Mô Hình Tách Từ, Gán Nhãn Từ Loại Và Hướng Tiếp Cận Tích Hợp Cho ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Công nghệ thông tin
Mô hình tách từ, gán nhãn từ loại và hướng tiếp cận tích hợp cho tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.91 KB, 56 trang )

Mô hình tách từ, gán nhãn từ loại và hướng tiếp cậntích hợp cho tiếng ViệtTRẦN THỊ OANHMaster ThesisGiảng viên hướng dẫn: TS. Lê Anh CườngPGS.TS. Hà Quang Thụy2008Mục lụcMở đầu iv1 KHÁI QUÁT VỀ TÁCH TỪ VÀ GÁN NHÃN TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT 11.1 Khái quát về tách từ tiếng Việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11.2 Khái quát về gán nhãn từ loại - POS tagging . . . . . . . . . . . . . . . . . 21.2.1 Giới thiệu về bài toán gán nhãn từ loại . . . . . . . . . . . . . . . . 21.2.2 Các hướng tiếp cận bài toán POS tagging . . . . . . . . . . . . . . 41.2.3 Các nghiên cứu gán nhãn từ loại cho tiếng Việt . . . . . . . . . . . 61.3 Vấn đề tích hợp tách từ và gán nhãn từ loại . . . . . . . . . . . . . . . . . 72 MỘT MÔ HÌNH TÁCH TỪ TIẾNG VIỆT 92.1 Các mô hình liên quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92.1.1 Mô hình dựa vào từ điển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92.1.2 Mô hình nhận dạng tên thực thể - Named Entity Recognition . . . 102.1.3 Mô hình N-gram . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102.2 Phân tích các mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112.3 Thiết kế tập đặc trưng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 122.3.1 FS1: Đặc trưng trích từ mô hình tách từ dựa vào từ điển . . . . . . 132.3.2 FS2: Đặc trưng dựa vào mô hình nhận dạng tên thực thể . . . . . . 132.3.3 FS3: Đặc trưng dựa vào mô hình N-gram . . . . . . . . . . . . . . . 142.4 Kết quả thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 152.4.1 Đánh giá các đặc trưng FS1 và FS2 so với các mô hình trước đó . . 152.4.2 Đánh giá tầm quan trọng của từng tập thuộc tính . . . . . . . . . . 16vvi2.5 Đánh giá kết quả tách từ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 173 MỘT MÔ HÌNH GÁN NHÃN TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT 193.1 Xây dựng corpus gán nhãn từ loại cho tiếng Việt . . . . . . . . . . . . . . 193.1.1 Thiết kế tập thẻ VnPOSTag . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 193.1.2 Mô tả bộ dữ liệu làm vnPOS corpus . . . . . . . . . . . . . . . . . 213.1.3 Xây dựng vnPOS corpus . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 223.2 Gán nhãn từ loại bằng phương pháp Maximum Entropy Model . . . . . . . 243.2.1 Mô hình xác suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 243.2.2 Các đặc trưng của gán nhãn từ loại . . . . . . . . . . . . . . . . . . 253.3 Đề xuất mô hình gán nhãn từ loại cho tiếng Việt . . . . . . . . . . . . . . 263.3.1 Gán nhãn từ loại dựa vào thông tin từ . . . . . . . . . . . . . . . . 273.3.2 Gán nhãn từ loại dựa vào hình vị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 293.4 Đánh giá kết quả gán nhãn từ loại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 304 MỘT MÔ HÌNH TÍCH HỢP TÁCH TỪ VÀ GÁN NHÃN TỪ LOẠITIẾNG VIỆT 324.1 Các mô hình tích hợp cho tiếng Trung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 324.2 Lựa chọn mô hình tích hợp cho tiếng Việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . 344.3 Xây dựng mô hình và tiến hành thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . 354.3.1 Features . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 354.3.2 Giải mã . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 354.3.3 Kết quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 364.4 Thảo luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36A Chú giải tập từ loại vnPOS 44viDanh sách hình vẽ2.1 Mô hình tách từ sử dụng N-gram. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112.2 Các mô hình liên quan cần để trích các đặc trưng. . . . . . . . . . . . . . . 122.3 Biểu đồ độ đo F1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 183.1 Giao diện công cụ trợ giúp gán nhãn vnPOS. . . . . . . . . . . . . . . . . . 233.2 Kiến trúc gán nhãn từ loại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 264.1 Kiến trúc tích hợp tách từ và gán nhãn từ loại tiếng Việt. . . . . . . . . . 34viiDanh sách bảng1 Bảng thuật ngữ Anh - Việt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ix2.1 Bảng tập đặc trưng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132.2 Ví dụ tập đặc trưng 1 (FS1) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132.3 Ví dụ một câu được tách từ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 152.4 Kết quả đánh giá hiệu quả của đặc trưng dựa vào từ điển . . . . . . . . . . 162.5 Kết quả đánh giá hiệu quả của đặc trưng dựa vào NER . . . . . . . . . . . 162.6 Kết quả thực nghiệm khi bỏ đi lần lượt từng tập đặc trưng. . . . . . . . . 172.7 Kết quả thực nghiệm sử dụng từng loại đặc trưng riêng. . . . . . . . . . . 173.1 Tập thẻ vnPOSTag của từ loại tiếng việt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 223.2 Kết quả gán nhãn từ loại dựa vào thông tin mức từ. . . . . . . . . . . . . . 293.3 Kết quả gán nhãn từ loại dựa vào thông tin hình vị. . . . . . . . . . . . . . 304.1 Một ví dụ ouput của mô hình tích hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 354.2 Kết quả thực nghiệm tích hợp tách từ và gán nhãn từ loại. . . . . . . . . . 