với các mục tiêu.

Bên cạnh đó, mục tiêu SMART còn đặt ra một khoảng thời gian nhất định, thúc đẩy doanh nghiệp điều chỉnh, ưu tiên những công việc cần thực hiện trước, đảm bảo không bị trễ hạn.

Hỗ trợ khả năng đo lường mục tiêu

Tuy mục tiêu đã được thiết lập nhưng đôi khi các nhà quản lý cũng còn mơ hồ về việc nhân viên của mình đã thực sự hoàn thành mục tiêu đề ra hay chưa. Mô hình SMART sẽ giúp bộ phận quản lý cải thiện khả năng đo lường mục tiêu, quản trị nhân viên tốt hơn.

Phù hợp với mục tiêu chung, thúc đẩy hiệu suất làm việc

Mỗi phòng ban trong doanh nghiệp đều có những mục tiêu riêng và cần đảm bảo phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Do đó, các yếu tố liên quan của mục tiêu SMART giúp liên kết nhịp nhàng các mục tiêu riêng với mục tiêu chung của tổ chức, tạo nên sức mạnh to lớn cho tập thể doanh nghiệp.

Đồng thời, mục tiêu SMART giúp nhân viên định hướng rõ mục tiêu cần đạt được trong công việc. Họ hiểu rõ những điều mình thực hiện sẽ đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp, thúc đẩy động lực hoàn thành.

muc-tieu-smart-la-gi

Cách xác định mục tiêu SMART trong kinh doanh

S – Specific: Đơn giản, hợp lý, cụ thể

Khi thiết lập, bạn cần chú ý đặt mục tiêu thật cụ thể, chi tiết và dễ hiểu. Các mục tiêu đặt ra càng chi tiết, cụ thể. doanh nghiệp càng dễ xác định cơ hội nắm bắt vấn đề và mức độ khả thi của dự án. Lúc này, các nhà quản lý có thể dự đoán được tỷ lệ thành công thực tế của dự án.

Khi xây dựng mục tiêu, nhiều cá nhân, doanh nghiệp còn khá mơ hồ và chưa định hướng cụ thể cho kết quả mong muốn đạt được trong tương lai. Đó thường là các mục tiêu đó chỉ tóm gọn bằng những nội dung chung chung, thiếu chi tiết. Với các mục tiêu này, bạn sẽ rất khó để đo lường mức độ khả thi và thực tế những gì cần thực hiện có đúng định hướng kế hoạch hay không.

Ví dụ: Giả sử, bạn đang là một nhân viên Marketing và mong muốn được thăng tiến lên vị trí giám đốc điều hành Marketing. Để thực hiện, bạn cần có mục tiêu cụ thể là: Tôi muốn nâng cấp giá trị bản thân bằng cách rèn luyện, trau dồi được các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để thăng tiến trong công việc, trở thành người đứng đầu bộ phận Marketing trong tổ chức của mình.

M – Measurable: Đo lường được

Mục tiêu đặt ra của bạn phải đảm bảo có thể đo lường được, nghĩa là những mục tiêu nên gắn liền với từng con số cụ thể. Thông qua mục tiêu được xây dựng theo nguyên tắc SMART, có thể biết được mong muốn.

Việc đo lường sẽ giúp theo dõi tiến trình thực hiện và duy trì động lực thực hiện tốt hơn, chỉn chu hơn để mục tiêu được hoàn thành đúng hạn.

Ví dụ: Khi kinh doanh tiệm bánh mì, mục tiêu của bạn là bán được 6000 ổ bánh mì trong vòng 1 tháng. Vậy tối thiểu bạn phải bán được 150 – 300 ổ bánh mì mỗi ngày mới có thể đạt được mục tiêu. Khả năng đo lường là cách dễ nhất để bạn hiểu mình cần phải làm gì, thực hiện như thế nào để đạt được mục tiêu theo các mốc thời gian mà bản thân đã đề ra.

