Mô Hình SWOT Là Gì? 7 Bước Phân Tích SWOT - Vinaseco
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Mô hình SWOT là gì? 7 bước phân tích SWOT
- SWOT là gì?
- Lợi ích của việc phân tích SWOT đối với doanh nghiệp
- Hướng dẫn 7 bước phân tích SWOT hiệu quả nhất
- Bước 1: Xác định được mục đích của việc phân tích SWOT
- Bước 2: Nghiên cứu về thị trường và doanh nghiệp
- Bước 3: Nhận biết điểm mạnh
- Bước 4: Xác định được điểm yếu
- Bước 5: Liệt kê những cơ hội
- Bước 6: Nhận biết được rủi ro
- Bước 7: Xác định chiến lược dựa vào phân tích SWOT
Mô hình SWOT là một lựa chọn được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Vậy mô hình này có ý nghĩa như thế nào trong doanh nghiệp? Hãy cùng Vinaseco đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
SWOT là gì?
SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là một công cụ, mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích. Từ đó cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.
Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình. Hơn nữa cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Từ đó có những chiến lược bán hàng phù hợp để có thể tăng doanh thu.
Lợi ích của việc phân tích SWOT đối với doanh nghiệp
– Lên kế hoạch và brainstorm ý tưởng
– Giải quyết vấn đề
– Thiết lập thứ tự ưu tiên
– Tìm hiểu lợi thế cạnh tranh và thấu hiểu đối thủ
Hướng dẫn 7 bước phân tích SWOT hiệu quả nhất
Bước 1: Xác định được mục đích của việc phân tích SWOT
Để có thể tận dụng việc phân tích SWOT, doanh nghiệp cần xác định được mình cần phân tích SWOT để làm gì?
Ví dụ như doanh nghiệp có thể cần phân tích SWOT là tìm hiểu đối thủ cạnh tranh đang hoạt động như thế nào? Từ đó xác định những điều mà doanh nghiệp có thể thay đổi để sở hữu lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Bước 2: Nghiên cứu về thị trường và doanh nghiệp
Đây là yếu tố quyết định phần lớn sự thành công.
Để xác định được điểm mạnh, điểm yếu, doanh nghiệp cần hiểu được đội ngũ nhân viên của mình. Tìm hiểu họ sở hữu những kỹ năng chuyên môn gì và đang yếu ở những mảng nào.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xin ý kiến của đối tác kinh doanh hay phản hồi của chính khách hàng hiện tại của mình. Như vậy để nhận biết được điểm mạnh mà doanh nghiệp có thể tận dụng. Bên cạnh đó cũng nhận điểm yếu mà doanh nghiệp cần khắc phục.
Bước 3: Nhận biết điểm mạnh
Đầu tiên, doanh nghiệp có thể xác định điểm mạnh của mình. Một số ví dụ về điểm mạnh của doanh nghiệp có thể được kể đến như: môi trường làm việc tốt, ý tưởng bán hàng độc đáo hay nguồn nhân lực tuyệt vời và bộ máy lãnh đạo xuất sắc,…
Để nhận biết được điểm mạnh của mình, doanh nghiệp có thể đặt ra những câu hỏi sau:
– Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai?
– Tại sao khách hàng lại thích sản phẩm của doanh nghiệp?
– Điều gì làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp và đối thủ?
– Điểm thu hút nhất về thương hiệu doanh nghiệp là gì?
– Lợi thế kinh doanh đặc biệt của doanh nghiệp là gì?
– Doanh nghiệp sở hữu những tài nguyên nào? Đối thủ cạnh tranh có sở hữu những tài nguyên đó không?
Câu trả lời sẽ đem lại cái nhìn tổng thể giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh cốt lõi của mình.
Bước 4: Xác định được điểm yếu
Bên cạnh điểm mạnh, doanh nghiệp cũng cần nhận biết được điểm yếu của mình. Mục đích để có thể tìm cách khắc phục. Đối thủ cạnh tranh nhiều, nguồn lực và ngân sách giới hạn, đội ngũ nhân viên chưa đủ kỹ năng chuyên môn,… Đó là những điểm yếu có thể kể đến của doanh nghiệp.
Một số câu hỏi mà doanh nghiệp cần trả lời để xác định được điểm yếu:
– Tại sao độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp chưa cao?
– Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
– Những tài nguyên nào mà đối thủ sở hữu nhưng doanh nghiệp thì không?
– Khách hàng đang không thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của doanh nghiệp?
– Nguyên nhân nào khiến khách hàng hủy đơn hàng và giao dịch?
Bạn cần nhìn nhận điểm yếu của doanh nghiệp một cách khách quan nhất. Từ đó để có thể tìm ra được những hướng đi và chiến lược phù hợp để khắc phục.