36viiiMột số thuật ngữ tiếng Anh - ViệtBảng 1: Bảng thuật ngữ Anh - Việt.STT Thuật ngữ tiếng Anh Viết tắt Thuật ngữ tiếng Việt1 Natural Language Processing NLP Xử lý ngôn ngữ tự nhiên2 Word Segmentation WS Tách từ3 Part of speech tagging POS tagging Gán nhãn từ loại4 Maximum Entropy Model MEM Mô hình entropy cực đại5 Named Entity Recognition NER Nhận dạng thực thể6 Hidden Markov Model HMM Mô hình Markov ẩn7 Maximal Matching MM Phù hợp tốt nhất8 Longest Matching LM Phù hợp dài nhấtixiiiMỞ ĐẦUTách từ (word segmentation) và gán nhãn từ loại( part-of-speech tagging – POStagging) là hai bài toán đặc biệt quan trọng trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Tuy nhiên,các nghiên cứu tại Việt Nam về hai vấn đề này vẫn còn ở giai đoạn ban đầu. Do đó, nhucầu là rất lớn cả về cơ sở khoa học và xây dựng công cụ thực hiện sẵn dùng. Xét về mặtngôn ngữ, các cách tách từ khác nhau dẫn đến các cách gán nhãn từ loại khác nhau vàngược lại thông tin về các qui tắc đi kèm nhau của các từ loại có thể ảnh hướng tới việctách từ. Đây có thể là cơ sở cho một mô hình chung của hai quá trình này. Vì thế, trongluận văn này chúng tôi nghiên cứu “Mô hình tách từ, gán nhãn từ loại và hướngtiếp cận tích hợp cho tiếng Việt”. Đóng góp của luận văn là việc tìm hiểu, nghiêncứu và đề xuất mô hình thực hiện tách từ, gán nhãn từ loại tiếng Việt; xây dựng công cụthực hiện liên quan; bên cạnh đó để huấn luyện và kiểm thử mô hình chúng tôi cũng tiếnhành xây dựng một corpus tiếng Việt về gán nhãn từ loại xấp xỉ 8000 câu. Luận văn cũngtiến hành thực nghiệm một hướng tiếp cận tích hợp cho hai bài toán này. Các nghiên cứutrình bày trong luận văn sẽ đặc biệt hữu ích cho các nghiên cứu ở mức cao hơn như dịchmáy, tóm tắt văn bản, phân tích cú pháp Cấu trúc của luận văn được trình bày như sau:• Chương 1: Khái quát về tách từ và gán nhãn từ loại tiếng Việt : Trongchương này, luận văn giới thiệu hai bài toán cơ bản trong xử lý ngôn ngữ tự nhiênlà bài toán tách từ và bài toán gán nhãn từ loại tiếng Việt, các hướng tiếp cận chomỗi bài toán và tình hình nghiên cứu chung ở Việt Nam cũng như trên thế giới.Chương 1 cũng trình bày các hướng tiếp cận tích hợp hai bài toán này để nâng caohiệu quả của cả hai mô hình đã được áp dụng thành công cho tiếng Trung.• Chương 2: Một mô hình tách từ tiếng Việt : Chương này nghiên cứu và đềxuất một mô hình cho bài toán tách từ tiếng Việt tận dụng thông tin tri thức từnhiều nguồn khác nhau nhằm tăng độ chính xác của bộ tách từ.• Chương 3: Một mô hình gán nhãn từ loại tiếng Việt: Chương này nghiêncứu và đề xuất mô hình gán nhãn từ loại tiếng Việt, các công việc mà luận văniiiivđã tiến hành nhằm xây dựng một mô hình gán nhãn từ loại hiệu quả như thiếtkế corpus gán nhãn từ loại, đề xuất mô hình sử dụng Maximum Entropy Model(MEM) và thiết kế các tập đặc trưng khác nhau để tìm ra các đặc trưng hữu íchcho tiếng Việt.• Chương 4: Một mô hình tích hợp tách từ và gán nhãn từ loại tiếng Việt:Từ các nghiên cứu đã trình bày trong chương 2, chương 3 và đặc điểm tiếng Việt,chương 4 trình bày một mô hình tích hợp hai bài toán đó áp dụng cho tiếng Việt.• Kết luận: Phần này tóm tắt lại nội dung của luận văn và những đóng góp chínhmà luận văn đã thực hiện.• Phụ lục A: Chú giải tập từ loại vnPOS : Mô tả cụ thể để giải thích thêm tậpnhãn từ loại mà luận văn đề xuất phục vụ xây dựng corpus gán nhãn từ loại tiếngViệt.ivChương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÁCH TỪ VÀGÁN NHÃN TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT1.1 Khái quát về tách từ tiếng ViệtTiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình, các ký tự dựa trên hệ chữ cáiLatin. Cũng giống một số tiếng khác như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn thì từ trongtiếng Việt không được xác định bởi khoảng trắng. Một từ tiếng Việt có thể được tạo bởimột hoặc nhiều hình vị và mỗi hình vị phân tách nhau bởi các khoảng trắng. Từ là đơnvị cơ bản để phân tích cấu trúc của ngôn ngữ, do vậy để tiến tới những ứng dụng xa hơnvề xử lý ngôn ngữ tiếng Việt như gán nhãn chức năng từ loại, phân tích cú pháp thì việcđầu tiên ta phải giải quyết bài toán tách từ.Các nhà nghiên cứu đã đề xuất một số hướng tiếp cận để giải bài toán tách từ[11, 14, 16, 20, 23, 25, 27] . Nhìn chung, các hướng tiếp cận đó được chia thành 2 loại:tiếp cận dựa trên từ điển và tiếp cận dựa trên thống kê. Hai phương pháp tiêu biểu củahướng tiếp cận dựa vào từ điển là Longest Matching và Maximal Matching. Hầu hếtnhững nghiên cứu ban đầu về tách từ đều dựa trên cách tiếp cận này như trong [25, 29].Hướng tiếp cận này có đặc điểm là đơn giản, dễ hiểu tuy nhiên hiệu quả mang lại khôngcao. Lý do là bởi nó không xử lý được rất nhiều trường hợp nhập nhằng cũng như khôngcó khả năng phát hiện từ mới trong văn bản. Chính vì vậy mà các hệ thống tách từ cóchất lượng cao hiện nay thường sử dụng hướng tiếp cận dựa trên thống kê. Ví dụ, đối vớitiếng Trung thì có các nghiên cứu liên quan [14, 27], tiếng Thái [25], cũng như tiếng Việt[12, 23]. Cụ thể, đối với tiếng Việt thì tác giả Lê An Hà[16] đã xây dựng corpus xấp xỉ 10triệu hình vị và sử dụng thông tin N-gram để tối ưu tổng các xác suất tách cho mỗi phâncụm (chunk). Kết quả thực nghiệm tuy không cao nhưng cũng đã cho thấy N-gram sẽ trởnên hữu ích nếu ta biết cách sử dụng thông tin này khi liên kết với các nguồn thông tinkhác. Hiện nay, rất nhiều hệ thống tách từ phổ biến sử dụng hướng tiếp cận lai. Ví dụ,nhóm tác giả Cẩm Tú [23] đã nghiên cứu ứng dụng các mô hình CRF và SVM để tách12từ tiếng Việt. Hoặc như nhóm tác giả Đinh Điền [12] đã sử dụng mô hình MEM sử dụnggiải thuật tối ưu GIS để huấn luyện bộ tách trên corpus gán nhãn. Trong nghiên cứu đó,tác giả đã phân tách hai quá trình nhận dạng từ mới (unknown word recognition) và táchtừ đã biết (known word segmentation) như hai tiến trình độc lập nhau. Tuy nhiên, nhiềunghiên cứu đã cho thấy rằng hai tiến trình này nên được tiến hành đồng thời để nângcao độ chính xác. Một ví dụ điển hình của hướng tiếp cận như vậy cho tiếng Trung đượcJ.Gao đề cập trong [14].Trong các phương pháp lai, các tác giả đã tận dụng thông tin từ điển và một sốthông tin khác nhằm phát hiện tên thực thể. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu đó đềuchưa quan tâm thích đáng tới việc đánh giá ảnh hưởng của từng nguồn tri thức và đặcbiệt là chưa có những nghiên cứu để phát hiện từ mới (không chỉ là tên thực thể và cácdạng factoid). Nghiên cứu các phương pháp phát hiện từ mới ta thấy thông tin Ngramđóng vai trò hữu ích giúp ta phát hiện từ mới khi mà corpus thống kê đủ lớn và xác địnhđược độ đo phù hợp. Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để tận dụng được tất cả các nguồntri thức đó. Đây cũng chính là động lực cho luận văn này.1.2 Khái quát về gán nhãn từ loại - POS tagging1.2.1 Giới thiệu về bài toán gán nhãn từ loạiGãn nhãn từ loại là một công việc quan trọng và bắt buộc phải có đối với hầu hết cácứng dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Công việc gán nhãn từ loại cho một văn bản là xácđịnh từ loại của mỗi từ trong phạm vi văn bản đó, tức là phân loại các từ vào các lớp từloại của ngôn ngữ đó:• Input: Một chuỗi các từ và tập nhãn từ loại (Ví dụ đối với tiếng Anh: “Book thatflight.”, và tập thẻ Penn Treebank)• Output: Một nhãn tốt nhất cho từng từ trong câu (Ví dụ: Book/VB that/DTflight/NN ./.)Quá trình gán nhãn từ loại có thể chia làm 3 bước như sau:1. Giai đoạn tiền xử lý: Phân tách xâu ký tự thành chuỗi các từ. Giai đoạn nàycó thể đơn giản hay phức tạp tuỳ theo ngôn ngữ và quan niệm về đơn vị từ vựng.23Chẳng hạn đối với tiếng Anh hay tiếng Pháp, việc phân tách từ phần lớn là dựa vàocác ký hiệu trắng. Tuy nhiên vẫn có những từ ghép hay những cụm từ gây tranhcãi về cách xử lý. Trong khi đó với tiếng Việt thì dấu trắng càng không phải là dấuhiệu để xác định ranh giới các đơn vị từ vựng do tần số xuất hiện từ ghép rất cao.2. Khởi tạo gán nhãn: Tức là tìm cho mỗi từ tập tất cả các nhãn từ loại mà nó cóthể có. Tập nhãn này có thể thu được từ cơ sở dữ liệu từ điển hoặc kho ngữ liệuđã gán nhãn bằng tay. Đối với một từ mới chưa xuất hiện trong cơ sở ngữ liệu thìcó thể dùng một nhãn ngầm định hoặc gắn cho nó tập tất cả các nhãn. Trong cácngôn ngữ biến đổi hình thái người ta cũng dựa vào hình thái từ để đoán nhận lớptừ loại tương ứng của từ đang xét.3. Quyết định kết quả gán nhãn: Đó là giai đoạn loại bỏ nhập nhằng, tức là lựachọn cho mỗi từ một nhãn phù hợp nhất với ngữ cảnh trong tập nhãn khởi tạo nóitrên. Có nhiều phương pháp để thực hiện việc này, trong đó người ta phân biệt chủyếu các phương pháp dựa vào quy tắc ngữ pháp mà đại diện nổi bật là phương phápBrill và các phương pháp xác suất. Ngoài ra còn có các hệ thống sử dụng mạngnơ-ron, các hệ thống lai sử dụng kết hợp tính toán xác suất và ràng buộc ngữ pháp,gán nhãn nhiều tầng, Việc gán nhãn từ loại đã được quan tâm từ rất sớm, cùng với nó là sự xuất hiệncủa rất nhiều phương pháp giải quyết. Tới nay, các phương pháp mới vẫn đang tiếp tụcđược nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa các kết quả đã đạt được.Hiện nay, bài toán gán nhãn từ loại cho tiếng Anh đã được giải quyết khá tốt, đạtđộ chính xác khá cao tầm 97% [15]. Bên cạnh việc hoàn thiện hơn nữa các bộ gán nhãnđã có, ngày càng nhiều bộ gán nhãn mới ra đời, đem lại kết quả gần như tối ưu. Tuynhiên, đối với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là các ngôn ngữ tượng hình (như tiếng TrungQuốc, Nhật, Hàn Quốc ), các ngôn ngữ của Ấn Độ, Thái Lan, A Rập, Nga cũng như đốivới tiếng Việt thì bài toán gán nhãn từ loại vẫn còn là một thách thức lớn. Các phươngpháp và công cụ đã được xây dựng gần như hoàn thiện cho Tiếng Anh khi đem áp dụngcho các ngôn ngữ khác loại trên thường đưa lại kết quả thấp [17]. Như vậy, yêu cầu đặtra với từng ngôn ngữ là phải kế thừa, tận dụng được các phương pháp sẵn có, tiến hànhhiệu chỉnh hoặc đề xuất ra các hướng tiếp cận mới sao cho phù hợp với các đặc điểm riêngbiệt của từng ngôn ngữ.341.2.2 Các hướng tiếp cận bài toán POS taggingTheo [18], hầu hết các thuật toán gán nhãn từ loại rơi vào một trong hai lớp: gán nhãndựa trên luật (rule-based taggers) hoặc bộ gán nhãn xác suất (stochastic taggers).Các bộ gán nhãn dựa trên luật thường liên quan tới một cơ sở dữ liệu lớn các luậtđược viết bằng tay. Ví dụ một từ nhập nhằng đang xét có xu hướng là một danh từ hơnlà một động từ nếu nó đi sau một từ chỉ định. Phần tiếp sau sẽ mô tả một bộ gán nhãndựa trên luật mẫu, ENGTWOL, dựa trên kiến trúc cú pháp ràng buộc của Karlson năm1995.Bộ gán nhãn xác suất thường giải quyết nhập nhằng bằng cách sử dụng một corpushuấn luyện để tính toán xác suất của một từ cho sẵn sẽ được gán một thẻ nào đó trongngữ cảnh cho trước. Phần sau sẽ mô tả một bộ gán nhãn HMM (HMM Tagger), hay cònđược gọi là Maximum Likelihood Tagger cũng dựa trên mô hình Markov ẩn.Ngoài ra còn có các hướng tiếp cận khác gồm bộ gán nhãn dựa trên chuyển đổitransformation-based tagger hoặc bộ gán nhãn Brill (Brill tagger). Bộ gán nhãn Brill sẽsử dụng các đặc tính của cả 2 kiến trúc gán nhãn