A – Achievable : Tính thực tế, có thể đạt được

Mục tiêu của bạn cũng cần phải có tính thực tế, khả thi và đảm bảo thực hiện được. Đây là yếu tố quan trọng khi bạn lựa chọn đặt mục tiêu SMART. Do đó, bạn cần nghiêm túc nhìn lại chính bản thân hoặc thực tế doanh nghiệp hiện tại để cân nhắc xem: Liệu mục tiêu đó bây giờ có thể đạt được hay chưa, hay bạn cần chuẩn bị thêm gì để đảm bảo khả năng đạt được mục tiêu này. Khi đưa ra một chiến lược tốt, đặt mục tiêu phù hợp mà bạn có thể hoàn thành trong khung thời gian nhất định sẽ mang đến nhiều động lực và sức mạnh tập trung bức phá, thách thức giới hạn để đạt được thành công bên trong bạn.

Ví dụ: Tiếp tục với mục tiêu của cửa hàng kinh doanh bánh mì. Ở đây, bạn có thể tự hỏi: liệu việc đặt mục tiêu bán 6000 ổ bánh mì trong 1 tháng có hợp lý hay không và tình hình kinh doanh bánh mì của cửa hàng. Bạn cố gắng tự đặt và đi tìm lời giải đáp cho các câu trả lời:

  • Nguồn lực cần thiết của bạn đã đảm bảo hay chưa?
  • Cần xây dựng các phương pháp kinh doanh nào?
  • Bạn và đội ngũ nhân viên có đủ khả năng để thực hiện các công việc không?.
muc-tieu-smart-la-gi

R – Relevant: Tính liên quan

Mục tiêu của bộ phận lãnh đạo đặt ra cần có sự kết nối, liên quan với tầm nhìn chung trong sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời phải giải quyết được vấn đề tồn đọng tại các phòng ban đang đối mặt. Song song đó, mục tiêu của từng nhân viên cụ thể phải liên quan đến định hướng phát triển công việc, lĩnh vực, chức vụ đang làm, tương thích với mục đích phát triển doanh nghiệp.

Ví dụ: Bộ phận lãnh đạo đặt mục tiêu mở rộng kinh doanh, đầu tư tài chính vào các phòng ban Marketing, Sale nhằm đẩy mạnh doanh thu cho công ty. Còn nhân viên Sale sẽ đặt mục tiêu cần chốt nhiều đơn hàng hơn nữa, có thể đặt target cụ thể để cố gắng, góp phần phát triển doanh nghiệp tốt hơn.

T – Time – Bound: Thời hạn hoàn thành mục tiêu

Mọi mục tiêu xây dựng, dù lớn hay nhỏ đều cần một kế hoạch, thời gian thực hiện và hoàn thành cụ thể. Đưa ra một Deadline rõ ràng sẽ giúp bạn cố gắng, tập trung công sức để hướng đến thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Từ đó, thúc đẩy năng suất của các công việc quan trọng được tốt hơn, đảm bảo đúng quy trình vận hành của doanh nghiệp.

Ví dụ: Muốn ra mắt một sản phẩm mới của công ty, các phòng ban cần xây dựng và thực hiện chiến dịch quảng bá, lựa chọn địa điểm hội thảo, cân nhắc về khách mời sẽ đến đầy đủ,.. Những công việc này bắt buộc phải thực hiện trước để đảm bảo đúng với quy trình đặt ra.

Ví dụ thực tế về mục tiêu SMART trong kinh doanh

Ví dụ về mục tiêu tăng 30% lượt mua hàng trên website

Mục tiêu SMART: Trong 3 tháng (tháng 8,9,10/2021), số lượng người tiêu dùng đăng ký mua hàng trên website phải 30% so với các tháng trước bằng cách xây dựng nội dung chất lượng và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

  • Specific: Tăng 30% lượt đăng ký mua hàng trên website.
  • Measurable: Doanh nghiệp thực hiện đo lường tiến trình của mình thông qua báo cáo hàng tuần. Kết quả này sẽ giúp doanh nghiệp xác định rằng: có thể đạt được mục tiêu tăng 30% số lượng người đăng ký mua hàng trên website.
  • Achievable: Vào 2 tháng trước, doanh nghiệp đầu tư xây dựng nội dung chất lượng và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đã cho thấy: số lượng khách hàng đăng ký mua hàng tăng 20%. Do đó, doanh nghiệp tin rằng mục tiêu tăng 30% là có thể đạt được với những chiến dịch Marketing mới mà công ty đã đề ra.
  • Relevant: Bằng cách chú trọng xây dựng nội dung chất lượng và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), số lượng người đăng ký mua hàng trên website của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng nhanh. Từ đó, giúp đẩy mạnh doanh thu, phát triển doanh nghiệp đi lên đúng với quy trình, mục tiêu đề ra.
  • Time-Bound: Cần có 3 tháng để thực hiện và đạt được mục tiêu. Thời gian hoàn thành xong vào trước ngày 31/10/2021.
muc-tieu-smart-la-gi

Ví dụ về mục tiêu giảm chi phí kinh doanh

Mục tiêu Smart: giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh vào năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái bằng cách cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất cũng như tăng cường quản trị rủi ro, đặc biệt là những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, tồn kho.

