Mở Khẩu Hay Khép Khẩu? | @photochaybo
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã nghe những từ đó bao giờ chưa? Nếu là người chơi ảnh, dù mới hay lâu ít nhiều chắc bạn cũng đã có nghe, và cũng có thắc mắc, đại loại như :
- Thế nào là Mở khẩu, còn thế nào là Khép khẩu?
- Khi nào thì Mở khẩu, còn khi nào thì nên Khép khẩu?
Trong phạm vi bài viết ngắn này, tui xin giải đáp những thắc mắc đó và vài từ ngữ khác có liên quan đến khẩu.
Khẩu, là từ Hán Việt có nghĩa là Miệng, mà là miệng thì chắc là sẽ có khép có mở. Khẩu, trong nhiếp ảnh là nói tắt của Khẩu độ, trên máy ảnh và ống kính có kí hiệu là f (hay là độ mở… của ống kính), tiếng Tây kêu bằng Aperture, là 1 trong 3 yếu tố cơ bản làm nên một tấm ảnh (2 cái còn lại là Tốc độ chụp hay thời chụp và ISO hay độ nhạy sáng).
- Nói lòng vòng nãy giờ vẫn chưa đi vào vấn đề là Mở khẩu là gì và Khép khẩu là gì? Thực ra tự bản thân từ ngữ đã nói lên ý nghĩa của nó : mở khẩu tức là mở rộng “miệng ống kính” và cho nhiều ánh sáng vào máy ảnh hơn. Còn khép khẩu thì làm “miệng ống kính” bớt rộng lại, nghĩa là sẽ cho ít ánh sáng vào máy ảnh hơn. Nói một cách khó hiểu, trị số f tỉ lệ nghịch với lượng ánh sáng vào máy ảnh, f càng nhỏ thì lượng ánh sáng vào càng nhiều và ngược lại. Cho nên có thể hiểu, mở khẩu là làm nhỏ trị số f, và khép khẩu là làm lớn trị số f. Còn làm lớn hay nhỏ f bằng cách nào thì tùy thuộc vào dòng máy sẽ có các nút, phím tùy chỉnh khác nhau, cái này thì bạn xem HDSD của máy là ra.
- Vậy thì còn vấn đề khi nào chúng ta Khép khẩu và khi nào thì Mở khẩu. Đó là tùy thuộc vào đối tượng chụp và ý đồ chụp của ta. Ví dụ vài trường hợp như sau:
☆Mở khẩu :
- Khi trường hợp môi trường chụp thiếu sáng, cần nhiều ánh sáng vào máy ảnh hơn, mở lớn nhất có thể tùy ống kính, có thể là f2.8, f2 hay f1.4..
- Khi chụp chân dung, chỉ cần người mẫu (chủ thể) nét còn vùng trước và sau chủ thể thì mờ đi, thông thường là f2.8.
- Khi chụp close-up với ống Normal (tiêu cự 35 hoặc 50), thông thường để khẩu lớn nhất, tức là trị số f nhỏ nhất.
☆Khép khẩu
- Khi chụp phong cảnh, cần ảnh nét từ gần tới xa, thông thường để từ f8 đến f22 (hoặc f32 tùy ống kính)
- Khi chụp ảnh phơi sáng, cần hạn chế ánh sáng vào máy ảnh để thời gian chụp được lâu hơn, thông thường để từ f16 trở đi.
- Khi chụp close-up với ống tele, thông thường để f8.
- Những loại khẩu khác
Ngoài ra, có thể các bạn còn nghe thêm các từ khác liên quan tới khẩu, ví dụ như lẫy đá khẩu, lẫy gạt khẩu, vòng chỉnh khẩu (xem thêm phía dưới) hay khẩu phần, khẩu trang, khẩu súng, (những cái này thì không liên quan gì đến nhiếp ảnh, kkk). Lẫy đá khẩu (hay lẫy gạt khẩu) : như tên gọi có tác dụng diều chỉnh khẩu độ, khi lắp vào máy có ngàm phù hợp thì với các ống kính tự động, có thể chỉnh khẩu trên máy. Còn các ống kính đời cũ, ống dành cho máy phim thì không thể chỉnh khẩu trên máy được mà phải chỉnh bằng tay, thông qua Vòng chỉnh khẩu tay. Các ống kính đời mới chỉ dành cho máy số thì hầu hết không có vòng chỉnh khẩu tay này.
Nói chung như đã trình bày, trên đây là một số thứ liên quan đến khẩu, nếu bạn biết rồi thì đọc cho vui, còn chưa biết thì coi như biết thêm vài thứ để có thể “chém gió” lúc cà phê hay khè newbie như tui.
7/2015
Share this:
Related
Từ khóa » Khép Khẩu
-
Khép Khẩu Càng Nhỏ ảnh Sẽ Càng Nét ?? Không, Bởi Vì Diffraction
-
Những Điểm Cơ Bản Về Máy Ảnh #1: Khẩu độ
-
[Bài Học 3] Tìm Hiểu Về Khẩu Độ
-
Khẩu độ Máy ảnh, ống Kính Là Gì? Có ý Nghĩa Thế Nào Khi Chụp ảnh?
-
Khép Khẩu Nhiều Hay ít Khi Chụp ảnh ? | IZdesigner
-
Khẩu độ Là Gì? Có ý Nghĩa Gì Trong Nhiếp ảnh?
-
Series Hiểu Về Phơi Sáng: Khẩu độ - Blogs Các Sản Phẩm Công ...
-
Khẩu độ Là Gì? Tìm Hiểu Về Khẩu độ Của ống Kính Máy ảnh | Aphoto
-
Hiệu ứng Tia Của ống Kính Và Những điều Chưa Biết - Binh Minh Digital
-
Khẩu độ (Aperture) Máy ảnh Là Gì? Nó Có ý Nghĩa Thế Nào Trong ...
-
Kiến Thức Nhiếp ảnh Cơ Bản “Khẩu độ - Tốc độ - ISO ” | Anh Đức Digital
-
Tổng Hợp ống Kính Có Tia đẹp Khi Khép Khẩu | Aphoto
-
Khẩu độ Là Gì? - Tự Học Chụp ảnh Cho Người Mới