trên. Giống như bộ gán nhãn dựa trênluật, nó dựa vào luật để xác định khi một từ nhập nhằng thì nó có khả năng là một thẻnào nhất. Giống như bộ gán nhãn xác suất, nó có một thành phần học máy để tạo racác luật một cách tự động từ một corpus huấn luyện đã được gán nhãn trước. Tuy nhiên,trong phạm vi luận văn này chúng tôi không trình bày cụ thể việc nghiên cứu 2 phươngpháp này (xem thêm trong [18]).Gán nhãn chức năng cú pháp dựa trên luậtCác thuật toán ban đầu về gán nhãn tự động từ loại thường gồm hai giai đoạn. Giai đoạnmột nó sử dụng một từ điển để gán cho mỗi từ một danh sách các từ loại có thể có. Giaiđoạn 2 nó sử dụng một danh sách gồm tập các luật không có nhập nhằng thường đượcsoạn bằng tay để gán cho mỗi từ chỉ một từ loại phù hợp nhất.Một bộ gán nhãn điển hình theo tiếp cận này cho tiếng Anh là bộ gán nhãn EN-GTWOL[19]. Giai đoạn 1 sử dụng bộ phân tích hình vị 2 mức, và giai đoạn 2 dựa vào∼1100 luật soạn bằng tay để loại bỏ nhập nhằng của từ.Ví dụ, ta có câu đầu vào là: He had a book. Sau bước 1 thì phân tích đầu ra là:• he he/pronoun45• had have/verbpast have/auxliarypast• a a/article• book book/noun book/verbTrong bước hai, nó sử dụng hai luật sau trong tập luật mà ENGTWOL có để loạibỏ các thẻ còn nhập nhằng cho từ để tìm chuỗi phù hợp nhất:Luật 1: Nếu (thẻ liền trước là một mạo từ) thì loại bỏ tất cả các thẻ động từLuật 2: Nếu (thẻ tiếp theo là một động từ) thì loại bỏ tất cả các thẻ động từCuối cùng chuỗi thẻ áp dụng phương pháp này là :He//pronoun had//verbpast a//article book//noun .//.Gán nhãn từ loại theo tiếp cận xác suấtPhần này trình bày một bộ gán nhãn xác suất điển hình sử dụng mô hình Markov ẩn.Thuật toán này lựa chọn chuỗi nhãn tốt nhất cho toàn bộ câu. Và thông thường người tahay sử dụng thuật toán Viterbi để tìm chuỗi thẻ tốt nhất đó. Giả sử với câu đầu vào làW ta cần tìm một chuỗi thẻ T=t1, , tnthỏa mãn công thức 1.1:T = argmaxT ∈τP (T |W ) (1.1)Sử dụng luật Bayes, P(T|W) được viết theo công thức 1.2P (T |W ) =P (T )P (W |T )P (W )(1.2)Ta đang quan tâm tới tìm chuỗi thẻ phù hợp nhất làm cực đại công thức 1.2 nênmẫu số trong tất cả các trường hợp là giống nhau. Do vậy, bài toán trở thành tìm chuỗithẻ thỏa mãn công thức 1.3T = argmaxT ∈τP (T )P (W |T ) (1.3)Áp dụng luật chuỗi xác suất ta có công thức 1.4:P (T )P (W |T ) =ni=1P (wi|w1t1 wi−1ti−1ti)P (ti|w1t1 wi−1ti−1) (1.4)56Vẫn không có phương pháp hiệu quả để tính toán xác xuất của chuỗi này một cáchchính xác, nó yêu cầu quá nhiều dữ liệu. Tuy nhiên, xác suất có thể được xấp xỉ bởi mộtxác suất đơn giản hơn bằng cách áp dụng các giả thuyết độc lập điều kiện. Mặc dù cácgiả thuyết này là không đúng nhưng trong thực hành thì việc đánh giá đó là vẫn hợp lý.Ở đây, ta sử dụng giả thiết N-gram để mô hình hóa xác suất chuỗi từ. Cụ thể ta dùngmô hình phổ biến nhất là mô hình tri-gram. Đầu tiên, ta làm đơn giản hóa rằng xác suấtcủa một từ thì chỉ phụ thuộc vào thẻ của nó (xem công thức 1.5):P (wi|w1t1 wi−1ti−1ti) = P (wi|ti) (1.5)Tiếp đến, ta giả thiết rằng các thẻ phía trước có thể được xấp xỉ bởi 2 thẻ gần nónhất (xem công thức 1.6):P (ti|w1t1 wi−1ti−1) = P (ti|ti−2ti−1) (1.6)Vì vậy cuối cùng ta lựa chọn chuỗi thẻ làm cực đại công thức 1.7:P (t1)P (t2|t1)ni=3P (ti|ti−2ti−1)[ni=1P (wi|ti)] (1.7)Các thành phần thừa số trong công thức 1.7 có thể được tính toán từ corpus huấnluyện của mô hình. Chú ý rằng để có thể tránh xác suất bằng 0 ta cần sử dụng các kỹthuật làm trơn.1.2.3 Các nghiên cứu gán nhãn từ loại cho tiếng ViệtĐối với tiếng Anh thì bài toán này đạt độ chính xác rất cao lên tới >96% [6]. Tuy nhiên,đối với các văn bản Việt ngữ, việc gán nhãn từ loại có nhiều khó khăn, đặc biệt là bảnthân việc phân loại từ tiếng Việt cho đến nay vẫn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi, chưacó một chuẩn mực thống nhất.Hiện nay đã có một số nghiên cứu gán nhãn từ loại tiếng Việt đạt được những kếtquả nhất định. Điển hình là bộ gán nhãn từ loại xác suất của nhóm tác giả Nguyễn ThịMinh Huyền [2]. Nhóm tác giả đã sửa đổi phần mềm QTAG để thích nghi với việc thaotác trên văn bản tiếng Việt, cũng như cho phép sử dụng từ điển từ vựng có thông tin từloại bên cạnh việc sử dụng kho văn bản đã gán nhãn. Ý tưởng của phương pháp là xác67định phân bố xác suất trong không gian kết hợp giữa dãy các từ Sw và dãy các nhãntừ loại St. Sau khi đã có phân bố xác suất này, bài toán loại bỏ nhập nhằng từ loại chomột dãy các từ được đưa về bài toán lựa chọn một dãy từ loại sao cho xác suất điều kiệnP(St|Sw) đạt giá trị lớn nhất. Kết quả thử nghiệm trên corpus do nhóm tiến hành xâydựng cho thấy: Tập mẫu đã xây dựng đạt tới độ chính xác ∼94% đối với bộ nhãn gồm 9nhãn từ vựng và 10 nhãn cho các loại kí hiệu, trong khi với bộ nhãn thứ hai chỉ đạt tới∼85% gồm 48 nhãn từ vựng và 10 nhãn cho các loại kí hiệu. Nếu không dùng đến từ điểntừ vựng (chỉ sử dụng kho văn bản đã gán nhãn mẫu) thì các kết quả chỉ đạt được tươngứng là ∼80% và ∼60%.Các nhà nghiên cứu còn thực hiện gán nhãn từ loại bằng cách sử dụng kho ngữ liệusong ngữ Anh-Việt [13]. Các hướng tiếp cận này có ưu điểm là tận dụng được các côngcụ đã phát triển gần như hoàn thiện dùng cho tiếng Anh tuy nhiên nhược điểm của nólà: Do sự khác nhau về hình thái giữa tiếng Anh và tiếng Việt nên phép chiếu trực tiếpkhông đơn giản là phép chiếu 1-1 mà thường là phép chiếu phức tạp m-n. Sự khác nhauvề cơ bản giữa hai ngôn ngữ này là nguyên nhân của không ít nhập nhằng cần phải giảiquyết, nó còn có thể tiềm tàng nhiều trường hợp chưa được đề cập