  • Specific: Giảm chi phí kinh doanh thông qua hình thức cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp nhằm hạn chế những chi phí kinh doanh không cần thiết.
  • Measurable: giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh trong năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Achievable: Việc cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất, tăng cường quản trị rủi ro như 6 tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp có thể giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Relevant: Bằng cách cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô sản xuất như 6 tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp có thể giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh so với cùng kỳ năm ngoái. Đây có thể xem là giải pháp tạm thời giúp doanh nghiệp ứng phó với những khủng hoảng kinh tế sau thời gian dịch bệnh Covid-19 kéo dài, giữ cho kết quả kinh doanh được ổn định.
  • Time-Bound: Hoạt động cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất và tăng cường quản trị các rủi ro nhằm ứng phó kịp thời được doanh nghiệp thực hiện quyết liệt ngay trong tháng 3/ 2024. Doanh nghiệp có thể giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh so với cùng kỳ năm 2020, ứng phó an toàn trước những khủng hoảng kinh doanh sau thời gian dịch bệnh kéo dài.

Trên đây là thông tin “mục tiêu SMART là gì?” và những ví dụ ứng dụng thực tế mục tiêu SMART trong kinh doanh được Tino Group tổng hợp để gửi đến bạn. Không chỉ trong kinh doanh mà mọi hoạt động của đời sống đều rất cần được lên kế hoạch, mục tiêu chi tiết và logic. Hy vọng những chia sẻ này là hữu ích, giúp bạn xác định đúng hướng đi cho bản thân, các Marketer dễ dàng hơn để xác định mục tiêu, chiến lược kinh doanh, tiếp thị phù hợp với doanh nghiệp ở từng thời điểm nhất định.

FAQs về mục tiêu SMART

Có nên ứng dụng mục tiêu SMART vào quản lý nhân sự không?

Câu trả lời: Có. Mục tiêu SMART được ứng dụng vào quản lý nhân sự sẽ giúp bộ phận lãnh đạo tìm ra quỹ thời gian tốt nhất cho nhân viên, phát huy tối đa năng lực của nhân viên với một quy trình rõ ràng, phân quyền hợp lý, hạn chế sự quá tải công việc, xâm lấn thời gian cá nhân của nhân viên.

Mục tiêu SMART dựa trên mô hình gốc nào?

Mục tiêu SMART tiếp cận và dựa trên mô hình quản trị mục tiêu (MBO) của Peter Drunker. Trong đó, mục tiêu SMART mang đặc điểm của MBO là hướng đến đích đạt được thành công của một tổ chức.

Mục tiêu SMART và mô hình OKR có gì khác nhau?

Hai mô hình này đều có cấu trúc, nguyên tắc xác định phạm vi và thời gian thực hiện cụ thể. Tuy nhiên, mục tiêu SMART thường đặt các mục tiêu riêng rẽ, theo từng tầng và khung thời gian, phù hợp với cá nhân. Còn OKR nâng cấp với bối cảnh và cấp độ của toàn công ty, giải pháp quản trị doanh nghiệp bằng mục tiêu và kết quả then chốt.

Mục tiêu SMART có thể áp dụng vào việc nghiên cứu không?

Về cơ bản, SMART là mô hình đặt ra những khuôn khổ nhất định, phạm vi và định hướng rõ ràng, đặc biệt là thay đổi theo từng thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là một mục tiêu SMART đặt ra không thể áp dụng xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển của công ty, chúng có thời hạn bắt đầu và kết thúc. Do đó, mục tiêu SMART không nên áp dụng trong việc nghiên cứu. 5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Thiết Lập Mục Tiêu Smart Là Gì