Mô Hình Trồng Chuối Xuất Khẩu Cho Hiệu Quả Kinh Tế "siêu Cao"
Có thể bạn quan tâm
Chuối tiêu không chỉ mang hương thơm, mùi vị ngon ngọt mà còn là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể của chúng ta và trở thành loại hoa quả sử dụng làm món ăn tráng miệng hàng ngày của nhiều gia đình. Hơn nữa việc trồng chuối xuất khẩu hiện nay đang khá phát triển.
Hiện nay, việc thực hiện mô hình trồng chuối xuất khẩu đã được rất nhiều người triển khai và thực hiện trên nhiều vùng miền.
Đến với bài viết hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn kỹ thuật trồng chuối xuất khẩu cũng như cách trồng, cách chăm sóc cây chuối nhé.
Canh tác các giống chuối để xuất khẩu
Hiện tại, trên thế giới có vô vàn loại chuối khác nhau, bởi chuối là giống cây trồng không kén đất, có thể sống khỏe mạnh trong điều kiện, độ pH nằm trong khoảng 4,5 đến 8, nhưng phù hợp nhất thì độ pH dao động từ 6 đến 7.
Tại Việt Nam chuối đã được trồng từ xa xưa với rất nhiều loại giống khác nhau như chuối Xiêm Đen, chuối Già Hương, chuối Xiêm Trắng, chuối Tiêu, chuối Cơm, chuối Cau, chuối Sứ, chuối Mật, chuối Sáp…
Trong những giống cây chuối được trồng với mục đích kinh doanh hiện tại thì giống chuối Già lùn Nam Mỹ được sản xuất theo phương pháp áp dụng nuôi cấy mô, rất nhiều trang trại, nhà vườn lớn lựa chọn.
Bởi chúng có điểm mạnh là cho người trồng thu hoạch tập trung, đạt năng suất cao, chất lượng quả ngon, được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng và mang lại kinh tế cao.
Loại Chuối Già Nam Mỹ nuôi cấy mô nằm trong Giống Chuối nhiệt đới, có tốc độ phát triển rất nhanh. Cây chuối sau khi trồng 7 đến 8 tháng thì bắt đầu trổ bông và từ 11 tới 12 tháng sẽ cho lứa thu hoạch trái chuối đầu tiên.
Đây là một loại Chuối mang lại năng suất khá cao, mà chúng ta lại không tốn nhiều công sức để thực hiện cách chăm sóc cho cây chuối.
Tuy nhiên, để cây chuối có thể sinh trưởng bền vững, đạt năng suất ổn định và cao thì kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cây chuối rất quan trọng. Hãy thực hiện theo đúng quy trình mà Fao hướng dẫn trồng chuối xuất khẩu nhé.
Kỹ thuật gieo trồng chuối xuất khẩu – cây Chuối già Nam Mỹ
Quy trình trồng chuối xuất khẩu Fao chia nhỏ thành 5 bước chính, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi bạn nắm được kỹ thuật trồng, cách trồng cây chuối.
1, Chuẩn bị đất trồng
Đất được sử dụng để trồng chuối Nam Mỹ phải có đủ độ tơi xốp, lớp đất dày, có độ phì nhiêu, mạch nước ngầm thấp, thuận tiện cho việc tưới tiêu, ánh sáng mặt trời chiếu vào cây chuối và không khí phải đầy đủ, tiện lợi cho việc vận chuyển.
Làm đất: Đầu tiên, bạn phải thu dọn toàn bộ lá khô và rác thải trên bề mặt đất trồng, sau đó xới tơi đất lên và cho phơi nắng. Khoảng thời gian phơi nắng phù hợp nhất từ 1 tháng rưỡi cho tới 2 tháng.
Sau khi phơi, tiếp tục thực hiện đào rãnh và xới đất giúp cho không khí được lưu thông dễ dàng hơn, hướng của rãnh có phương song song với hướng gió, chiều rộng của rãnh và bờ bao dao động trong khoảng 2,5 đến 2,7m.
Chiều rộng rãnh là 50 đến 60cm, độ sâu khoảng 50cm, chiều rộng và chiều sâu giữa hai đường rãnh phải phù hợp so với độ rộng hẹp, cho tới khi cây chuối nở hoa thì sử dụng làm hố bón phân.