tới.Ngoài ra, còn có hướng tiếp cận khác đó là của nhóm tác giả Nguyễn Quang Châu[3]. Trong [3] trình bày một hướng tiếp cận cho bài toán gán nhãn từ loại trong văn bảntiếng Việt trên cơ sở vận dụng các mô hình thống kê dựa vào kho ngữ liệu, từ điển, cúpháp và ngữ cảnh. Cụ thể, nhóm tác giả trình bày một phương pháp tiếp cận để giảiquyết bài toán gán nhãn từ loại tự động là kết hợp tính toán xác suất và các đặc thù ràngbuộc ngữ pháp cũng như văn phong cho các văn bản tiếng Việt. Tuy những kết quả banđầu có độ chính xác chưa thật cao, nhưng chúng cũng đặt nền tảng cho các nghiên cứutiếp theo.1.3 Vấn đề tích hợp tách từ và gán nhãn từ loạiNhiều nghiên cứu cho tiếng Trung đã chứng minh rằng hai bài toán tách từ và gán nhãn từloại có liên quan tới nhau và ảnh hướng tới chất lượng của một hệ chung [9, 10, 22, 26, 30].Bài toán tách từ cần sự trợ giúp của các xử lý ngôn ngữ mức cao hơn để loại bỏ một sốtrường hợp nhập nhằng và ngược lại thông tin về từ loại và các qui tắc đi kèm của chúngtrợ giúp tách từ chính xác đối với một câu cho trước.78Ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào về tích hợp hai bài toán rấtquan trọng trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên là bài toán tách từ và bài toán gán nhãntừ loại tiếng Việt. Các nghiên cứu này chủ yếu mới có nghiên cứu cho tiếng Trung như[21, 22, 30]. Ý tưởng của phương pháp tích hợp là có thể kết hợp hai tiến trình lại vớinhau nhằm nâng cao hiệu quả của chúng. Các hướng tích hợp có thể chia làm 2 loại: Mộtlà loại tích hợp giả pseudo-integration và một loại là tích hợp thực sự true-integration.Hướng tích hợp giả: [10] mô tả một phương pháp gồm 3 bước chính:1. Tạo ra N chuỗi tách từ tốt nhất(N-best word sequences) đối với một câu cho sẵn.2. Thực hiện gán nhãn từ loại cho mỗi chuỗi từ đó, sau đó chọn ra N chuỗi thẻ từ loạitốt nhất tương ứng.3. Sử dụng đánh giá có trọng số của (1) và (2) để chọn giải pháp tách từ và gán nhãntừ loại tốt nhất cho câu đầu vào đó.Trong hệ thống này, việc giải mã cho tách từ và gán nhãn từ loại vẫn được thực hiệnriêng rẽ, và sự suy luận chính xác cho cả hai là điều có thể. Tuy nhiên, sự tương tác giữathông tin từ loại và tách từ bị hạn chế bởi reranking: Thông tin từ loại được sử dụng đểcải tiến chất lượng tách từ đối với chỉ N tách từ tốt nhất cho một câu đầu vào.Một hướng tiếp cận tích hợp thực sự được Shi và Wang trình bày trong [26]. Trong[26] các tác giả đề xuất một phương pháp dựa trên CRFs hai tầng sử dụng giải mã đồngthời tách từ và gán nhãn từ loại. Trong phương pháp này, tác giả mô hình bài toán táchtừ và gán nhãn bằng một CRFs hai tầng. Lúc giải mã, đầu tiên thực hiện giải mã riêngở mỗi tầng. Sau đó, một khung xác suất được xây dựng để tìm ra giải mã kết hợp tốtnhất cho cả hai bài toán. Còn khi huấn luyện, tác giả huấn luyện một lần các CRF riêngđó cho hai bài toán, đối với phạm vi ứng dụng này thì huấn luyện đồng thời sẽ tốn cônghơn. Kết quả đánh giá tách từ và gán nhãn từ loại thu được kết quả state-of-the-art trêncả tập PCT và First SIGHAN Bakeoff datasets [26]. Trong cả hai bài toán, phương phápđề xuất cải tiến so với phương pháp baseline không thực hiện giải mã đồng thời.8Chương 2. MỘT MÔ HÌNH TÁCH TỪTIẾNG VIỆTTrong luận văn này, chúng tôi chọn mô hình Maximum Entropy [8] làm phương pháp họcmáy trong đó các đặc trưng của mô hình được lựa chọn dựa trên những nghiên cứu vềtri thức của các mô hình khác và các đặc điểm của ngôn ngữ tiếng Việt. Cụ thể, chúngtôi sử dụng thông tin có được từ ba nguồn là mô hình tách từ dựa vào từ điển, mô hìnhN-gram và mô hình nhận dạng thực thể. Chúng tôi cũng làm những thực nghiệm để đánhgiá tính hiệu quả của hệ thống dựa trên tập dữ liệu đã gán nhãn. Bên cạnh đó, chúng tôiđánh giá ảnh hưởng của từng nguồn tri thức đó đối với mô hình cuối cùng.Trong thực nghiệm, chúng tôi lấy phương pháp Longest Matching làm mô hình cơsở (baseline) để so sánh.2.1 Các mô hình liên quan2.1.1 Mô hình dựa vào từ điểnHai phương pháp kinh điển của hướng tiếp cận dựa trên từ điển là: Longest Matching(LM) và Maximal Matching (MM).Phương pháp LM duyệt câu đầu vào tuần tự từ trái qua phải và chọn từ dài nhấtnếu từ đó có trong từ điển. Rõ ràng là phương pháp này rất đơn giản nhưng bị phânlớp sai trong nhiều trường hợp nhập nhằng. Ví dụ câu “Đó là cách để truyền thông tin”,nếu áp dụng phương pháp LM thì câu này sẽ bị phân tách sai thành “Đó là cách đểtruyền_thông tin”.Phương pháp MM sẽ tạo ra tất cả các cách tách từ có thể cho một câu bất kỳ, sauđó câu được tách từ đúng được chọn là câu chứa ít từ nhất. Giống như phương pháp trênphương pháp này cũng có yếu điểm là không thể đưa ra cách tách từ đúng trong trườnghợp nhiều kết quả tách từ lại chứa cùng một số lượng từ ít nhất. Ví dụ câu “Học sinh họcsinh học” có hai ứng cử là “Học_sinh học sinh_học” và “Học sinh_học sinh_học”. Trong910những trường hợp này, ta cần áp dụng các phương pháp học máy trên một cơ sở dữ liệulớn để xác định được cách tách từ đúng.2.1.2 Mô hình nhận dạng tên thực thể - Named Entity Recog-nitionBài toán nhận dạng tên thực thể là bài toán gán nhãn mỗi từ trong văn bản vào mộttrong các lớp được định nghĩa trước như tên người, tên địa danh, tên tổ chức, ngày tháng,số, tiền tệ, , hoặc là nhãn other (tức không phải là dạng thực thể). Một ví dụ là:“[PERSON Ông Nguyễn Hữu Minh] được đề cử chức tổng giám đốc của [ORG Công tyĐại Á] nhiệm kỳ [DTIME 2002-2006]."Nhiều phương pháp học máy đã được áp dụng thành công cho bài toán nhận dạngnày, trong đó các phương