Bước 5: Liệt kê những cơ hội
Doanh nghiệp cần liệt kê những cơ hội mà mình có thể tận dụng. Những cơ hội này sẽ thuộc yếu tố bên ngoài và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp việc liệt kê cơ hội trở nên dễ dàng hơn.
Công nghệ mới, nhu cầu khách hàng gia tăng đối với sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Hợp tác với những đối tác lớn, luật pháp thay đổi có lợi cho việc kinh doanh,… Đó chính là các cơ hội có thể có của doanh nghiệp.
Một số những câu hỏi mà doanh nghiệp cần trả lời:
– Làm thế nào để có thể cải thiện quy trình bán hàng và hỗ trợ khách hàng hiệu quả?
– Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm là gì?
– Sự hợp tác nào sẽ có lợi cho doanh nghiệp?
– Những luật lệ hay quy định pháp luật có hỗ trợ cho việc kinh doanh không?
– Những kênh quảng cáo nào tiềm năng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác?
Bước 6: Nhận biết được rủi ro
Doanh nghiệp cần nhìn nhận rõ về rủi ro mà mình gặp phải. Từ đó để hạn chế nó một cách tối đa nhất.
Cũng giống như cơ hội, rủi ro thuộc về những yếu tố bên ngoài. Như vậy nên doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Một số ví dụ có thể được kể đến như: tỉ lệ thất nghiệp tăng, đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường đông. Rủi ro thay đổi về luật pháp, rủi ro tài chính,…
Doanh nghiệp có thể trả lời những câu hỏi sau để nhận biết được rủi ro:
– Số lượng đối thủ cạnh tranh là bao nhiêu? Họ có những lợi thế cạnh tranh gì?
– Có nhiều đối thủ mới gia nhập thị trường không?
– Những luật pháp mới thay đổi là gì? Luật pháp đó có đem lại rủi ro trong việc kinh doanh không?
– Nhu cầu của khách hàng có thay đổi không? Thay đổi đó có thể đem lại rủi ro cho doanh nghiệp hay không?
Bước 7: Xác định chiến lược dựa vào phân tích SWOT
Ở bước cuối cùng, doanh nghiệp nên xác định được chiến lược phù hợp dựa vào phân tích SWOT của mình.
Một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể tham khảo dựa vào mô hình SWOT có thể được kể đến như sau:
– Ma trận SWOT
– Chiến lược S-O
Chiến lược S – O (Strength – Opportunity) là chiến lược sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội, phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Đây là chiến lược được ưu tiên sử dụng hàng đầu. bởi nếu biết cách vận dụng tối đa điểm mạnh thì cơ hội thành công sẽ rất cao mà không tốn nhiều công sức. Doanh nghiệp có thể coi chiến lược S-O tương đương với chiến lược phát triển ngắn hạn của mình.
Chiến lược W-O
Chiến lược W-O (Weakness – Opportunity) là chiến lược dùng điểm yếu để khai thác. Từ đó tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc khắc phục điểm yếu sẽ khiến doanh nghiệp tiêu hao nhiều nguồn lực để tận dụng cơ hội. Đôi khi, khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội đã không còn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lưu ý và phân tích kỹ trước khi áp dụng. Chiến lược W-O tương đương với chiến lược phát triển trung hạn của doanh nghiệp.
Trên đây là những cung cấp của Vinaseco về mô hình SWOT và 7 bước phân tích SWOT. Hiện nay, đây là một trong những mô hình được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Hi vọng bài viết sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm lựa chọn trong việc tìm và ứng dụng các mô hình hiện đại vào doanh nghiệp mình.
Từ khóa » Chiến Lược Wo Trong Swot
-
Swot Là Gì? Phân Tích Swot – Kiến Thức Mới Cập Nhật - Nef Digital
-
4 Chiến Lược Căn Bản Theo Phân Tích SWOT - Kiến Thức - Bemec Media
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Và Ứng Dụng Trong Chiến Lược Kinh Doanh
-
SWOT Là Gì? Phân Tích Và Xây Dựng Mô Hình SWOT Hiệu Quả
-
Top 14 Chiến Lược Wo Trong Swot
-
4 Chiến Lược Căn Bản Theo Phân Tích SWOT - Kiến ... - MarvelVietnam
-
Mô Hình SWOT Là Gì? Ứng Dụng SWOT Hiệu Quả Trong Công Ty - Fastdo
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình SWOT
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn AZ Dành Cho Người Mới – 2022
-
Sơ Lược Về Phân Tích SWOT
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Chiến Lược SWOT ...
-
Phân Tích SWOT Và ứng Dụng Hiệu Quả
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn 6 Bước Thực Hiện ... - HEDIMA
-
Mô Hình SWOT Là Gì? Hướng Dẫn Xây Dựng Chiến Lược Chi Tiết Từ A-Z