Để có thể thu được sản lượng cao từ việc trồng chuối xuất khẩu, bắt buộc phải có đủ liều lượng phân bón. Phân bón chiếm 20% trong giai đoạn phát triển của cây chuối. Phân bón được sử dụng chủ yếu là phân hữu cơ như phân gà, bùn, phân heo bò, phải thêm vào phân lân và một chút vôi.
Bình thường, trước khi tiến hành trồng chuối xuất khẩu 15 ngày phải tiến hành đào hố, lưu ý rằng bạn cần đào hố ngay giữa bờ bao, khoảng cách mỗi hố tầm 2m, như vậy trên một hecta đất ta chó thể trồng được 2300 cho tới 2400 cây.
Kích thước cho mỗi hố là 60x60x60cm, chiều sâu của hố còn phụ thuộc vào độ cao thấp của mạch nước ngầm. Nếu mạch nước ngầm thấp, bạn cần phải đào hố sâu hơn, ngược lại nếu mạch nước ngầm cao, hố cần được đào cạn hơn.
2, Cách lựa chọn giống và cách thức gieo trồng chuối
Việc lựa chọn được giống chuối tốt sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc trồng chuối xuất khẩu cũng như đạt được năng suất cao, chất lượng chất khi thu hoạch.
Giống chuối Nam Mỹ là loại giống chuối cần được bồi dưỡng, đảm bảo độ thuần của giống. Thông thường giống chuối Nam Mỹ cần được kiểm định để không dính những mầm bệnh.
Phải chọn lựa ra 6 đến 8 lá non, tán lá khỏe, với độ cao của tán là 8 đến 10cm, có màu xanh tươi, không bị biến dạng cũng như không bị nhiễm sâu bệnh.
Trước khi bắt tay vào gieo trồng chuối xuất khẩu phải bón phân đầy đủ, tại mỗi hố bón một lượng 20 đến 25kg, sử dụng phân gia cầm, phân heo bò là tốt nhất để bón cho cây chuối, phân bón được trộn lẫn cùng đất trồng ở vị trí đáy hố, sau đó thêm 1 lớp đất dày khoảng 15cm ở phía trên.
Vì giống chuối được nuôi dưỡng thường xuyên nên rất nhỏ và non, rễ rất mảnh, mỏng manh, có khả năng xuyên thấu thấp, vì vậy đất trồng chuối xuất khẩu cần phải tơi xốp.
Cây chuối phát triển nhanh ở giai đoạn đầu, tùy theo tình hình phát triển, tới một thời kì nhất định, mầm sẽ nhú lên trên bề mặt đất. Trong khoảng thời gian làm đất, bạn hãy để dành một lượng đất nhỏ cho việc bồi đắp sau này.
[vPOST id=”4511″]
3, Cách thức bón phân cho chuối già Nam mỹ
Cây chuối là một loại cây có nhu cầu về chất dinh dưỡng khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố tác động rất lớn tới khả năng phát triển, năng suất chất lượng quả.
Lượng phân bón phù hợp để bón cho 1 cây chuối như sau: Đạm từ 100 đến 200g, lân từ 20 đến 40g, kali từ 300 tới 400g; tiến hành bón trước khi trồng chuối xuất khẩu.
Những loại phân sau khi bón xong cần phải vùi lấp để tránh tình trạng mất mát do quá trình oxy hóa. Phân bón thường được bón theo rãnh hay bón lót.
Có thể chia đều lượng phân thành ít đợt hơn, tuy nhiên cần chú ý tới khoảng thời gian sau thu hoạch, phân hóa hoa và giúp nuôi quả. Ngoài ra, còn có thể bổ sung cho cây những loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hay phun trực tiếp lên lá cùng với thuốc bảo vệ thực vật.
4, Tưới nước và loại bỏ các cây cỏ dại
Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu khi cây chuối còn nhỏ bạn nên tưới theo định kì 1 lần/ngày, thời gian về sau thì tưới theo tần suất 2 lần/ 1 tuần. Trong khi bón phân, bạn cần phải tưới nước để phân được tan ra thấm ngay vào đất.