pháp chủ yếu dựa vào các đặc trưng ngôn ngữ và thông tin ngữcảnh của từ để xác định lớp cho mỗi từ. Ví dụ, Tri Tran Q. [24] đã nghiên cứu sử dụngSVM để giải bài toán này và kết quả đạt được là khả quan. Hoặc như J.Gao cùng đồngtác giả [14] đã đề xuất một khung toán học thực hành để vừa thực hiện tách các từ đãbiết cũng như phát hiện từ mới. Những nghiên cứu như vậy đã chỉ ra rằng bài toán nhậndạng thực thể có một mối liên hệ gần gũi với bài toán tách từ .2.1.3 Mô hình N-gramMô hình ngôn ngữ N-gram thể hiện khá tốt mối quan hệ ngữ cảnh của từ. Trong mô hìnhđó, mỗi từ được coi như phụ thuộc xác suất vào n-1 từ trước nó.P (W ) = P (w1w2 wn) =Ni=1P (wi|wi−n+1 wi−1). (2.1)Mô hình N-gram được ứng dụng để tách từ trong đó với mỗi câu thì cách tách tốtnhất theo mô hình này là cách tách có xác suất P(W) được tính theo công thức 2.1 là lớnnhất. Trong đó, các xuất suất về sự phụ thuộc của một từ vào n từ trước đó được thốngkê dựa trên một corpus đủ lớn. Tùy vào giả thiết về tính phụ thuộc mà ta có các mô hình2-gram hoặc 3-gram tương ứng.Phương pháp này là một trong những phương pháp thống kê chính để giải bài toántách từ khi không có thông tin từ điển và dữ liệu gán nhãn. Mô hình tách từ sử dụng1011N-gram được biểu diễn như hình bên dưới (hình 2.1).Hình 2.1: Mô hình tách từ sử dụng N-gram.Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi chúng ta phải xác định một độ đo tốt phùhợp với bài toán để đánh giá khả năng mỗi cụm hình vị có là một từ hay không? Có rấtnhiều độ đo có thể sử dụng như: Đơn giản chỉ sử dụng thông tin về tần suất xuất hiện củatừ, hoặc có thể sử dụng thông tin mutual information hoặc t-score, . . . Ví dụ, Maosongvà các đồng tác giả [27] đã sử dụng độ đo mutual information và t-scores và một số kỹthuật khác để xác định từ cho tiếng Trung và đã thu được kết quả khá cao (>90%). Đốivới tiếng Việt tác giả Lê An Hà[16] đơn giản sử dụng tần suất N-gram để tối ưu xác suấtcủa mỗi chunk. Kết quả thực nghiệm tuy không cao nhưng đã chứng tỏ rằng N-gram làmột phương pháp phù hợp có thể ứng dụng cho bài toán tách từ tiếng Việt nói riêng.2.2 Phân tích các mô hìnhHiệu quả của các phương pháp dựa trên từ điển như Longest Matching và MaximalMatching phụ thuộc phần lớn vào độ bao phủ của từ điển. Tuy nhiên, trên thực tế khôngtồn tại một từ điển hoàn thiện nào có khả năng bao phủ hết các mục từ của một ngônngữ bất kỳ bởi vì những từ mới luôn luôn xuất hiện. Theo thống kê, corpus SIGHAN’sPK có xấp xỉ 30% OOVs [14]. Corpus tiếng Việt mà chúng tôi chọn để đánh giá mô hìnhcũng chứa ∼11.6% OOVs[23]. Đây là những tỷ lệ khá cao.OOVs thường có hai loại: Một là các dạng tên thực thể hoặc dạng factoid; Hai lànhững từ mới không thuộc loại 1. Để nâng cao chất lượng tách từ thì các giải pháp cần1112kết hợp thông tin từ điển và các kỹ thuật để phát hiện từ mới. Xem xét dạng 1, chúngtôi thấy factoid có thể được nhận diện dễ dàng nhờ dùng biểu thức chính qui. Tuy nhiên,các NE không dễ nhận diện như vậy mà cần nghiên cứu các phương pháp phát hiện thựcthể và đặc điểm riêng của các NE tiếng Việt. Kết quả của những nghiên cứu này sẽ đượctrình bày rõ hơn trong phần lựa chọn đặc trưng để phát hiện NE sử dụng mô hình MEM.Còn các từ mới thuộc loại 2 thường là những thuật ngữ chuyên ngành, từ nước ngoàiđược Việt hóa, Với những từ này thì không có qui tắc riêng nào để phát hiện mà cáchthường được sử dụng nhất là thống kê tần suất. Nếu một cụm hình vị được dùng trênmột ngưỡng nào đó thì ta có thể coi đó là một từ. Do vậy, chúng tôi sẽ sử dụng thông tinN-gram để đánh giá khả năng một cụm hình vị có phải là từ hay không?.Từ những thông tin liên quan đó, chúng tôi trích đặc trưng cho mô hình MaximumEntropy Model để huấn luyện bộ phân lớp. Cụ thể các mô hình gồm: mô hình dựa trên từđiển, mô hình nhận diện thực thể, mô hình N-gram và một số nguồn dữ liệu khác (xembiểu diễn ở hình dưới đây).Hình 2.2: Các mô hình liên quan cần để trích các đặc trưng.2.3 Thiết kế tập đặc trưngDựa trên các phân tích ở trên, chúng tôi đưa ra thiết kế chi tiết các đặc trưng chia ra làm3 tập như sau:1213Bảng 2.1: Bảng tập đặc trưngSTT Mô hình Loại đặc trưng Chi tiết các đặc trưngFS1 Tách dựa vào từ điển Sự liên kết hình vị SC Mỗi SC có phải là entry từ điển?FS2NER modelTài nguyên khác Mỗi SC có phải là tên hợp lệ?- Dictionary In Location List?- Name List Is-Regular-Expression(0,0)- Location List Is-Initial-Capitalization(0,0)Is_All_Capitalization(0,0)Is_First_Observation(0,0)Is_Marks(0,0))Factoid Is_RegexFS3 Mô hình N-gram Thông tin N-gram logarit xác suất của 2-gram và 3-gramBảng 2.2: Ví dụ tập đặc trưng 1 (FS1)Syllable Features set 1 thoạiSC(-3,0) In_dictionary: 0SC(-2,0) In_dictionary: 0SC(-1,0) In_dictionary: 1SC(0,0) In_dictionary: 0 2.3.1 FS1: Đặc trưng trích từ mô hình tách từ dựa vào từ điểnKhác với các tiếp cận trước [11, 12, 23], thay vì sử dụng thông tin của các hình vị trướcvà sau hình vị hiện tại, chúng tôi chỉ sử dụng thông tin của các hình vị đứng trước. Đâycũng là ý tưởng tạo từ ứng cử trong phương pháp Longest Matching. Xét ví dụ câu “Thịtrường điện thoại di động đang rất nóng” , giả sử ta trích đặc trưng cho hình vị hiện tại“thoại” thì các đặc trưng thuộc tập FS1 gồm có các đặc trưng được mô tả trong bảng 2.2.2.3.2 FS2: Đặc trưng dựa vào mô hình nhận dạng tên thực thểNhư đã thảo luận ở phần trên, các dạng factoid sẽ được nhận biết nhờ sử dụng biểu thứcchính qui. Do đó, trong tập đặc trưng này sẽ có một đặc trưng isRegex để nhận biết cácdạng như ngày tháng, thời gian, tiền tệ, số, email, số điện thoại, fax và địa chỉ web. Đểnhận dạng tên người ta sẽ dựa vào một danh sách tên tiếng Việt gồm khoảng 21.000 tên[23]. Từ danh sách và đặc điểm tên tiếng Việt ta nhận thấy tên người hợp lệ thường tuântheo qui tắc:Tên người hợp lệ = Họ + Tên đệm + Tên1314Do vậy, dựa vào danh sách ta liệt kê 3 tập danh sách tương ứng gồm: danh sáchchứa các họ, danh sách chứa các loại tên đệm và danh sách các tên riêng. Và để nhận biếttên riêng thì tương ứng với mỗi cụm liên kết hình vị trong phần FS1, ta sẽ có thêm mộtđặc trưng tương ứng để kiểm tra xem cụm đó có phải là một tên hợp lệ trong tiếng Việthay không dựa vào qui tắc trên. Đặc trưng này cũng nhận giá trị:• 1 nếu SC tuân theo luật• 0 nếu ngược lạiMột dạng tên thực thể nữa được xét ở đây là tên địa danh hoặc tên của các côngty. Để phát hiện các thực thể thuộc loại này ta sẽ dựa vào một danh sách địa danh gồmkhoảng 800 tên. Tương ứng với mỗi liên kết hình vị ta sẽ có một đặc trưng nhận giá trị:• 1 nếu SC có trong danh sách địa danh• 0 nếu ngược lạiMột điểm cần lưu ý là: Các tên thực thể được xét thường có ký tự đầu tiên của mỗihình vị được viết hoa. Do đó, các hình vị ở đầu mỗi câu rất dễ bị nhầm với tên thực thể.Để tránh nhầm lẫn này ta cần thêm một đặc trưng nữa là Is_First_Observation(0,0)nhận giá trị 1 nếu hình vị này đứng đầu câu và 0 nếu ngược lại.2.3.3 FS3: Đặc trưng dựa vào mô hình N-gramCác mô hình tách từ dựa vào N-gram sử dụng xác suất của từng N-gram như một đơn vịthông tin cơ sở. Các xác suất này được tính dựa vào thống kê corpus lớn có độ bao phủhình vị và độ bao phủ từ đủ tin cậy. Khi sử dụng N-gram để tách từ tác giả Lê An Hà[16] đã xây dựng corpus ∼10 triệu hình vị, còn trong nghiên cứu này chúng tôi thu thậpcorpus xấp xỉ 14 triệu hình vị từ trang web wiki tại địa chỉ />Chúng tôi thống kê xác suất mức 2-gram và 3-gram. Do corpus chưa lớn lắm nên một sốcụm hình vị có tần suất xuất hiện nhỏ. Chính vì vậy, khi sử dụng thông tin xác suất cácN-gram này chúng tôi không sử dụng trực tiếp những xác suất đó mà sẽ ánh xạ chuyểnchúng về đoạn [0,1] theo các công thức 2.2 và 2.3.mi = Log(P (N − gram)) = Log(f) − Log(14000000). (2.2)1415Info(N − gram) = (1 −|mi + |max_N − gram|||min_N − gram|). (2.3)Theo thống kê từ corpus thô(∼14M-syllable Wiki), ta có:• P(2-gram) : min_2-gram ≈ −41, max_2-gram ≈ −8.00• P(3-gram) : min_3-gram ≈ −41, max_3-gram ≈ −10.002.4 Kết quả thực nghiệmMô hình được sử dụng là mô hình Maximum Entropy [6] với giải thuật tối ưu BLMVM[8] có hỗ trợ giá trị là số thực. Khi sử dụng mô hình này, bài toán tách từ tiếng Việt đượcchuyển về bài toán phân lớp trong đó mỗi hình vị sẽ được phân về một trong hai lớp làB_W (Begin of word) hoặc I_W (inner of word). Một ví dụ câu đã tách từ được chotrong bảng 2.3:Bảng 2.3: Ví dụ một câu được tách từThị trường chứng khoán đang đi xuốngB_W I_W B_W I_W B_W B_W B_WThe market stock being go downCông cụ MEM được dùng trong các thực nghiệm được lấy từ .s.u-tokyo.ac.jp/ tsuruoka/maxent/. Về corpus, chúng tôi thực nghiệm trên corpus được côngbố trong bài báo [23] tại địa chỉ hieuxuan/vnwordseg/data. Cor-pus dùng để thống kê thông tin N-gram được lấy từ trang wikipedia.2.4.1 Đánh giá các đặc trưng FS1 và FS2 so với các mô hìnhtrước đóCác nghiên cứu trước cũng thiết kế các đặc trưng dựa trên từ điển và mô hình NER, tuynhiên các đặc trưng được thiết kế ở đây khác so với các đề xuất trong [12][14]. Kết quảthực nghiệm dưới đây sẽ so sánh và đánh giá tính phù hợp của cách chọn đặc trưng này.Đối với cách xét thông tin dựa vào từ điển, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm vàkết quả cho thấy cách tiếp cận của mô hình này cho kết quả cao hơn cách tiếp cận trướcđó (xem bảng 2.4).1516Bảng 2.4: Kết quả đánh giá hiệu quả của đặc trưng dựa vào từ điểnSTT Đặc trưng dựa trên Precision Recall F1 measure1 Sử dụng cả hình vị trái và phải 94.03 93.64 93.842 Chỉ dùng hình vị bên trái 94.95 94.2 94.58Bảng 2.5: Kết quả đánh giá hiệu quả của đặc trưng dựa vào NERSTT Đặc trưng dựa trên Precision Recall F1 measure1 Tiếp cận cũ 94.92 94.22 94.572 Tiếp cận của luận văn 95.15 94.43 94.79Với các đặc trưng dựa vào NER, thay vì kiểm tra từng hình vị có trong danh sáchtên đệm, tên họ, tên hay không (như tiếp cận trình bày trong [23]), chúng tôi sẽ kiểm tratừng liên kết hình vị trong FS1 có phải là một tên hợp lệ? Kết quả thực nghiệm trongbảng 2.5 chứng minh đặc trưng này hiệu quả hơn hẳn. Lý do được giải thích là: Do tiếngViệt có đặc điểm là tên họ, tên đệm và tên riêng có thể trùng nhau nên khi sử dụng kiểmtra riêng rẽ như [23] thì sẽ gây nhầm lẫn và dẫn tới dự đoán sai.2.4.2 Đánh giá tầm quan trọng của từng tập thuộc tínhLuận văn cũng trình bày kết quả thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của từng tập đặc trưngtới hiệu quả tách từ cũng như chứng minh tính hiệu quả của mô hình cuối cùng. Để đánhgiá chúng tôi sử dụng 3 độ đo là: Độ chính xác, độ hồi tưởng và độ đo F1 trên 5-fold test.Các kết quả được chỉ ra trong bảng 2.6 và 2.7. Khi so sánh chúng tôi lấy phương phápLongest Matching làm cơ sở.