Khoảng 1 đến 1,5 tháng/lần, làm sạch toàn bộ cỏ xung quanh gốc bán kính từ 0,5 đến 1m, bạn cần thực hện việc làm cỏ trước khi bón phân, không nên dùng thuốc hoá học để tiêu diệt cỏ.
5, Tỉa mầm để chồi non
Trên mỗi cây chuối mẹ chỉ nên để lại 2 đến 3 chồi con, những chồi còn lại nên tỉa bỏ, chọn lựa những chồi mọc khoẻ để giữ lại, cách gốc 1 khoảng 10 đến 20cm, có thời gian cách nhau khoảng bốn tháng, sau 4 tháng thì bạn để thêm 01 chồi nữa, nên lựa chọn những chồi xa gốc cây mẹ và tránh vị trí ở dưới buồng chuối.
Sau khi trồng chuối xuất khẩu được 7 tháng thì cây chuối bắt đầu trổ buồng, sau khi trổ xong hàng hoa cái thì thực hiện cắt bỏ bắp và chỉ chừa lại 8 đến 10 nải tuỳ theo sự phát triển của cây, nên thực hiện cắt bắp vào thời gian là buổi trưa để hạn chế sự mất đi nhựa của buồng.
Sau đó bạn cần bọc lại bằng túi vải màu trắng – Thông thường là 01 tháng sau khi cắt bắp thực hiện chống đỡ buồng chuối để tránh tình trạng bị đổ ngã.
[vPOST id=”4591″]
Thu hoạch chuối già lùn Nam mỹ
Chắc chắn đây là công đoạn được nhiều người mong chờ nhất trong suốt khoảng thời gian thực hiện kỹ thuật trồng chuối phải không nào. Tuy nhiên bạn đừng nên vội vã mà tiến hành thu hoạch sớm nhé, hãy dựa vào đặc điểm và thời gian từ khi trồng chuối rồi mới thu hoạch nhé.
Sau khi trồng chuối xuất khẩu khoảng thời gian là 7 tới 8 tháng thì chuối bắt đầu trổ buồng, cho tới 11 đến 12 tháng ta có thể bắt tay vào thu hoạch lứa đầu tiên, bạn nên thu hoạch bằng cách đốn cả cây chuối rồi cắt buồng, xẻ nải và vận chuyển tới nơi tiêu thụ.
Mỗi thao tác thu hoạch bạn cần phải thực hiện thật nhẹ nhàng, thu hoạch lúc chuối đã già, không để chuối chín mới tiến hành thu hoạch, vì như vậy nải chuối sẽ rất dễ bị hư và dập, mất đi thẩm mỹ và kinh tế bán ra thị trường.
Nhu vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về kỹ thuật trồng chuối xuất khẩu cũng như cách chắm sóc, mô hình trồng chuối xuất khẩu rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây chuối xanh tươi, đạt năng suất và kinh tế cao sau khi thu hoạch nhé. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Trồng Chuối Xuất Khẩu
-
Thăm Trang Trại Trồng Chuối Xuất Khẩu ở Long An | THDT - YouTube
-
Trồng Chuối Xuất Khẩu Trung Quốc, Trai Hà Nội Thu Về 100 Tỷ đồng
-
Hành Trình Xuất Khẩu Chuối Tiêu Hồng VietGAP | VTC16 - YouTube
-
Bất An Vụ Chuối Xuất Khẩu - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Cây Chuối Có Thể Mang Về Tỷ USD, Nếu Tận Dụng Tốt Mọi Phần
-
Lập Mã Vùng Trồng Chuối Hướng Tới Xuất Khẩu - Hànộimới
-
Phát Triển Vùng Trồng Chuối Hướng đến Xuất Khẩu - Hànộimới
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Chuối
-
Nông Dân Hà Văn Tú Làm Giàu Từ Trồng Chuối Xuất Khẩu
-
Mô Hình Trồng Chuối Già Nam Mỹ Xuất Khẩu đầu Tiên ở Huyện Long Hồ
-
Vùng đất Phèn Trở Thành điểm Sáng - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Chuối Xuất Khẩu Tăng Giá Gấp đôi - VnExpress Kinh Doanh
-
Nguyên Nhân Xuất Khẩu Chuối Của Việt Nam Sang Trung Quốc Tăng Vọt
-
Xuất Khẩu Chuối - CafeF