Đánh giá tác động của từng thuộc tính tới mô hình cuối cùng chúng tôi thiết kế hailoại thực nghiệm sử dụng các liên kết đặc trưng khác nhau cho mô hình MEM. Trong loạiđầu tiên, ta sẽ lần lượt bỏ đi từng đặc trưng một với kết quả thực nghiệm cho trong bảng6. Loại thực nghiệm thứ 2 ta sẽ thực nghiệm với từng tập đặc trưng một và kết quả đượccho trong bảng 2.7.Nhìn vào kết quả thực nghiệm ta dễ nhận thấy rằng tập đặc trưng dựa trên từ điểncó ảnh hưởng lớn nhất: Nếu chỉ sử dụng từ điển thì độ đo F1 là 94.58%, còn nếu bỏ thôngtin từ điển đi thì kết quả là tệ nhất so với thực nghiệm bỏ đi mỗi đặc trưng khác (độ đoF1 là 87.5%). Điều này dễ giải thích bởi từ điển chứa một lượng từ khá ổn định và thôngtin từ là chuẩn xác. Đặc trưng có tầm quan trọng thứ 2 là các đặc trưng giúp phát hiện1617Bảng 2.6: Kết quả thực nghiệm khi bỏ đi lần lượt từng tập đặc trưng.STT Không dùng Phương pháp Precision Recall F11 - Longest Matching 81.07 87.97 84.522 Đặc trưng dựa vào từ điển MEM 96.99 77.1 87.053 Đặc trưng dựa vào NER MEM 97.21 89.88 93.554 Đặc trưng dựa vào N-gram MEM 95.15 94.43 94.795 MEM 96.71 93.89 95.30Bảng 2.7: Kết quả thực nghiệm sử dụng từng loại đặc trưng riêng.STT Chỉ sử dụng Phương pháp Precision Recall F11 - Longest Matching 81.07 87.97 84.522 Đặc trưng dựa vào từ điển MEM 94.95 94.2 94.583 Đặc trưng dựa vào NER MEM 90.89 91.74 91.324 Đặc trưng dựa vào N-gram MEM 97.98 60.5 79.245 Tất cả các đặc trưng MEM 96.71 93.89 95.30NEs (ta có F1 là 93.55% nếu bỏ đặc trưng này đi và F1 là 91.32% nếu chỉ sử dụng NEs).Đặc trưng có ảnh hưởng ít nhất là đặc trưng của mô hình N-gram.Khi các đặc trưng được kết hợp với nhau thì kết quả thu được là cao nhất: 95.30%độ đo F1. Điều đó chứng tỏ rằng các tri thức về ngôn ngữ và ngữ cảnh của từ được cungcấp càng nhiều thì chất lượng tách từ của giải pháp đề xuất càng chính xác. Một biểudiễn trực quan của độ đo F1 cho hai loại thực nghiệm được trình bày trong hình 2.3.2.5 Đánh giá kết quả tách từLuận văn trình bày một hướng tiếp cận mới cho bài toán tách từ tiếng Việt trong đómô hình được chọn là mô hình Maximum Entropy Model với giải thuật tối ưu BLMVMcó hỗ trợ giá trị thực. Luận văn đã kết hợp rất nhiều đặc trưng hữu ích từ các mô hìnhkhác gồm: Mô hình tách từ dựa vào từ điển, mô hình nhận dạng tên thực thể và mô hìnhN-gram. Khác với các tiếp cận trước [12, 23], luận văn nghiên cứu cách trích chọn đặctrưng hữu ích hơn từ các mô hình dựa vào từ điển và mô hình nhận dạng tên thực thể.Một điểm nữa khác với các nghiên cứu trước đó là chúng tôi dùng thêm thông tin N-gramđể nhằm phát hiện thêm các từ mới.Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng mô hình sử dụng cả 3 loại tập đặc trưng nói trênđã làm tăng đáng kể chất lượng tách từ (95.30% độ đo F1). Thực nghiệm cũng đánh giá17

Trích đoạn

  • Kết quả gán nhãn từ loại dựa vào thông tin hình vị
  • Một ví dụ ouput của mô hình tích hợp

Tài liệu liên quan

  • Ứng dụng một số mô hình đầu tư tài chính hiện đại vào thị trường chứng khoán việt nam Ứng dụng một số mô hình đầu tư tài chính hiện đại vào thị trường chứng khoán việt nam
    • 146
    • 1
    • 18
  • Luận văn:Mô tả tách từ, gán nhãn từ loại và hướng tiếp cận tích hợp cho tiếng Việt pot Luận văn:Mô tả tách từ, gán nhãn từ loại và hướng tiếp cận tích hợp cho tiếng Việt pot
    • 56
    • 573
    • 0
  • Báo cáo nghiên cứu khoa học Báo cáo nghiên cứu khoa học " LỄ NHẠC PHẬT GIÁO HUẾ: MỘT LOẠI HÌNH ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG ĐỘC ĐÁO VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN CHO DU KHÁCH " docx
    • 5
    • 535
    • 1
  • Ứng dụng mô hình mạng thần kinh nhân tạo trong dự báo kinh tế ­trường hợp thị trường chứng khoán việt nam Ứng dụng mô hình mạng thần kinh nhân tạo trong dự báo kinh tế ­trường hợp thị trường chứng khoán việt nam
    • 460
    • 1
    • 11
  • Mô hình tách từ, gán nhãn từ loại và hướng tiếp cận tích hợp cho tiếng Việt Mô hình tách từ, gán nhãn từ loại và hướng tiếp cận tích hợp cho tiếng Việt
    • 56
    • 972
    • 2
  • Tìm hiểu hoạt động mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học hiện đang sống tại làng Hữu Nghị Việt Nam (Xã Vân C161628 Tìm hiểu hoạt động mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học hiện đang sống tại làng Hữu Nghị Việt Nam (Xã Vân C161628
    • 141
    • 1
    • 3
  • TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÌNH KHÍ DẦU KHÍ VIỆT NAM TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÌNH KHÍ DẦU KHÍ VIỆT NAM
    • 39
    • 1
    • 6
  • Mô hình bệnh của bệnh nhân nội trú và khả năng đáp ứng mô hình bệnh tại Viện Sức khỏe tâm thần năm 2011 Mô hình bệnh của bệnh nhân nội trú và khả năng đáp ứng mô hình bệnh tại Viện Sức khỏe tâm thần năm 2011
    • 90
    • 367
    • 0
  • Tìm hiểu truyện lịch sử của tô hoài và hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa, phong tục ( khảo sát qua bộ ba tác phẩm đảo hoang, chuyện nỏ thần, nhà chủ) Tìm hiểu truyện lịch sử của tô hoài và hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa, phong tục ( khảo sát qua bộ ba tác phẩm đảo hoang, chuyện nỏ thần, nhà chủ)
    • 58
    • 825
    • 1
  • ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM BIỂN CỦA TỈNH CÀ MAU, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KĨ THUẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRỂN CHO CÁC LOẠI HÌNH NUÔI TÔM VÀ SẢN XUẤT GIỐNG TÍCH HỢP CHO TỈNH CÀ MAU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM BIỂN CỦA TỈNH CÀ MAU, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KĨ THUẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRỂN CHO CÁC LOẠI HÌNH NUÔI TÔM VÀ SẢN XUẤT GIỐNG TÍCH HỢP CHO TỈNH CÀ MAU
    • 47
    • 504
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(664.91 KB - 56 trang) - Mô hình tách từ, gán nhãn từ loại và hướng tiếp cận tích hợp cho tiếng Việt Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tách Từ N-gram